
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006)
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: TS. Lê Văn Túc
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 1996
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Đầu năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giành được
thắng lợi hoàn toàn, cả nước Việt Nam độc lập thống nhất, cùng thực hiện hai
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình hình mới tạo nên những cơ hội
và thách thức mới.
Một là, từ cuối những năm 70, lực lượng quân sự trên thế giới có sự
thay đổi, Liên Xô ngày càng lớn mạnh đã tạo được thế cân bằng vũ khí chiến
lược với Mỹ. Trong nội bộ hệ thống chủ nghĩa đế quốc có sự thay đổi cơ
bản.Tây Âu và Nhật Bản những trung tâm kinh tế mới nổi lên cạnh tranh với
Mỹ. Sau thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Hệ thống
XHCN trên thế giới được mở rộng.
Hai là, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đã trở thành
xu thế của thời đại, là mũi tiến công trực diện vào chủ nghĩa đế quốc làm suy
yếu một bộ phận trong sợi dây chuyền của CNTB. Những năm 1976-1986 Mỹ
và hệ thống tư bản chủ nghĩa bị rơi vào khủng hoảng kinh tế, bị lạm phát và
suy thoái.
Ba là, CNTB đứng đầu là Mỹ sau 7 năm tiến hành hòa hoãn ĐôngTây, từ năm 1978 Mỹ thúc đẩy chạy đua vũ trang gây căng thẳng với Liên
Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược “ Diễn biến hòa bình”. Trước
hết Mỹ lợi dụng triệt để sự bất đồng trong hệ thống XHCN, tiến hành bao
vây, cấm vận, cô lập hòng làm suy yếu Việt Nam và ủng hộ, nuôi dưỡng các
Lê Hữu Dũng
11
K34A – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: TS. Lê Văn Túc
thế lực thù địch trong nước tiến hành bạo động gây ra cuộc chiến tranh biên
giới Tây nam Việt Nam.
1.1.2 .Bối cảnh trong nước
Trong khi bối cảnh quốc tế tác động trực tiếp đến Việt Nam, cục diện
mới cũng tạo ra cho Việt Nam những thuận lợi và khó khăn đòi hỏi phải giải
quyết kịp thời. Việt Nam lúc này có những thuận lợi cơ bản là:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu Nước đã giành được thắng lợi trọn
vẹn, đem lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh, cả nước chung tay khắc phục hậu
quả chiến tranh, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đất nước hòa
bình, độc lập thống nhất, lại tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc cùng xây
dựng cơ sở vật chất đó là những thuận lợi cho việc quá độ đi lên CNXH trong
phạm vi cả nước.
Về đối ngoại, uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được nâng cao trên trường quốc tế. Đến ngày 19-8-1976, Việt Nam đã có
quan hệ ngoại giao với 97 nước trên thế giới, nhiều tổ chức quốc tế đã dặt
quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sẵn sàng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả
của chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống.
Thuận lợi to lớn, những khó khăn cũng hết sức nặng nề. Hậu quả của
30 năm chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn, lạc
hậu. Ở miền Nam hậu quả chiến tranh còn nặng nề hơn khi phải chịu sự tàn
phá trực tiếp của đế quốc Mỹ và tay sai.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã đặt nhiệm vụ phải giữ vững và
phát triển những thành quả cách mạng đã đạt được, khôi phục và phát triển
kinh tế, chống lại các thế lực thù địch, rút kinh nghiệm để xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH trong đó nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động đối
Lê Hữu Dũng
12
K34A – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: TS. Lê Văn Túc
ngoại thời kỳ này là: “ phải phá vỡ thế bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về
kinh tế của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch”(1).[7,tr 16].
1.2.Đƣờng lối và hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ
Đại hội VI (12-1986) đến Đại hội VIII (6-1996).
1.2.1.Đổi mới tư duy và hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
thời kì 1986-1989
Để góp phần đề ra chính sách đối ngoại trong Đại hội VI của Đảng
ngay từ ngày 6-12-986, Bộ Chính trị đẽ đề ra nghị quyết số 32 về tình hình
thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết đã khẳng định
những cố gắng về mặt đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã tăng
cường sự hợp tác toàn diện với các nước trong cộng đồng XHCN, góp phần
vào cuộc đấu tranh duy trì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và XHCN.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh xu thế của thời đại đang tiến đến một thế
giới hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
mỗi quốc gia.Tuy vậy, đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu bá chủ thế giới,
ráo riết chạy đua vũ trang. Tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân, Mỹ đang
cùng các thế lực phản động chống Việt Nam tìm mọi cách để khống chế, tiêu
diệt 3 nước Đông Dương.
Nghị quyết xác định chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt
Nam là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, góp
phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á và trên toàn thế giới,
củng cố quan hệ với Lào và Cămpuchia, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác
toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng động các dân tộc trên thế giới,
xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp
tác cùng phát triển.
Sau mấy năm chuẩn bị công phu, Đại hội VI của Đảng được tiến hành
từ ngày 5 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội.
Lê Hữu Dũng
13
K34A – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: TS. Lê Văn Túc
Đại hội VI (12-1986) đã giải quyết nhu cầu lịch sử đặt ra từ sau cuộc
kháng chiến chống Mỹ kết thúc mà Đại hội IV và Đại hội V còn chưa được
giải quyết được về cơ bản. Đó là tìm ra con đường để Việt Nam thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế- xã hội và tiến lên CNXH phù hợp với Việt Nam.
Đại hội VI cũng xác định nhiệm vụ đối ngoại “ ra sức kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại” Trong điều kiện mới là một quyết định đúng.
Một nhận thức mới của Đại hội VI và là quyết định đúng đắn của Đảng và
nhà nước Việt Nam.
Đại hội cũng đặt ra nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là tranh thủ tối đa
các điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện những mục tiêu tổng quát của
cách mạng Việt Nam. Trước hết trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn
phải giải quyết những vấn đề cấp bách như ổn định tình hình kinh tế- xã hội
và tạo ra những tiền đề cần thiết cho chặng đường tiếp theo. Đồng thời cũng
vạch ra phương hướng, giải pháp đối với từng đối tác cụ thể cho phù hợp với
sự thay đổi của nó trong xu thế phát triển chung của thế giới.
Đối với Liên Xô và các nước XHCN, Việt Nam coi Liên Xô là đối tác
quan trọng nên: “Tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn
là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
Liên Xô đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống XHCN thế giới, luôn có
ảnh hưởng sâu sắc, giữ vai trò quyết định lớn trong cục diện thế giới. Sự giúp
đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam là rất lớn lao”. [7,tr 51]
Việt Nam khẳng định tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với
các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng quan hệ với các
nước XHCN khác hợp tác từ hình thức viện trợ kinh tế kỹ thuật tiến tới hợp
tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Các nước
Lê Hữu Dũng
14
K34A – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: TS. Lê Văn Túc
cùng tham gia ký kết các hiệp định song phương, đa phương, để Việt Nam
đứng vững trên đôi chân của mình mà tiến lên. Từ cuối những năm 1970,
1980 để khắc phục tình trạng trì trệ khủng hoảng của các nước XHCN, nhiều
nước XHCN đã tiến hành cải tổ, cải cách như Liên Xô, Nam Tư, Hunggari…
tiếp đó Trung Quốc cũng tiến hành cải cách (12-1986), Liên Xô (1986), tình
hình thế giới thay đổi Việt Nam cũng tiến hành đổi mới.
Cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại mở ra con
đường phát triển nhanh của nền kinh tế thế giới.
Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội của các nước trong cộng đồng
quốc tế đang trong quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hóa sâu sắc. Trước tình
hình đó, các nước lớn nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược với ưu tiên hàng
đầu là phát triển kinh tế. Hòa bình, độc lập, hợp tác để phát triển trở thành
nguyện vọng chung của các dân tộc trên thế giới. Tình hình ấy đã ảnh hưởng
lớn đến chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trước mắt Việt Nam có thể lợi
dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật hiện đại để sớm khắc phục
cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, đi vào đối thoại và cải thiện quan hệ với
Trung Quốc, các nước trong tổ chức ASEAN và một số nước khác nhằm phá
vỡ thế bị bao vây, cấm vận.
Đối với phong trào giải phóng dân tộc, thái độ trước sau như một của
Đảng và Nhà nước Việt Nam là ủng hộ phong trào. Sau khi Việt Nam giành
được độc lập, thống nhất đất nước, nhiều nước vốn là thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc đã vùng lên giành độc lập về chính trị. Ủng hộ phong trào giải phóng
dân tộc khẳng định quan điểm, lập trường của Việt Nam về mong muốn có
một thế giới hòa bình, không có sự phân biệt chủng tộc, cấm vận bất cứ một
nước nào.
Với Trung Quốc, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc vốn có
quan hệ từ lâu đời, đã từng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống Chủ
Lê Hữu Dũng
15
K34A – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: TS. Lê Văn Túc
nghĩa đế quốc, giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước. Lợi ích chung của
cả hai nước đó là hòa bình, độc lập và phát triển kinh tế. Chính phủ và nhân
dân Việt Nam, trước sau như một, quý trọng và nhất định làm hết sức mình để
khôi phục tình hữu nghị nhằm sớm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Lập trường cơ bản của Việt Nam là lấy lợi ích cơ bản và lâu
dài của hai nước làm trọng. Việt Nam cho rằng: “ Việt Nam sẵn sàng đàm
phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào, bất cứ ở đâu nhằm bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa
bình ở Đông- Nam Á và trên thế giới.”(1) [7,tr 105].
Quan hệ Việt- Trung được xác định ở Đại hội VI cụ thể hơn hai kỳ Đại
hội trước. Sự thay đổi đó phù hợp với xu thế của thời đại và tình hình khu vực
cũng như nguyện vọng của nhân dân mỗi nước.
Đối với các nước trong hệ thống TBCN ( Thủy Điển, Nhật, Pháp,
Ôxtraylia, Phần Lan) và các nước phương Tây khác, Đảng và Nhà nước Việt
Nam chủ trương mở rộng quan hệ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Việt
Nam chủ trương: “ ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh anh dũng của giai cấp
công nhân và nhân dân ở các nước TBCN, chống sự áp bức, bóc lột của
CNTB lũng loạn, chống chạy đua vũ trang hạt nhân, vì hòa bình dân chủ.
Ủng hộ chính sách đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ của
Đảng Cộng sản và công nhân anh em”(2) [7,tr 107].
.
Đối với Mỹ, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương: “Tiếp tục bàn
bạc với Mỹ để giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn
sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam
Á”(3)[Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đâị biểu toàn quốc lần thứ
VI. Trang 109].
Lê Hữu Dũng
16
K34A – CN Lịch sử

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét