Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Thiết kế và sử dụng một số nội dung mô phỏng trong SGK hóa học 12 nâng cao

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Hoá học Nghiên cứu một số phần mềm mô phỏng để lựa chọn phần mềm phù hợp. Xây dựng một số nội dung mô phỏng trong SGK hóa học lớp 12 nâng cao. Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau : Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: + Nghiên cứu giáo trình lí luận dạy học, giáo trình PPDH Hoá học. + Nghiên cứu SGK Hoá học lớp 12 nâng cao. + Nghiên cứu vai trò của CNTT trong quá trình dạy học. + Nghiên cứu tài liệu hƣớng dẫn sử dụng phần mềm Macromedia Flash. Phƣơng pháp điều tra: điều tra thực trạng dạy học môn Hoá học ở trƣờng phổ thông hiện nay, việc sử dụng các phƣơng tiện trực quan, các thiết bị nghe nhìn và đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông. Phƣơng pháp chuyên gia: xin ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các chuyên gia tin học để hoàn thiện đề tài. Phƣơng pháp thiết kế các mô phỏng bằng phần mềm Macromedia Flash trong quá trình dạy học. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nội dung mô phỏng đã thiết kế trong dạy học Hóa học lớp 12 nâng cao. Phƣơng pháp thống kê: xử lý kết quả thu đƣợc từ quá trình điều tra, đánh giá kết quả của giờ dạy có sử dụng các nội dung mô phỏng. 6. Giả thuyết khoa học Nguyễn Thu Trang 11 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Hoá học Nếu thiết kế, sƣu tầm đƣợc các nội dung mô phỏng trong SGK Hóa học lớp 12 nâng cao có chất lƣợng tốt và biết cách khai thác, sử dụng chúng trong các bài dạy thì chất lƣợng dạy và học sẽ đƣợc nâng cao. Nguyễn Thu Trang 12 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Hoá học CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Thực trạng dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông Hiện nay, phƣơng pháp chủ yếu đƣợc các giáo viên áp dụng để dạy học đó là phƣơng pháp “thuyết trình có đàm thoại”, đây là phƣơng pháp chƣa phát huy đƣợc tính tích cực chủ động tìm ra kiến thức mới ở học sinh, bản chất vẫn là thầy đọc trò chép và ghi nhớ. Đối với bộ môn Hóa học, đây là một bộ môn khoa học thực nghiệm nhƣng việc đƣợc học và làm các thí nghiệm thực tế vẫn còn bị hạn chế rất nhiều. Điều đó làm cho các bài giảng về hoá học nói chung và nội dung Hóa học lớp 12 nói riêng trở nên trừu tƣợng khó hiểu. Với thực trạng trên đòi hỏi phải đổi mới PPDH hoá học sao cho phù hợp theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của HS, làm cho các bài giảng sinh động hơn từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học góp phần đào tạo con ngƣời, xây dựng đất nƣớc ta ngày càng phát triển. 1.2. Nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta hiện nay Nƣớc ta đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nền giáo dục phát triển, đòi hỏi phải đổi mới PPDH. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của ngƣời học, coi trọng thực hành thực nghiệm, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay, đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử”. Điều đó cũng đƣợc thể hiện trong Luật giáo dục nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 02/12/1998 đã ghi rõ ở điều 24: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng Nguyễn Thu Trang 13 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Hoá học tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 1.3. Xu hƣớng chung của thế giới về đổi mới phƣơng pháp dạy học Thế giới đang có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự phát triển nhƣ vũ bão của ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, nên việc đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục của bất kì quốc gia nào. Và xu hƣớng của thế giới nói chung đang hƣớng vào việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu của CNTT vào lĩnh vực giáo dục. Các nƣớc đã chú trọng vào việc trang bị kiến thức về tin học cho GV và HS coi đây là nhiệm vụ chiến lƣợc trong phát triển giáo dục. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng cũng đã có những nỗ lực trong việc xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy các môn học. Tổ chức kết hợp phần mềm quốc gia – NSCU (National Software Coordination Unit) đƣợc thành lập đã cung cấp chƣơng trình giáo dục máy tính cho trƣờng trung học từ những năm 1984 – 1985. Ở Ấn Độ, ủy ban quốc gia về đào tạo và nghiên cứu giáo dục – NCERT (National Council of Education Research and Training) ở NewDehli đã thực hiện đề án Class (Computer Literacy and Studies in School). Đề án đã đề cập đến việc sử dụng máy tính khai thác các phần mềm tin học trợ giúp việc dạy học trong lớp, đồng thời coi trọng vai trò của máy tính nhƣ một công cụ ƣu việt đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phƣơng pháp luận. Các phần mềm tin học đƣa vào dạy học trong nhà trƣờng không thay thế SGK, mà chỉ vạch rõ con đƣờng để hình thành các loại kĩ năng khác nhau. Ở Nhật Bản, CNTT đặc biệt là việc khai thác các phần mềm tin học đƣợc dùng làm công cụ để trình bày kiến thức rèn luyện kĩ năng tiếp thu bài mới và giải quyết vấn đề đặt ra trong tiết học. Nhật Bản đã khẳng định việc Nguyễn Thu Trang 14 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Hoá học xây dựng và khai thác các phần mềm để dạy học, đặc biệt trong nhà trƣờng phổ thông điều đó đã kích thích tốt hứng thú học tập của ngƣời học, nâng cao chất lƣợng giảng dạy. 1.4. Cơ sở lí luận để đổi mới phƣơng pháp dạy học hóa học Đổi mới PPDH là một quá trình mang tính phƣơng pháp luận mà thực chất là một quá trình nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV và học tập của HS, giúp hình thành và phát triển các phẩm chất, nhân cách của con ngƣời Việt Nam hiện tại và tƣơng lai nhƣ trong định hƣớng mà các nghị quyết của Đảng đã chỉ ra. Phát huy tính tích cực sáng tạo từ ngƣời học, tạo điều kiện tốt cho HS phát triển một cách toàn diện. Đổi mới PPDH vì thế đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, sáng tạo, đồng thời phải bám sát thực tiễn cuộc sống hiện tại và tƣơng lai, tạo điều kiện để nền giáo dục nƣớc ta phát triển với việc đào tạo con ngƣời có trình độ cao. Ở nƣớc ta hiện nay đã và đang thực hiện quá trình đổi mới PPDH với việc triển khai một số phƣơng hƣớng đổi mới PPDH. 1.4.1. Các phương hướng hoàn thiện phương pháp dạy học ở nước ta 1.4.1.1. Hoàn thiện chất lượng các phương pháp dạy học hiện có bằng các cách sau: - Tăng cƣờng tính tích cực, chủ động, tìm tòi sáng tạo ở ngƣời học; phát huy tiềm năng trí tuệ, phát triển nhân cách và đặc biệt thích ứng một cách năng động với thực tiễn đổi mới. - Tăng cƣờng phát triển năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản xuất, xã hội. - Thực hiện quá trình chuyển trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa, cá thể hóa cao độ tiến lên theo nhịp độ cá nhân. Nguyễn Thu Trang 15 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Hoá học - Chuyển trọng tâm đầu tƣ công sức vào việc giảng giải kiến thức sang dạy phƣơng pháp học, trong đó chú trọng phƣơng pháp tự học cho HS. 1.4.1.2. Sáng tạo các phương pháp mới bằng các cách sau đây: - Liên kết nhiều PPDH đơn lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. - Liên kết nhiều PPDH với các phƣơng tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (phƣơng tiện nghe nhìn, máy vi tính...) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kĩ thuật, đảm bảo thu và xử lí các tín hiệu ngƣợc bên ngoài kịp thời chính xác. - Chuyển phƣơng pháp nghiên cứu khoa học thành PPDH đặc thù của môn học (ví dụ nhƣ phƣơng pháp thực nghiệm đối với các khoa học tự nhiên, phƣơng pháp GRAP dạy học, phƣơng pháp ALGORIT...). - Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trƣờng học và các môn học. - Sử dụng các PPDH với việc lấy HS làm trung tâm. Nhƣ vậy việc đổi mới PPDH phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, tránh sai lầm trong việc đổi mới phƣơng pháp, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của HS. 1.4.2 Một số phương pháp dạy học mới đang được áp dụng ở nước ta hiện nay 1.4.2.1.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Dạy học hướng vào người học” Dạy học với việc lấy “Học sinh làm trung tâm” đã trở thành một nhu cầu cấp thiết với việc lấy HS làm tiêu điểm, chú trọng hơn đến khả năng tiếp thu, sở thích, tâm lí chung của HS; chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội, làm tăng hứng thú học tập theo hƣớng tích cực từ HS. Bản chất của việc dạy học hƣớng vào ngƣời học: - Về mục tiêu: nhằm nâng cao cho HS khả năng thích ứng với đời sống xã hội, chú trọng đến nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi ích của HS. Nguyễn Thu Trang 16 Khoá luận tốt nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét