
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016
Biên soạn một chuyên đề phục vụ dạy học tự chọn và ôn luyện HSG môn sinh học ở trường THPT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CHUYÊN ĐỀ
1.1. NỘI DUNG DẠY CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
1.1.1.
Thời lƣợng dạy học tự chọn
- Cấp THCS: Có 2 tiết/tuần đối với tất cả các lớp [8].
- Cấp THPT: Lớp 10 có 4 tiết/tuần đối với ban cơ bản; 1,5 tiết/tuần đối
với ban KHTN, ban KHXH-NV; lớp 11 có 4 tiết/tuần đối với ban cơ bản, 1
tiết/tuần đối với ban KHTN và ban KHXH-NV; lớp 12 có 3 tiết/tuần [8].
1.1.2. Các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn
- Đối với THCS: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục (Tin
học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông) hoặc chủ đề tự chọn của các môn học [8].
- Đối với THPT:
+ Lớp 10, lớp 11 THPT:
Đối với ban KHTN và ban KHXH-NV: Toàn bộ thời lượng dạy
học tự chọn trong kế hoạch giáo dục được sử dụng để dạy học chủ đề tự chọn
bám sát nhằm ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho HS [1].
Đối với ban cơ bản, sử dụng thời lượng dạy học tự chọn theo một
trong hai cách sau đây:
Cách 1: Dạy học từ 1 đến 3 môn nâng cao trong số 8 môn có nội dung
nâng cao (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại
ngữ). Các môn này có thể dạy theo SGK nâng cao hoặc SGK chương trình
chuẩn kết hợp với các chủ đề tự chọn nâng cao. Thời lượng dạy học tự chọn
còn lại dành để dạy các chủ đề bám sát [1].
Nghiêm Thị Hường
11
K34A – Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Cách 2: Dạy tất cả các môn theo SGK chương trình chuẩn và chủ đề
bám sát của các môn học có trong kế hoạch giáo dục [1].
+ Lớp 12: Chọn các chủ đề nâng cao, bám sát thuộc các môn học có
trong kế hoạch giáo dục [9].
1.1.3. Tài liệu dùng để dạy học tự chọn
Tài liệu tự chọn do Bộ GD&ĐT ban hành; tài liệu tự chọn do các địa
phương tổ chức biên soạn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (tổ chức biên
soạn, thẩm định và báo cáo về Bộ trước khi sử dụng); SGK, sách tham khảo
và các thiết bị, phương tiện, băng, đĩa hình giáo khoa (theo từng chủ đề và
môn học tự chọn) [9].
1.2. CẤU TRÚC ĐỀ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT MÔN SINH
HỌC
1.2.1. Yêu cầu chung đối với đề thi [14]
- Đề thi chưa sử dụng.
- Đề thi phải nằm trong nội dung chương trình “Chương trình nâng cao
cấp THPT (lớp 10, lớp 11 và 08 tuần đầu lớp 12)”; phải đảm bảo tính chính
xác, khoa học, phân loại được trình độ HS; đề thi không trùng lặp với bất cứ
đề thi nào trong các cuộc thi trước.
- Độ khó của đề phân bố trên 3 mức độ: Mức biết - hiểu 30%; mức vận
dụng 40%; mức phân tích - tổng hợp 30%.
- Thang điểm qui về điểm 20 đối với tất cả các môn.
1.2.2. Cấu trúc đề thi
Đề thi phải nằm trong nội dung chương trình “Chương trình nâng cao
cấp THPT (lớp 10, lớp 11 và 08 tuần đầu lớp 12).
- Đề gồm 10 câu phân bố như sau [14]:
Nghiêm Thị Hường
12
K34A – Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Câu 1 (2 điểm): Phần Vi sinh vật học
Câu 2 (2 điểm): Cấu tạo và chức năng tế bào.
Câu 3 (2 điểm): Bài tập về Nguyên phân - Giảm phân - Thụ tinh.
Câu 4 (2 điểm): Quang hợp - Hô hấp.
Câu 5 (2 điểm): Trao đổi nước, khoáng - Sinh sản.
Câu 6 (2 điểm): Tiêu hoá - sinh sản. Hô hấp - Tuần hoàn.
Câu 7 (2 điểm): Di truyền và biến dị ở mức phân tử.
Câu 8 (2 điểm): Di truyền và biến dị ở mức tế bào.
Câu 9 (2 điểm): Các quy luật di truyền.
Câu 10 (2 điểm): Phương án thực hành.
- Đề thi 2 ngày được phân bố như sau:
Đề thi ngày thứ nhất [16]:
Số điểm
Số câu hỏi
Loại câu hỏi
tạo và chức năng)
4
2–3
Tự luận
2
Vi sinh học
3
2
Tự luận
3
Sinh học thực vật
6
3–4
Tự luận
4
Sinh học người và động vật
7
3–5
Tự luận
Số điểm
Số câu hỏi
Loại câu hỏi
3
2–3
Tự luận
TT
1
Các phân môn
Tế bào học (Phần 1 - Cấu
Đề thi ngày thứ hai [16]:
TT
1
Các phân môn
Tế bào học (Phần 2 - Sinh
học phân tử)
2
Di truyền học
7
3–5
Tự luận
3
Tiến hóa
4
2–3
Tự luận
4
Sinh thái học
6
3–4
Tự luận
Nghiêm Thị Hường
13
K34A – Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
1.3. TÌNH HÌNH DẠY, HỌC CÁC CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Kinh nghiệm và kết quả của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng: Tổ
chức dạy học tự chọn trong các trường học là giải pháp thực hiện dạy học
phân hóa triệt để nhất vì mang đến cơ hội lựa chọn cho từng người học [10].
Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học tự chọn đòi hỏi rất nhiều điều kiện:
Ngoài các môn học truyền thống, phải thiết kế và đưa vào chương trình GD
nhiều môn học khác để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS. Việc xây
dựng chương trình và biên soạn tài liệu dạy học cho các môn học như vậy đòi
hỏi rất nhiều thời gian. Phải thiết kế chương trình chuẩn và chương trình nâng
cao cho tất cả các môn học trong kế hoạch GD. Đồng thời, phải biên soạn
SGK và tài liệu dạy học khác cho cả 2 loại chương trình này. Những việc làm
trên đòi hỏi quá trình chuẩn bị nhiều năm. Cụ thể, phải chuẩn bị đội ngũ GV
cho các môn học mới đủ số lượng dạy theo nhóm nhỏ (khoảng 10HS/GV)
trong khi đó tỉ lệ này của chúng ta hiện nay là 25HS/GV mặc dù quy định là
20HS/GV. Phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành để có thể bố
trí các lớp học theo sự lựa chọn đa dạng HS (khoảng 10HS/phòng học) trong
khi tỉ lệ này của nước ta hiện nay là 55HS/phòng học [10].
Ngoài những điều kiện nêu trên, dạy học tự chọn còn đòi hỏi nhiều điều
kiện khác, trong đó có việc tăng tỷ suất đầu tư tính theo đầu HS, mà hiện nay
ta chưa đáp ứng được. Chính vì vậy, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT thì
trong điều kiện hiện nay của nước ta, phải thực hiện dạy học phân hóa bằng
Nghiêm Thị Hường
14
K34A – Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
phân ban kết hợp với dạy học tự chọn, tiến tới chủ yếu bằng tự chọn khi có
điều kiện [10].
Ông Lê Quán Tần - Vụ trưởng Vụ Trung học cho rằng: Thực hiện phân
hóa bằng phân ban có hạn chế là thiếu linh hoạt, chỉ phân hóa theo nhóm lớn,
nhưng không đòi hỏi số lượng GV cao và cơ sở vật chất quá cao so với khả
năng giải quyết hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, cần bắt đầu chuẩn bị để có
thể thực hiện dạy học tự chọn ở nước ta vào khoảng sau năm 2015 [10].
1.4. TÌNH HÌNH ÔN LUYỆN, THI HSG
Công tác thi HSG và tuyển chọn
, tập huấn đội tuyển thi quốc tế
của Việt Nam đang có vấn đề nên nhiều HS hiện nay “sợ” vào đội tuyển do
vậy đã dẫn đến sự giảm sút chất lượng đội tuyển HSG và HS quốc tế. Đó là
nhận định của nhiều nhà giáo, nhiều chuyên gia giáo dục tại hội thảo “Công
tác thi chọn HSG quốc gia, tuyển chọn và tập huấn các đội tuyển quốc gia dự
thi Olympic quốc tế và khu vực” diễn ra tại Hà Nội ngày 12/10/2011 [16].
Theo thống kê của Bộ GD &ĐT, năm 2006 Việt Nam chỉ có 38 giải
nhất trong kỳ thi HSG quốc gia , đến năm 2010 đã tăng lên 82 giải nhất; giải
nhì tăng từ 338 giải lên 442 giải, giải ba từ 749 giải lên 945 giải. Như vậy,
giải thưởng mỗi năm một tăng nhưng thiếu đỉnh cao [16].
Hơn nữa, về thành tích của đội tuyển quốc tế, cách đây khoảng 5 năm
về trước, thành tích của Việt Nam vào loại cao nhất trong khu vực Đông Nam
Á, nhưng đến nay thì các nước như Indonesia , Singapore đã đuổi kị p và vượt
qua chúng ta. Với môn Sinh học , trong 15 năm tham dự , chúng ta mới chỉ có
Nghiêm Thị Hường
15
K34A – Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
1 huy chương vàng duy nhất của 1 HS thuộc bảng B trong kỳ thi chọn HSG
quốc gia [16].
Những kết quả trên có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Tính thực dụng của HS và phụ huynh.
- Chế độ đãi ngộ đối với GV giảng dạy HSG.
- Thiếu đội ngũ GV giỏi một cách trầm trọng.
- Chính sách ưu đãi đối với người tài và đầu tư cơ sở vật chất chưa
tương xứng. Thậm chí, đến năm 2010 vẫn tồn tại nhiều tỉnh, thành và đơn vị
dạy, bồi dưỡng, chọn lọc HSG bằng những nội dung của năm 1990.
- Nội dung đề thi chọn HSG quốc gia có nhiều bất cập. Đề thi quốc gia
ra những bài tập di truyền đòi hỏi những kỹ thuật toán hoá một cách máy móc
và không hề xảy ra trong thực tế , trong khi các đề S inh học quốc tế chỉ sử
dụng toán thống kê xác suất để làm sáng tỏ quy luật di truyền.
Nghiêm Thị Hường
16
K34A – Sinh

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét