
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số chủng linh chi tự nhiên (ganoderma lucidm) trên giá thể mùn cưa tạp
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngoại sử chép rằng trong một bữa tiệc tân niên đãi những sứ thần nước
ngoài, Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh đã tổ chức một bữa tiệc gồm tổng cộng 365
món, thời gian là bảy ngày đêm, mỗi ngày có một món ngon hấp dẫn và đặc
biệt. Bảy món cho bảy ngày là, tượng tinh, nấm Linh chi, sơn dương trùng, óc
khỉ, chuột bạch bao tử, trứng công, và nhũ trư (heo sữa). Bữa tiệc kéo dài từ
sáng ngày đầu tiên đến ngày thứ bảy tháng giêng. Những món ăn chiêu đãi
thực khách tất nhiên là rất cầu kỳ không phải chỉ vì chế biến công phu mà còn
cả tìm kiếm, săn bắt hoặc nuôi dưỡng rất kỹ lưỡng. Thế nhưng nấm linh
chi lại là món được đưa lên hàng đầu trong những món của thực đơn. Loại
nấm này có điểm gì mà lại đặc biệt đến thế?
Nấm linh chi là loại thảo dược đứng đầu của thượng phẩm, hơn cả
nhân sâm, là một dược thảo được xem là thần kỳ, có rất nhiều hiệu năng tốt,
dùng thời gian lâu không hại, nó có thể giúp người ta diên niên trường thọ.
Trước đây chỉ có vua chúa và vương hầu mới biết tới chứ dân thường thì chỉ
nghe mà rất ít khi được gặp.
Cây nấm đó còn mang rất nhiều huyền thoại lạ lùng hơn cả nhân sâm.
Người xưa truyền khẩu rằng nấm linh chi chỉ mọc tại những khu rừng rậm,
vào những thời điểm nhất định, người không có duyên sẽ không tìm được. Vì
vậy, những khối ngọc đúc theo hình chiếc nấm này gọi là ngọc như ý, có ý
tượng trưng cho sự sống lâu, ta thường thấy nơi tay các tiên ông trong tranh
cổ.[30]
Trong cuốn “Thần nông bản thảo” của Trung Quốc đã viết: “Linh Chi là
thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành
trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế
vương”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng viết: "Linh Chi là nguồn sản
Lưu Thị Minh Huệ
11
K34A Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam". Ngoài công dụng chữa bệnh, Linh Chi
còn có tác dụng làm đẹp.[31]
Cũng như nhiều loại nấm khác, nấm Linh chi có hàm lượng chất béo thấp.
Thành phần chất béo chủ yếu là axít béo chưa no, rất thích hợp cho những
người ăn kiêng, chống béo phì. Hàm lượng protein cao chỉ sau thị và đậu
nành.
Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, nấm Linh chi còn có những dược tính
quý. Linh chi có tác dụng đặc biệt đối với các triệu chứng suy giảm miễn
dịch, căng thẳng thần kinh, suy sụp tinh thần, ít ngủ, các triệu chứng của hệ
tim mạch, ăn không ngon, bệnh béo phì, da xấu do nhiều nếp nhăn. Linh chi
cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh AIDS và làm chậm quá trình
phát bệnh ở bệnh nhân đã mắc phải bệnh này. Họ đã sử dụng các phương
pháp bào chế thông thường là ngâm rượu, cắt lát nấu lấy nước, nghiền bột để
uống, cũng có thể bào chế thành viên nang, viên hoàn tán [2]. Những khảo sát
dược lý và lâm sàng hiện nay cho thấy Linh chi không có độc tính, không có
tác dụng phụ dù dùng dài ngày, không tương kỵ với những dược liệu khác
hoặc tân dược trong điều trị.
Trong vòng 50 năm qua. Người ta đã tìm ra được những loại thuốc có sức
đề kháng cao với vi trùng từ một số cây nấm hay mốc trong đó có những loại
trụ sinh đầu tiên như penicilin, aureomycin, tetracycline. Kỹ nghệ trồng nấm
đã cung cấp cho chúng ta một nguồn thực phẩm dồi dào chất đạm và sinh tố.
Việc trồng nấm làm thuốc cũng ngày càng nâng cao. Vì thế người ta đã phục
hồi lại được một vị thuốc mà hai mươi năm trước còn là huyền thoại vì chỉ
nghe mà không mấy ai được thấy bao giờ.
Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nguyên liệu sẵn có như
mùn cưa, rơm, rạ..., lực lượng lao động đông, trong khi đó trồng nấm thì
không cần đất mà chỉ cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư thấp, vòng quay ngắn….
Lưu Thị Minh Huệ
12
K34A Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
là những điều kiện thuận lợi để nghề nuôi trồng nấm phát triển. Từ nhiều năm
trở lại đây nhiều mô hình trồng nấm đã được đưa ra và đang đem lại hiệu quả
kinh tế, giúp người dân xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng
cuộc sống. Vì vậy, trồng nấm không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn
góp phần xử lý những sản phẩm phế thải công nghiệp, nông nghiệp nên nghề
trồng nấm còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống con
người.
Để góp phần nhỏ trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển
các nguồn gen Linh chi trên vật liệu nuôi trồng tạo nguồn dược liệu có giá trị
cao và thúc đẩy phong trào trồng nấm Linh chi ở nước ta phát triển, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát
triển của một số chủng Linh chi tự nhiên (Ganoderma lucidum) trên giá
thể mùn cưa tạp”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số chủng Linh chi
trên giá thể mùn cưa tạp.
Xác định được môi trường thích hợp cho sự phát triển của một số chủng
Linh chi nghiên cứu, góp phần tăng sản lượng và giá trị kinh tế của các chủng
Linh chi đó.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp số liệu, thông tin khoa học cho công tác nghiên cứu về nuôi
trồng, chọn tạo giống nấm Linh chi.
Trên cơ sở nuôi trồng nấm ở một số công thức môi trường khác nhau,
tiến hành xác định điều kiện nuôi trồng thích hợp nhất trong từng giai đoạn
phát triển, góp phần củng cố quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi.
3.2. Ý nghĩa thƣc tiễn
Lưu Thị Minh Huệ
13
K34A Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Góp phần làm đa dạng công thức môi trường cho công nghệ sản
xuất Linh chi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để góp phần phát triển công nghệ
nuôi trồng nấm, góp phần trồng nấm hiệu quả hơn, tăng chất lượng nấm, tận
dụng những phế liệu nông - lâm nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,
tạo nên nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng có giá trị dược học và kinh tế cao,
đồng thời góp phần giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động dư thừa ở
các vùng nông thôn.
Lưu Thị Minh Huệ
14
K34A Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh học nấm Linh chi
1.1.1. Phân loại nấm chi
Linh chi có tên khoa học là Garnoderma lucidum, thuộc nhóm nấm
lớn, rất đa dạng về chủng loại. Thời nhà Minh của Trung Quốc, nhà y – dược
học nổi tiếng Lý Thời Trân trong “Bản Thảo Cương Mục” đã phân ra 6 loại
Linh chi và màu sắc của chúng như sau:
Bảng 1.1. Bảng phân loại 6 loại Linh chi (lục bảo Linh Chi) của
Lý Thời Trân (1595) [25].
Tên gọi
Màu sắc
Thanh Long (Long chi)
Xanh
Hồng chi (Xích chi, Đơn chi)
Đỏ
Hoàng chi (Kim chi)
Vàng
Bạch chi (Ngọc chi)
Trắng
Hắc chi (Huyền chi)
Đen
Tử chi
Tím
Ngày nay vị trí phân loại của Linh Chi đã được thừa nhận như sau:
Giới Nấm
Mycetalia
Ngành Nấm đảm
Basidiomycota
Lớp Nấm đảm
Basidiomycetes
Bộ Nấm Lỗ
Aphyllophorales
Họ Linh chi
Ganodermataceae Donk
Chi Linh chi
Ganoderma
Loài Linh chi
Ganoderma Lucidum [10].
Lưu Thị Minh Huệ
15
K34A Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.1.2. Đặc điểm sinh học
1.1.2.1. Hình thái Linh chi
Hình 1.1: Cấu tạo cắt ngang của tai nấm Linh Chi
- Nấm Linh chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm
(phần phiến đối diện với mũ nấm) .[3].
Cuống nấm
- Cuống dài hoặc ngắn, đính bên, có hình trụ, đường kính 0,5 – 3 cm.
- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ
cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán
nấm .[3].
Mũ nấm
- Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ
nấm có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng như vecni. Mũ nấm thường có đường
kính từ 5 – 15 cm, dày 0,8 – 1,2 cm có loài Linh chi đường kính lớn tới trên
100 cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm .[3].
- Mặt dưới mũ nấm phẳng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, mặt này
có nhiều lỗ li ti, đây chính là nơi hình thành và phát tán các bào tử nấm.
- Khi nấm đến tuổi trưởng thành, phát tán bào tử từ lỗ sinh bào tử ở
phía dưới mũ nấm có màu nâu sẫm.
Phần thịt nấm
Lưu Thị Minh Huệ
16
K34A Sinh_KTNN

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét