Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần hóa phi kim ban nâng cao trường trung học phổ thông

Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Mục tiêu GDBVMT ở trƣờng THPT 1.1.1. Mục tiêu chung 1.1.1.1. Về kiến thức - Bước đầu hiểu biết về thành phần hóa học của môi trường sống xung quanh ta (đất, nước, không khí) trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các chất hóa học: + Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất. + Sự biến đổi hóa học trong môi trường, hiểu biết về chất vô cơ và hữu cơ, thành phần, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế. Từ đó có hiểu biết về chất, về tính chất của các vật thể vô sinh, hữu sinh và một số biến đổi của chúng trong môi trường tự nhiên xung quanh. - Biết khái niệm ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm môi trường nước, tác hại của nó. + Ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của nó. + Ô nhiễm môi trường đất, tác hại của nó. - Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có vai trò của sản xuất hóa học, sử dụng hóa chất, chất thải trong sinh hoạt và sản xuất: + Hiểu được nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường: không khí, nước, đất và môi trường tự nhiên nói chung là do có các chất độc hại vô cơ và hữu cơ. Các chất này gây tác hại cho các đồ vật, các công trình kiến trúc, văn hóa, sức khỏe của con người, động vật, thực vật… + Hiểu được một số vấn đề về nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hóa học, sự oxi hóa sự cháy và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. + Hiểu được tính năng và tác dụng của một số tài nguyên thiên nhiên như: nước, quặng, dầu mỏ, than đá. Vấn đề khai thác, sử dụng và việc gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động khai thác. + Vấn đề ô nhiễm môi trường trong thực hành thí nghiệm hóa học ở trường THPT… Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Khóa luận tốt nghiệp - Biết được cơ sở hóa học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống: + Thu gom và xử lí chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình tiếp xúc, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học… + Hóa chất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. + Trồng nhiều cây xanh để điều hòa lượng khí CO2 tăng khí oxi giúp bảo vệ bầu không khí trong sạch. 1.1.1.2. Về kĩ năng - Biết được một số dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm. Nhận biết được một số chất hóa học gây ô nhiễm đất, nước, không khí. - Biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học. - Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống. - Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí góp phần bảo vệ môi trường. - Biết thực hiện một vài biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường trong học tập hóa học ở trường THPT. 1.1.1.3. Về thái độ - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. - Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường. 1.1.2. Mục tiêu GDBVMT qua các chủ đề Chủ đề Mục tiêu Môi trƣờng sống của Kiến thức: chúng ta - Biết được môi trường sống xung quanh chúng ta đều - Khái niệm môi trường do các chất tạo nên: đất, đá, quặng, nước (H2O), không - Môi trường tự nhiên khí (O2, N2, CO2, H2O). - Môi trường nhân tạo - Môi trường tự nhiên là môi trường chưa chịu tác động - Tài nguyên thiên nhiên của con người đó là môi trường sạch. - Môi trường nhân tạo là môi trường đã có tác động của Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 Khóa luận tốt nghiệp con người làm thay đổi thành phần cơ bản của đất, nước, không khí, sông, biển. - Tài nguyên thiên nhiên gồm các quặng sắt Fe2O3, Fe3O4 để luyện gang; lưu huỳnh, FeS2 để sản xuất H2SO4, phân bón hóa học; than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ… để làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp và đời sống… Ngoài ra còn có quặng boxit (Al2O3), quặng đồng, quặng kẽm… Thái độ - tình cảm: - Có ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp và có ý thức nhắc nhở mọi người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện. Kĩ năng – hành vi: - Nhận biết được môi trường sống của chúng ta dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có thành phần là các chất hóa học. - Tài nguyên thiên nhiên như nước, quặng, than đá, dầu mỏ… đều có thành phần là các chất vô cơ và chất hữu cơ. Chúng đều là nguồn năng lượng, nhiên liệu, vật liệu phục vụ trong đời sống và sản xuất. Quan hệ giữa con Kiến thức: ngƣời và môi trƣờng - Con người là một sinh vật trong môi trường được tạo - Con người là một nên từ các phân tử các nguyên tử. thành viên của trường môi - Môi trường cung cấp cho con người không khí (O2) để thở; H2O để uống và sinh hoạt; đất để trồng trọt, làm - Vai trò của môi trường nhà cửa; quặng, khoáng sản để chế tạo ra các vật đối với con người dụng… - Tác động của con - Con người và môi trường có mối quan hệ tác động người đối với môi qua lại với nhau: Con người là chủ thể tìm hiểu quy luật Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Khóa luận tốt nghiệp trường sự biến đổi giữa các chất trong môi trường và chịu sự - Dân số và môi trường; tác động của môi trường, mưa axit làm hư hại nhà cửa, công nghiệp, đô thị hóa cây trồng, công trình kiến trúc; nắng to, hạn hán gây ra và môi trường phản ứng đốt cháy rừng, gây cạn kiệt và ô nhiễm môi trường… - Con người có tác động tới môi trường: Sản xuất hóa chất, khai thác khoáng sản, khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên như gió, nước, mặt trời…làm cạn kiệt nguồn nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng môi trường. Sản xuất hóa học tạo ra các chất thải rắn, lỏng, khí làm ô nhiễm môi trường (tăng nồng độ khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính, tăng nồng độ các khí SO2, NO2…gây hiện tượng mưa axit, tăng khí CFC làm thủng tầng ozon… - Sự phát triển nền công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn tạo nên các chất thải, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Các chất thải đều thuộc loại các chất vô cơ, hữu cơ đã có tác động xấu tới môi trường không khí, đất, nước (biển, hồ, sông, ngòi). Thái độ - tình cảm: - Có thái độ tích cực trong việc làm giảm chất thải, thu gom chất thải, xử lí chất thải để chống ô nhiễm và vận động mọi người cùng thực hiện. Kĩ năng – hành vi: - Nhận biết được các chất phế thải do con người tạo ra và có biện pháp xử lí loại bỏ chất độc hại cho con người và sinh vật. Sự ô nhiễm và suy Kiến thức: thoái môi trƣờng - Sự ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất là do có Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 Khóa luận tốt nghiệp - Ô nhiễm môi trường: các chất làm thay đổi tính chất lí, hóa thành phần không nước, không khí, đất khí, đất, nước không có lợi cho sự sống của con người. - Chất thải - Các chất thải gồm rắn, lỏng, khí thuộc loại vô cơ và - Suy thoái rừng hữu cơ có những tính chất nhất định góp phần làm suy - Suy thoái đất thoái môi trường. - Suy giảm đa dạng sinh - Sự suy thoái rừng làm giảm công suất của một nhà học máy khổng lồ thu khí CO2 và tạo ra khí oxi. - Sự suy thoái đất làm giảm các chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm cho một số loài bị triệt tiêu dẫn đến giảm đa dạng sinh học. Tình cảm – thái độ: - Phản đối những hành vi vứt rác thải bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và các hành vi khác làm ô nhiễm môi trường. Kĩ năng – hành vi: - Xử lí chất thải độc hại để bảo vệ môi trường sống, tăng cường trồng rừng, trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Các biện pháp bảo vệ Kiến thức: môi trƣờng, phát triển - Biết các biện pháp xử lí chất thải, rác thải, nước thải bền vững trong công nghiệp. - Những quy định của - Biết sử dụng hóa chất hợp lí xử lí chất thải trong pháp luật về bảo vệ môi phòng thí nghiệm, trong đời sống hàng ngày. trường và phát triển bền - Biết cách sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón có hiệu vững. quả, tránh gây độc hại cho con người và sinh vật. - Các hoạt động bảo vệ - Biết cách sử dụng các thuốc sát trùng như nước Gia – môi trường ven, clorua vôi để khử trùng, tẩy uế giữ môi trường - Nhiệm vụ của học sinh trong sạch. Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 Khóa luận tốt nghiệp trong việc bảo vệ môi Thái độ - tình cảm: trường - Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường ở gia đình, trường học và cộng đồng. Kĩ năng – hành vi: - Nhận biết môi trường bị ô nhiễm, chất gây ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, - Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở khoa học Hóa học. - Xử lí chất thải khí, rắn, lỏng sau thí nghiệm hóa học trước khi đưa vào đường thoát nước chung của thành phố. 1.2. Sự cần thiết của việc GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trƣờng THPT 1.2.1. Môi trường và các chức năng chủ yếu của môi trường 1.2.1.1. Môi trường Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường 2005 sử dụng các định nghĩa: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Môi trường sống của con người được phân thành: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét