
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016
Nghiên cứu phản ứng khâu mạch quang hóa của một số hệ khâu mạch quang trên cơ sở nhựa epoxy biến tính dầu ve
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
II. Nhựa epoxy
II.1. Khái niệm
Nhựa epoxy là hợp chất hữu cơ cao phân tử trong phân tử có các nhóm epoxy.
Ưu điểm quan trọng của nhưạ epoxy là:
• Có thể đóng rắn từng phần và lưu lại ở trạng thái đó.
• Ít co ngót trong quá trình đóng rắn.
Nhựa có hoạt tính hóa học cao, sau khi đóng rắn có khả năng chống ăn
mòn, có tính chất cơ lí,chịu nhiệt và cách điện cao, có khả năng bám dính tốt với
nhiều chất nền. Vì những ưu điểm nổi bật đó mà nhựa epoxy ngày càng được
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi.
II.1.1. Các đặc trưng của nhựa epoxy[2]
• Hàm lượng nhóm epoxy (HLE): Là trọng lượng của nhóm epoxy có trong
100 gam nhựa.
• Đương lượng epoxy (ĐLE): Là lượng nhựa tính theo gam chứa một đương
lượng epoxy.
• Hai giá trị HLE và ĐLE của hợp chất có nhóm epoxy đầu mạch liên quan
đến nhau theo công thức:
.
100
HLE = 43 LE
D
Trong đó: 43 là trọng lượng phân tử của nhóm epoxy đầu mạch.
II.1.2. Lịch sử nghiên cứu và phát triển nhựa epoxy [2,23,30]
Hợp chất epoxy được phát triển vào thế kỉ 19. Từ năm 1909 nhà hóa học
Nga Prizaev đã phát hiện ra khả năng phản ứng của olephin với axit
peroxybenzoic tạo thành vòng epoxy. Năm 1934 nhà hóa học Đức Schlack P.
cho công bố bằng sáng chế về phản ứng tổng hợp polyamin có trọng lượng phân
tử lớn từ amin và các hợp chất chứa nhóm epoxy. Đến năm 1938 Pierre Castan
Nguyễn Thị Loan-K33D
5
Khoa Hóa Học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
nhà hóa học Thụy Sĩ, đã tổng hợp được nhựa epoxy và đưa vào áp dụng trong
công nghiệp. Ông đã công bố bằng sáng chế mô tả phương pháp điều chế
diglyxidyl ete từ bisphenol A, epyclohidrin và đã phát hiện ra tính chất quý báu
của nhựa thu được là có độ bám dính tốt với nhiều loại vật liệu sau khi đóng rắn
bằng anhiđrit phtalic.Vào năm 1946 nhựa epoxy thương phẩm đầu tiên được
hãng CIBA đưa ra thị trường thế giới.
Từ sau phát hiện của P.Castan và S.O.Greenlee về giá trị và tính năng của
nhựa epoxy trong khoảng 1940 – 1950, hãng Shell Chemical (Mỹ) và Ciba
Geigy (Thụy Sĩ) đã đầu tư sản xuất nhựa epoxy trên qui mô lớn. Năm 1994, tổng
sản lượng và khối lượng tiêu thụ nhựa epoxy trên thế giới khoảng 6,01 triệu
tấn.Trong khoảng thời gian từ 1992-1997 tốc độ tăng trưởng thụ epoxy hàng
năm khoảng 3% ở Mỹ, 2,5% ở Tây Âu, 4% ở Nhật Bản, tính trung bình cả 3
vùng hợp lại là 3,1%-3,2%. Mỹ là nước xuất khẩu nhựa epoxy chủ yếu.
Tiêu thụ nhựa epoxy trên thế giới năm 2001 đạt 1,2 triệu tấn, trong đó châu
Á 48%, Bắc Mỹ 24%, Tây Âu 23%.
Mức tăng trưởng tiêu thụ nhựa epoxy hàng năm trong giai đoạn 2000-2010
khoảng 4%/năm. Trong đó các nước Trung Quốc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản là
những nước có mức tăng trưởng tiêu thụ nhựa epoxy lớn nhất.
Trung Quốc là nước tiêu thụ nhựa epoxy thứ 3 thế giới và nhiều nhất Châu
Á. Năm 2000, Trung Quốc tiêu thụ hơn 150000 tấn nhựa epoxy, trong đó nhập
khẩu khoảng 120000 tấn, sản xuất được 48000 tấn.
Ở nước ta, nhựa epoxy cũng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp sơn, vecni, vật liệu compozit,… Viện Kĩ Thuật Nhiệt Đới đã
và đang ứng dụng có kết quả tốt nhiều loại sơn bảo vệ chống ăn mòn, vật liệu
bảo vệ polyme compozit, sơn cách điện cấp F,… trên cơ sở nhựa epoxy.
Nguyễn Thị Loan-K33D
6
Khoa Hóa Học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
II.2. Các phương pháp điều chế nhựa epoxy
II.2.1. Tổng hợp nhựa epoxy từ epiclohidrin (ECH)
- Tổng hợp nhựa epoxy bằng phản ứng của hydroxyl phenol với ECH
+ Ngưng tụ kiềm epyclohidrin và bisphenol A
Phản ứng xảy ra qua 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Nhóm hydroxyl của bis phenol A kết hợp với nhóm epoxy của
epyclohdrin trong môi trường kiềm.
CH3
HO
C
OH
+ 2
CH2Cl
NaOH
CH
CH2Cl
O
CH3
CH3
ClH2C
CH
O
OH
C
CH2
O
OH
CH3
• Giai đoạn 2: Clohidrin glycol tạo thành chứa nhóm hdroxyl ở vị trí số 2 so với
nguyên tử clo. Vì vậy clohdrin dễ tách ra tạo thành nhóm epoxy mới theo cơ chế
tách HX
CH3
ClCH2
CH
C
O
OH
O
CH2
CH3
CH
CH2Cl
NaOH
OH
CH3
CH2
CH
O
O
C
O
CH2
CH2
CH
+ 2NaCl
+ 2H2O
O
CH3
Điepoxy lại có thể tác dụng với bisphenol A và epyclohidrin tạo thành hợp chất
có khối lượng phân tử cao hơn.
Nguyễn Thị Loan-K33D
7
Khoa Hóa Học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Trong điều kiện tỉ lệ epyclohđrin/bisphenol A bằng 2,15 – 1,2mol/l sẽ tạo thành
nhựa có độ chảy mềm từ 10-1550C, trọng lượng phân tử từ 500-4500.
Phản ứng tổng hợp epoxynovolac từ nhựa novolac và pyclohidrin, phản ứng
giữa amin đa chức với epyclohidrin tạo ra nhiều loại nhựa có ứng dụng quan
trọng như nhựa triglycydyl của 4- aminophenyl, tetraglycydyl dẫn xuất từ 4,4’điamino điphenyl metan xảy ra tương tự như trên.
Loại nhựa này có khả năng đóng rắn nhanh do ảnh hưởng tăng cường của
amin bậc 3.
II.2.2. Tổng hợp nhựa epoxy bằng phản ứng epoxy hóa hợp chất chứa liên kết
đôi.
Trong quá trình phản ứng, liên kết đôi trong phân tử các chất tham gia được
chuyển thành nhóm epoxy trong các điều kiện phản ứng khác nhau.
- Epoxy hóa liên kết đôi bằng axit hypoclohydric (dùng trong phòng thí
nghiệm)
CH
CH
+ HOCl
CH CH
xt
-HCl
OH Cl
CH CH
O
- Epoxy hóa liên kết đôi bằng peraxit
+ Phương pháp 1 giai đoạn hay phương pháp epoxy hóa tức thời (Insitu): Theo
phương pháp này peraxit vừa được hình thành lập tức tác dụng với liên kết đôi
tạo thành nhóm epoxy. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình epoxy
hóa dầu đậu và cao su thiên nhiên bằng axit perfomic (PF):
• Epoxy hóa dầu đậu bằng PF xảy ra theo sơ đồ sau:
HCOOH + H2O2
HCOOOH +
CH
HCOOOH + H2O
CH
CH CH
O
+ HCOOH
Phản ứng tiến hành ở nhiệt độ 50-700C.
Nguyễn Thị Loan-K33D
8
Khoa Hóa Học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
• Epoxy hóa cao su bằng PF:
Cũng như trong trường hợp epoxy hóa dầu thực vật bằng PF, tác nhân epoxy
hóa liên kết đôi isopren trên mạch cao su là PF, được hình thành Insitu do tác
dụng của hidroperoxit với axit fomic. Khi tỉ lệ (mol) H2O2 / liên kết đôi isopren
tăng từ 1/1 đến 3/1 thì tốc độ tạo thành nhóm epoxy trên mạch cao su tăng lên.
+ Phương pháp 2 giai đoạn [5]:
Đầu tiên điều chế peraxit, sau đó dùng peraxit để epoxy hóa liên kết đôi.
Phương pháp này còn dùng để epoxy hóa dầu thực vật, cao su thiên nhiên. Cụ
thể epoxy hóa cao su và dầu thực vật bằng axit peraxetic (PA). Quá trình epoxy
hóa cao su lỏng trong điều kiện trên có thể xảy ra như sau:
O
*
CH3COOH
*
*
n
O
*
n
Ngoài ra, người ta còn tiến hành epoxy hóa dầu hạt cao su bằng H2O2 với xúc
tác amonimolipdat. Lượng xúc tác lớn làm tăng tốc độ phản ứng, đồng thời tăng
phản ứng mở vòng oxiran và các phản ứng phụ khác.
II.3 Biến đổi nhựa epoxy
II.3.1. Các phản ứng biến đổi theo nhóm epoxy
- Đặc điểm cấu tạo nhóm epoxy
Nhóm epoxy có công thức cấu tạo tổng quát như sau:
O
H
R1
C
H
C
R2
R1: Gốc hidrocacbon hoặc hidro
R2: Gốc hidrocacbon
Từ đặc điểm cấu tạo của nhóm epoxy, ta có thể thấy đây là một nhóm có
hoạt tính hóa học cao. Là vòng 3 cạnh có sức căng lớn, các liên kết của vòng
không có sự xen phủ cực đại của liên kết σ mà mang bản chất của liên kết π, nên
Nguyễn Thị Loan-K33D
9
Khoa Hóa Học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
nhóm epoxy có hoạt tính cao hơn ete thường nhiều. Các nhóm epoxy đầu mạch
có hoạt tính cao hơn các nhóm epoxy giữa mạch do ít ảnh hưởng của án ngữ
không gian.
Các hợp chất chứa nhóm epoxy có thể tham gia phản ứng khâu mạch bằng
phương pháp nhiệt hoặc ở nhiệt độ thường khi có mặt xúc tác và bằng phương
pháp quang hóa thông qua phản ứng mở vòng epoxy.
- Mở vòng epoxy bằng bazơ, amin
+ Mở vòng bằng bazơ
O
O-
OH
-
OH
1000C
CH2OH
H2O
OH-
CH2OH
+ Mở vòng bằng amin
R CH
CH2
+ R/
O
R CH CH2
NH2
NHR/
OH
/
R CH CH2 NHR + CH2 CH R
O
OH
R CH CH2
OH
NR CH2
CH R/
OH
- Mở vòng nhóm epoxy bằng axit
Theo hướng này đã thực hiện phản ứng acrylat hóa cao su và dầu thực vật
khi không có xúc tác và có xúc tác.
+ Acrylat hóa không có xúc tác: Phản ứng acrylat hóa cao su và dầu thực vật tiến
hành trong toluen, ở tỉ lệ (mol) [axit acylic]/[epoxy]=30, nhiệt độ 400C có bậc
phản ứng bằng 1. Các kết quả cho thấy do hiệu ứng không gian phản ứng acrylat
hóa CSTNE mạch thẳng có tốc độ nhanh hơn và hiệu suất cao hơn (97%) so với
cao su vòng epoxy hóa (60%).
+ Acrylat hóa có xúc tác: Phản ứng acrylat hóa cao su được thực hiện ở tỉ lệ
(mol) [axit acrylic] / [epoxy]=1. có mặt xúc tác tetrabutyl amoni bromit (TBAB)
Nguyễn Thị Loan-K33D
10
Khoa Hóa Học

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét