
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016
Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa Hóa học
Hiện nay việc dạy học, KT - ĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là một
vấn đề mới mẻ và khó khăn đối với giáo viên. Vì:
+ Việc đổi mới chương trình, SGK theo nghị quyết 40/2000 QH của
quốc hội đã được triển khai chưa lâu. Chuẩn kiến thức, kĩ năng còn mới so
với nhiều GV và cán bộ quản lí chỉ đạo.
+ Lần đầu tiên chương trình hóa học Việt Nam được thiết kế ở mức độ
chuẩn và mức độ nâng cao. SGK về cơ bản đã viết theo chuẩn nhưng cũng có
một số điểm chưa theo được chuẩn kiến thức - kĩ năng.
Do đó dạy học và KT- ĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng góp phần thực
hiện đổi mới chương trình và SGK là một việc làm thiết thực. Chương Đại
cương kim loại là phần nội dung kiến thức rất quan trọng trong chương trình
THPT. Trong các đề thi tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học, Cao đẳng, các
câu hỏi về nội dung kim loại chiếm một số lượng đáng kể. Nội dung kiến thức
về kim loại có rất nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống và sản xuất. Vì vậy
nghiên cứu kĩ về chủ đề này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu so sánh nội
dung và đánh giá kết quả học tập Hóa học 12 trường THPT phần Đại
cương kim loại”. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tập chung nghiên cứu một
phần trong chương trình lớp 12 để từ đó có thể tiếp tục nghiên cứu những
phần còn lại của chương trình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh chương trình, SGK, SGV, đánh giá kết quả học tập
nhằm thiết kế đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Hóa học 12 THPT
phần Đại cương kim loại góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học theo
chương trình và SGK mới.
Nguyễn Thị Liễu
2
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa Hóa học
3. Giả thuyết khoa học
Nếu phân tích và làm sáng tỏ được sự giống nhau và khác nhau về nội
dung chương trình, nội dung SGK Hóa học 12, nắm được định hướng đổi mới
đánh giá kết quả học tập, qui trình thiết kế đề kiểm tra theo định hướng đổi
mới đánh giá thì sẽ đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng tốt hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá kết quả học tập của HS phần kim loại
(chương 5: Đại cương kim loại) SGK Hóa học 12 ban cơ bản và nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1.1. Cơ sở lí luận
a. Chương trình Hóa học phổ thông: Chương trình chuẩn và nâng cao.
b. SGK Hóa học.
c. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học ở trường THPT.
5.1.2. Cơ sở thực tiễn
a. Thực tiễn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
ở trường THPT đặc biệt lớp 12 hiện nay.
b. Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc tập huấn chỉ
đạo dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
5.2. Nghiên cứu so sánh nội dung chương trình, SGK, SGV và đánh giá
kết quả học tập Hóa học 12 trường THPT phần Đại cương kim loại.
a. So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa chương trình chuẩn và
chương trình nâng cao Hóa học 12.
b. So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa SGK Hóa học12 và
SGK Hóa học 12 nâng cao.
Nguyễn Thị Liễu
3
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa Hóa học
c. So sánh chuẩn kiến thức, kĩ năng phần Đại cương kim loại giữa
chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12.
d. So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa chuẩn kiến thức, kĩ
năng với nội dung SGK, SGV ở từng nội dung cụ thể ở mỗi chương trình
chuẩn và chương trình nâng cao.
e. So sánh về đánh giá kết quả học tập phần Đại cương kim loại giữa
chương trình chuẩn và nâng cao Hóa học 12.
5.3. Thiết kế đề kiểm tra phần Đại cương kim loại theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng và định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học ở
trường THPT
a. Định hướng chung khi thiết kế đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng và định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học ở trường
THPT.
b. Thiết kế đề kiểm tra cụ thể: Đề kiểm tra 15 phút và 45 phút theo
chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
5.4. Thử nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu chương trình, sách báo, tài liệu có liên quan. Từ đó phân tích,
tổng hợp để rút ra điểm giống nhau và khác nhau giữa chương trình và SGK,
chuẩn kiến thức, kĩ năng cùng một nội dung Đại cương kim loại Hóa học 12
trường THPT. Tìm hiểu định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, theo dõi việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trường phổ
thông; nghiên cứu đề kiểm tra, thi tốt nghiệp, thi đại học… và rút ra nhận xét.
Nguyễn Thị Liễu
4
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa Hóa học
6.3. Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Thử nghiệm đề kiểm tra ở cùng trường hoặc ở hai trường THPT khác
nhau ở hai lớp ban cơ bản và nâng cao khoa học tự nhiên.
6.4. Phương pháp thống kê
Xử lí phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
7. Cái mới của đề tài
Nghiên cứu so sánh làm sáng tỏ được:
- Sự giống nhau và khác nhau về nội dung chương trình, chuẩn kiến thức,
kĩ năng, SGK và đánh giá kết quả học tập giữa chương trình chuẩn và nâng
cao phần Đại cương kim loại Hóa học 12.
- Sự phù hợp và khác biệt giữa SGK và SGV với chuẩn kiến thức, kĩ
năng phần Đại cương kim loại Hóa học 12.
Nêu một số nét về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng qua quan sát, trao đổi, phân tích một số đề kiểm tra và sự chỉ
đạo dạy học, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ giáo dục và đào
tạo.
Thiết kế được một số đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo định
hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Hóa học.
Đã đưa đề kiểm tra thử nghiệm ở trường phổ thông để kiểm nghiệm,
đánh giá HS.
Nguyễn Thị Liễu
5
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa Hóa học
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Phần 1: Cơ sở lí luận
1.1. Chương trình Hóa học phổ thông
1.1.1. Vị trí
Môn Hóa học là môn học trong nhóm môn tự nhiên. Môn Hóa học cung
cấp cho HS tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, mối liên hệ qua
lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Những tri thức này
giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, phát triển năng lực nhận
thức, năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng
động, sáng tạo.
1.1.2. Mục tiêu
1.1.2.1. Chương trình chuẩn: Hóa học nhằm giúp HS đạt được:
a. Về kiến thức: HS có được hệ thống kiến thức Hóa học phổ thông cơ
bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ sở
Hóa học chung; Hóa học vô cơ; Hóa học hữu cơ.
b. Về kĩ năng: HS có được hệ thống kĩ năng hóa học phổ thông cơ bản
và thói quen làm việc khoa học gồm: Kĩ năng học tập hóa học; kĩ năng thực
hành hóa học; kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học.
c. Về thái độ: HS có thái độ tích cực như:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở phân tích khoa học.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.
- Ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào cuộc sống và vận
động người khác cùng thực hiện.
Nguyễn Thị Liễu
6
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa Hóa học
1.1.2.2. Chương trình nâng cao
Ngoài mục tiêu chung được xác định trong chương trình chuẩn, chương
trình nâng cao THPT môn Hóa học còn giúp HS đạt được:
- Hệ thống kiến thức hóa học phổ thông tương đối hoàn thiện, hiện đại,
từ đơn giản đến phức tạp; hệ thống kĩ năng hóa học phổ thông tương đối
thành thạo và thói quen làm việc khoa học.
- Trên cơ sở đó giúp HS phát triển tư duy Hóa học và năng lực sáng tạo
để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về Hóa học và khoa học tự nhiên.
1.1.3. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
1.1.3.1. Quan điểm chung
Chương trình chuẩn và nâng cao môn Hóa học ở trường phổ thông được
xây dựng và phát triển trên cơ sở các quan điểm chung sau đây:
a. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông.
b. Đảm bảo tính phổ thông cơ bản, hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ
thống tri thức của khoa học Hóa học.
c. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hóa học.
d. Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo
hướng dạy và học tích cực.
e. Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học.
f. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình Hóa học trong
nước và thế giới.
g. Đảm bảo tính phân hóa trong chương trình Hóa học phổ thông.
1.1.3.2. Một số điểm khác biệt trong chương trình nâng cao
Quan điểm phát triển chương trình nâng cao THPT môn Hóa học bảo
đảm phù hợp và nhất quán với quan điểm phát triển chương trình chuẩn.
Ngoài ra cần chú ý một số điểm khác biệt sau:
Nguyễn Thị Liễu
7
Khóa luận tốt nghiệp

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét