
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016
Nghiên cứu thành phần glucolipit từ cây gừa (ficus microcapa)
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp
Nhiệm vụ của đề tài:
1. Thu mẫu lá cây gừa (Ficus microcapa), xử lí mẫu và tạo dịch chiết
metanol.
2. Tách chiết các hợp chất glucolipit.
3. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất đã tách, chiết được.
Trần Thị Hồng
2
K33C - Khoa Hóa học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp
Chương 1: Tổng Quan
1.1. Tổng quan về cây Gừa
1.1.1. Thực vật học
Tên khoa học: Ficus microcapa.
Tên tiếng việt : Gừa
Họ: Dâu tằm - Moraceae
Cây gỗ to, cao 15 20m, có rễ khí sinh mọc từ cành. cành non có cạnh,
sau hình trụ, màu xám tro. lá mọc so le, dày và dai, dài 6 18cm, rông 3 8
cm, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới
nhạt, 2 mặt nhẵn, lá non có lông trắng mềm, lá kèm nhỏ.
Cụm hoa có dạng quả sung, mọc ở kẽ lá, gần như không cuống chứa
hoa đực và hoa cái.
Quả màu vàng, có vân đỏ, mùa hoa quả tháng 5 7.
Hình 1.1.1: Lá và quả cây Gừa.
Trần Thị Hồng
3
K33C - Khoa Hóa học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp
1.1.2. Phân bố, sinh thái.
Ficus L. là 1 chi lớn gồm rất nhiều loài. hiện nay ước tính trên thế giới
có khoảng 1000 loài, phân bố rộng rãi ở tất cả các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới của 2 bán cầu, phân bố nhiều nhất ở Malaysia (có mặt 50% tổng số loài).
Việt Nam, chi Ficus L. được ước tính có tới 120 loài (Nguyễn Tiến
Bân,1997) và được phân bố rộng rãi. Gừa thuộc nhóm cây gỗ lớn, phân bố rải
rác ở khắp các tỉnh miền nuí, trung du, đồng bằng và các đảo. trên thế giới
loài cây này cũng gặp ở nhiều nơi từ Ân Độ, Srilanka, Nam Trung Quốc đến
Đông Dương, các nước Đông Nam á, đảo Solomon, Caroline,Australia
Việt Nam Gừa thường thấy trong các quần hệ rừng núi đá, rừng thứ sinh
nhất là ở vùng ven biển và đảo. Cây cũng được trồng xung quanh làng bản, nơi
công cộng để lấy bóng mát. Khi còn nhỏ cây có thể ở dạng sống phụ sinh
(trên đá hay cây gỗ khác). Sau lớn dần bóp nghẹt cây giá để trở thành cây gỗ
lớn với nhiều rễ khí sinh buông xuống từ cành. Gừa ra hoa quả nhiều hàng
năm. quả chín là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim rừng. Do đó hạt được
phát tán dễ dàng đi khắp nơi. Hạt rơi vào các kẽ đá, hốc cây đều có khả năng
nảy mầm. tuổi thọ của Gừa có thể hàng trăm năm, gỗ nhẹ và mềm nên ít được
sử dụng.
Bộ phận được sử dụng: rễ và lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi
khô.
Tính vị, công năng:
- Rễ Gừa có vị đắng, chát, tính bình, mát, có tác dụng khử phong, thanh
nhiệt, hoạt huyết, giải độc.
-Lá Gừa có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, giải
nhiệt, lý thấp.
Trần Thị Hồng
4
K33C - Khoa Hóa học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp
1.1.3. Công dụng
Theo kinh nghiệm nhân dân, 1 số người bốc thuốc chữa bệnh ở tỉnh
Minh Hải đã dùng rễ Gừa phối hợp với nhiều vị thuốc để chữa bệnh sỏi thận.
Cách bào chế như sau: rễ Gừa 30g, rễ nhàu 20g, thân cây muồng trâu
20g, cây thài lài trắng 10g, vỏ thân cây chân chim 10g, lõi cỏ bấc 4g. Tất cả
thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml nước. Uống làm 2 lần
trong ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 5-7 ngày.
Dùng chữa bệnh liệt nửa người từ rễ Gừa như sau: rễ gừa 30g, rễ nhàu
non hoặc vỏ, thân cây nhàu già 20g, cây trinh nữ 20g.
Trung Quốc, rễ Gừa được dùng chữa cảm cúm, ho gà, sởi mọc không
đều, viêm kết mạc, đau mắt hột, đau phong thấp, chảy máu cam, đi tiểu ra
máu. Để chữa đau răng lấy tua rễ Gừa, bồ kết với lượng bằng nhau, sắc với
nước, ngậm không được uống.
Lá Gừa chữa vết thương do đâm, chém, cảm cúm, viêm amidan, viêm
phế quản mãn tính, kiết lị, viêm ruột.
Nhựa, mủ từ cây Gừa pha với giấm bôi ngoài để chữa hắc lào, tràng
nhạc.
1.1.4. Thành phần hoá học
Vỏ cây Gừa chứa 14 chất tritecpenoid, 1 ancol béo, 8 chất steroit, 1 chất
coumarin, 1 chất flavan, 2 chất 4-hydroxybenzoat và 1 chất tương tự
carotenoid (Kuo Yueh Hsiung và cs, 1997; CA. 127,231875w).
Vỏ chứa ficuisoflavon và iso lupinisoflavon E. (Theo Li Yen Cheng và
cs, 1997) (CA. 126, 142027a).
Trần Thị Hồng
5
K33C - Khoa Hóa học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp
Quả chứa amyrin acetat, amyrin, acid maslinic, acid 2
hydroxyursolic, acid oleanolic, sitosterol và acid protocatechuic (Higa
Mastutake và cs, 1996; CA. 126, 318827p).
1.2. Các phương pháp chiết mẫu thực vật
Sau khi tiến hành thu hái và làm khô mẫu, tuỳ thuộc vào đối tượng chất
có trong các mẫu khác nhau (chất không phân cực, chất có độ phân cực trung
bình, chất phân cực) mà ta chọn dung môi và hệ dung môi khác nhau
1.2.1. Chọn dung môi chiết
Điều kiện của dung môi là phải hoà tan được những chất chuyển hoá
thứ cấp đang nghiên cứu, dễ dàng được loại bỏ, có tính trơ (không phản ứng
với chất nghiên cứu), không dễ bốc cháy, không độc.
Thường thì các chất chuyển hoá thứ cấp trong cây có độ phân cực khác
nhau. Tuy nhiên những thành phần tan trong nước ít khi được quan tâm. Dung
môi dùng trong quá trình chiết ít khi được quan tâm và cần phải được lựa chọn
rất cẩn thận.
Dung môi nếu lẫn các tạp chất thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và
chất lượng của quá trình chiết. Vì vậy những dung môi này cần được chưng
cất để thu được dạng sạch trước khi sử dụng. Có một số chất dẻo thường lẫn
trong dung môi như: diankyl phtalat, tri-n-butyl photsphat và tri-n-butyl
axetylcitrar. Những chất này có thể lẫn với dung môi trong quá trình sản xuất
hoặc trong khâu bảo quản như trong các nút đậy bằng nhựa hoặc trong các
thùng chứa.
Methanol và chlorofrom thường chứa dioctylphtalat [di-(2-etylhexyl)
phtalat hoặc bis-2-etylhexyl-phtalat]. Chất này sẽ làm sai lệch kết quả phân
lập trong các quá trình nghiên cứu hoá thực vật, thể hiện hoạt tính trong thử
nghiệm sinh học và có thể làm bẩn dịch chiết của cây. Chlorofrom, metyl
Trần Thị Hồng
6
K33C - Khoa Hóa học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp
clorit và methanol là những dung môi thường được lựa chọn trong quá trình
chiết sơ bộ một phần của cây như: Rễ, thân, lá, hoa, củ, quả
Những tạp chất của chlorofrom như CH2ClBr, CH2Cl2 có thể phản ứng
với vài hợp chất như các ancaloit tạo muối bậc 4 và những sản phẩm khác.
Tương tự như vậy, sự có mặt của một lượng nhỏ axit clohidric (HCl) cũng có
thể gây ra sự phân huỷ, sự khử nước hay sự đồng phân hoá với các hợp chất
khác. Chlorofrom có thể gây tổn thương cho gan và thận nên khi làm việc với
chất này cần thao tác cẩn thận và khéo léo ở nơi thoáng mát và phải đeo mặt
nạ phòng độc. Metylen clorit ít độc hơn và dễ bay hơi hơn chlorofrom.
Methanol và etanol 80% là những dung môi phân cực hơn các
hidrocacbon thế clo. Các dung môi thuộc nhóm rượu được cho rằng sẽ thấm
tốt hơn lên màng tế bào nên quá trình chiết với các dung môi này sẽ thu được
lượng lớn các thành phần trong tế bào. Trái lại, khả năng phân cực của
chlorofrom thấp hơn, nó có thể rửa giải các chất nằm ngoài tế bào. Các ancol
hoà tan phần lớn các chất chuyển hoá phân cực cùng với các hợp chất phân
cực trung bình và thấp. Vì vậy khi chiết bằng ancol thì các chất này cũng bị
hoà tan đồng thời. Thông thường dung môi cồn trong nước có những đặc tính
tốt nhất cho quá trình chiết sơ bộ.
Tuy nhiên cũng có một vài sản phẩm được tạo thành khi dùng methanol
trong suốt quá trình chiết. Thí dụ trechlonolide A thu được từ trechonaetes
aciniata được chuyển thành trechonolide B bằng quá trình phân huỷ
1-hydroxytropacocain cũng xảy ra khi erythroxylum novogranatense được
chiết trong methanol nóng.
Người ta thường ít sử dụng nước để thu được dịch chiết thô từ cây mà
thay vào đó là dùng dung dịch nước của methanol.
Dietyl ete hiếm khi được dùng cho các quá trình chiết thực vật vì nó rất
dễ bay hơi, dễ bốc cháy và rất độc, đồng thời nó có xu hướng tạo thành peroxit
Trần Thị Hồng
7
K33C - Khoa Hóa học

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét