
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016
Khảo sát việc sử dụng hoá chất BVTV trong canh tác tại vùng trồng hoa xã mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vị trí và vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp [2],[5]
Theo đánh giá của FAO (1989) mỗi năm nền nông nghiệp của thế giới
thiệt hại khoảng 75 tỷ đôla Mỹ do sâu bệnh và cỏ dại. Ở LB Nga mức độ
thiệt hại mùa màng do sâu bệnh và cỏ dại ước tính khoảng 71,3 triệu tấn ngũ
cốc, trong đó thiệt hại do bệnh khoảng 45,1%; cỏ dại - 31,4% và sâu hại 23,5%. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ thực vật có vị trí và vai trò rất quan
trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, vì việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh
và diệt trừ cỏ dại sẽ tạo điều kiện để hình thành năng suất cao cho các cây
trồng.
Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió
mùa, khí hậu ven biển và là nước có nền nông nghiệp rất đa dạng về cơ cấu cây
trồng, giống, nhiều chế độ luân canh, xen canh, gối vụ, nhiều mùa vụ, với
những phương thức canh tác khác nhau. Nhiều biến động xảy ra do khí hậu,
thời tiết dẫn đến biến động trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các
quần thể sinh vật hại, nấm gây bệnh cho cây trồng. Vì vậy, người nông dân
luôn phải ứng phó với những khó khăn không những về biến đổi thời tiết, khí
hậu mà còn phải bảo vệ cây trồng, mùa màng khỏi bị dịch bệnh, sâu hại, cỏ
dại và chuột phá hoại. Vai trò của công tác BVTV, trong đó thuốc BVTV là
công cụ, phương tiện quan trọng đắc lực của nông dân nhằm đảm bảo được
năng suất cao, mùa màng bội thu, tránh được sâu hại phá hoại mùa màng.
Trong quá khứ đã có những mùa vụ mất trắng, do sâu bệnh phá hoại, đời sống
của nhiều hộ nông dân bị thiếu đói, đây cũng là tâm lý chung của nhiều nông
dân “càng phun thuốc nhiều lần thì càng tốt” khi họ chưa có hiểu biết nhiều về
kiến thức sử dụng hoá chất BVTV.
Hiện nay, đánh giá của các nhà khoa học về thuốc BVTV cũng có sự
khác nhau. Ngoài tác dụng diệt trừ sâu hại, cỏ dại nâng cao năng suất mùa
Vương Thị Lan Hương
11
Khoa Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
màng, thì thuốc BVTV được toàn thế giới cảnh báo là nguy cơ gây tác hại
lớn cho sức khoẻ con người và làm ô nhiễm môi trường, nhưng biện pháp sử
dụng thuốc hoá học vẫn là thói quen của bà con nông dân bởi nó mang lại
hiệu quả tức thì trong sản xuất nông nghiệp. Theo ước tính của các nhà khoa
học thì mỗi năm sâu bệnh, cỏ dại có thể làm giảm giá trị sản lượng nông
nghiệp 30%, thậm chí đến 50%. Riêng ở Việt Nam mức thiệt hại mỗi năm
khoảng 3.600 tỷ đồng. Lượng thuốc BVTV sử dụng trên thế giới và ở nước ta
vẫn không suy giảm và ngày càng gia tăng. Theo thống kê của GIFAP, thế giới
tiêu thụ thuốc BVTV với giá trị 22,4 tỷ USD (năm 1992); 27,8 tỷ USD (năm
1998) và năm 2000 tiêu thụ 29,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bất chấp khoản đầu tư
hàng năm trên 26 tỷ USD cho 2,5 triệu tấn thuốc BVTV, cộng với chi phí sử
dụng các biện pháp sinh học và không hóa chất khác, khoảng 40% sản lượng
lương thực thế giới vẫn bị mất đi vì cỏ dại và sâu bệnh. Giá trị lương thực bị
mất đi hàng năm ước tính khoảng 244 tỷ USD. Nhưng nếu không có thuốc
BVTV và các biện pháp khác thì thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra sẽ còn
nghiêm trọng hơn. Khi đó sự mất mùa màng của toàn thế giới hàng năm có thể
lên đến 70% (xấp xỉ 400 tỷ USD) và tất nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung
cấp lương thực của thế giới [4].
* Một số nguyên nhân mà các nước trên thế giới đã phải tăng số
lần sử dụng HCBVTV [ 4]:
- Giết hại những kẻ thù tự nhiên của một số sâu bệnh do sử dụng thuốc
trừ sâu, khiến lượng thuốc sử dụng phải tăng lên.
- Việc giảm luân canh, tăng sự độc canh một số loại cây trồng theo yêu
cầu thị trường.
- Sự sử dụng các chế phẩm trừ sâu bệnh và diệt cỏ một cách tràn lan
kể cả theo công nghệ phun bằng máy bay.
- Các hãng chế biến và buôn rau quả ngày càng chú trọng vào các “tiêu
Vương Thị Lan Hương
12
Khoa Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
chuẩn thẩm mỹ” của sản phẩm nên đã kích thích nông dân sử dụng các chế
phẩm BVTV ngày càng tăng chủng loại và số lượng cũng như độc tính .
Từ khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu sử dụng thuốc BVTV rộng
rãi trên đồng ruộng để bảo vệ cây trồng, lần đầu dập tắt dịch sâu gai hại lúa
vùng đồng bằng Bắc Bộ (1958-1962) cho đến nay thuốc BVTV được coi là
biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng chống dịch hại và sâu bệnh trên
đồng ruộng. Sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sản xuất
lương thực, thực phẩm đã đạt được những thành tựu to lớn như hiện nay thì
không thể không kể đến vai trò quan trọng của thuốc BVTV.
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với vai trò, vị trí của công tác BVTV nói
chung và vị trí của thuốc BVTV nói riêng trong sản xuất nông nghiệp là phải
tiếp cận nhanh với những tiến bộ của Khoa học - Công nghệ Thế giới, áp dụng
vào thực tiễn nước ta, nâng cao nhận thức, hiểu biết của nông dân trong việc
quản lý và sử dụng thuốc BVTV kết hợp với các biện pháp canh tác tổng hợp
để khắc phục những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người và môi trường
[4].
2.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật và các đặc tính của chúng [ 6]
Thuốc BVTV hay hóa chất BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng chống, diệt trừ, xua đuổi
hoặc giảm nhẹ do dịch hại gây ra cho cây trồng.
2.2.1. Phân loại thuốc BVTV
Có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV như sau:
* Theo đối tượng phòng trừ
+ Thuốc trừ sâu: là những thuốc phòng trừ các loại côn trùng gây hại
cây trồng, nông sản, gia súc, con người .
+ Thuốc trừ bệnh: là những thuốc phòng trừ các loài vi sinh vật gây bệnh
cho cây (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng) .
Vương Thị Lan Hương
13
Khoa Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
+ Thuốc trừ cỏ: là những thuốc phòng trừ các loài thực vật, rong, tảo,
mọc lẫn với cây trồng, làm cản trở đến sinh trưởng cây trồng .
+ Thuốc trừ chuột: là những thuốc dùng phòng trừ chuột và các loại
gặm nhấm khác.
+ Thuốc trừ nhện: là những thuốc chuyên dùng phòng trừ các loài nhện
hại cây trồng.
Ngoài ra còn có các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc
điều tiết sinh trưởng cây trồng (còn gọi là thuốc kích thích sinh trưởng),…
* Phân loại theo gốc hóa học
+ Nhóm Clo hữu cơ: trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl). Nhóm
này có độ độc cấp tính thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và
môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế và cấm sử
dụng. Các chất điển hình là DDT, Aldin, Lindan, Thiordan, Heptaclor,...
+ Nhóm Lân hữu cơ: là những dẫn xuất của axit photphoric. Nhóm
này có thời gian bán phân hủy trong môi trường tự nhiên nhanh hơn nhóm clo
hữu cơ. Các chất điển hình là Monocrotophos, Clorphenphot, Clorophos,
Malathion, Acephat.
+ Nhóm Carbamat: là dẫn xuất của axit Carbamat, hóa chất thuộc nhóm
này thường ít bền vững trong môi trường tự nhiên nhưng lại có độc tính rất cao
với người và độc vật. Thuộc nhóm này gồm có Padan, Furadan, Bassa,...
+ Nhóm Pyrethroid (Cúc tổng hợp): là nhóm thuốc tổng hợp dựa vào cấu
tạo chất Pyrethrin có trong hoa của cây Cúc sát trùng. Hoạt chất này có tác
dụng nhanh, phân hủy dễ dàng, ít gây độc cho người và gia súc. Các chất điển
hình như: Sherpa, Permethrin, Cypermethrin...
+ Nhóm thuốc chứa các kim loại nặng (KLN): Các hợp chất hữu cơ
được gắn thêm các KLN vào. Nhóm này tác động trực tiếp vào hệ thần kinh
hoặc ngấm vào màng tế bào làm tế bào ngừng hoạt động. Khi phân giải, các
Vương Thị Lan Hương
14
Khoa Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
KLN lại được giải phóng và lại một lần nữa gây độc, tiêu diệt tiếp côn trùng
vừa được phục hồi.
+ Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: thường tập trung ở ba nhóm vi
khuẩn, vi nấm, virus, ... điển hình là Bacillus thuringensic (BT) [4].
* Theo tính độc của thuốc BVTV
- Độ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời
gọi là nhiễm độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây
chết trung bình, viết tắt là LD50 (Letal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây
chết cho 50% số cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột), được tính bằng mg
hoạt chất/kg trọng lượng cơ thể.
- Độ độc mãn tính: nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể
người và động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác
phát triển, gây bệnh ung thư [6].
* Theo độ bền của thuốc đối với khả năng phân hủy
- Rất bền (thời gian phân hủy thành các hợp phần không độc >2 năm);
- Bền (6 tháng đến 24 tháng)
- Tương đối bền (2000
>3000
2.2.2. Đặc tính của hóa chất BVTV
Hóa chất BVTV chủ yếu là các phân tử hữu cơ nhỏ, được áp dụng
rộng rãi bằng hình thức phun trên lá hoặc rơi trực tiếp xuống đất nên chúng
được gọi là nguồn gây ô nhiễm diện trong đất. Các hóa chất BVTV thường là
các hóa chất độc, khả năng tồn dư lâu trong đất, tác động tới môi trường đất
sau đó đến sản phẩm nông nghiệp, đến động vật và người theo kiểu tích tụ,
ăn sâu, bào mòn. Thời gian bán phân hủy của một loại thuốc BVTV là chỉ tiêu
được dùng để biểu thị mức độ và thời gian tồn tại của một loại thuốc BVTV
trong đất, nước, thực vật và môi trường. Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian
tồn tại trong môi trường dài hay ngắn được gọi là tính bền vững .
Các loại thuốc BVTV sau khi được phun rải lên cây, lên đất, thuốc đã
chịu tác động của nhiều yếu tố trong môi trường nên đã xảy ra sự giảm mất
của thuốc. Lượng thuốc đã bị giảm dần do: bị bay hơi, bị nước cuốn trôi (theo
bề mặt hoặc theo phẫu diện đất) hoặc bị hấp phụ vào đất, bị phân rã, bị chuyển
hóa thành những hợp chất khác. Sự phân rã của thuốc có thể xảy ra do tác động
của các yếu tố vô sinh (độ ẩm, ánh sáng, oxy,...) và yếu tố sinh học, như tác
động của men thực vật, của vi sinh vật đất, thực vật...[6].
2.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Sử dụng hóa chất BVTV được coi là biện pháp quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp góp phần vào việc bảo vệ và tăng năng suất cây trồng trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những lợi ích to lớn
về mặt kinh tế, xã hội, hóa chất BVTV cũng là nguy cơ đối với môt trường,
chất lượng nông sản và sức khỏe con người. Trong những năm qua, việc quản
lý và sử dụng thuốc BVTV nổi lên những vấn đề sau:
2.3.1. Lƣợng thuốc BVTV tiêu thụ ngày càng tăng [8] [9]
Vương Thị Lan Hương
18
Khoa Sinh_KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Hiện nay, biện pháp sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là biện pháp chủ yếu áp dụng rộng
rãi đối với tất cả các loại cây trồng. Số lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm
khoảng 40.000 - 48.000 tấn thương phẩm, diện tích gieo trồng có sử dụng
thuốc BVTV đã lên tới 95%. Theo Đào Trọng Ánh (2002), năm 1990 lượng
thuốc BVTV nhập khẩu vào nước ta khoảng 15.000 tấn, giá trị khoảng 9
triệu USD. Theo thống kê của Cục BVTV, Tổng cục Thống Kê và Tổng cục
Hải Quan thì lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2004 có sự biến động tăng, giảm qua các năm nhưng nhìn chung ngày càng
tăng. Đến năm 2004 lượng thuốc BVTV nhập khẩu lên đến 48.288 tấn, tăng
gấp hơn 3 lần so với năm 1990 [9].
Trong số thuốc BVTV, lượng thuốc sâu không có xu hướng tăng lên
nhưng cũng không giảm trong khi đó lượng thuốc trừ bệnh tăng. Tuy nhiên,
đây chỉ là con số thống kê theo đường nhập khẩu chính thức, thực tế lượng
thuốc nhập lậu cũng không nhỏ trong đó có cả thuốc bị hạn chế hay cấm sử
dụng như Methamidophos, Methylparathion, DDT,…
2.3.2. Chủng loại thuốc BVTV sử dụng ngày càng nhiều
Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, sự chuyển
dịch cơ cấu và quá trình đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng
đặc biệt là việc sử dụng ngày càng nhiều giống lúa Trung Quốc diện tích
nhiễm sâu bệnh ngày càng tăng. Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam, trước năm 1992 đã có 92 chế phẩm của 77 hoạt chất được
đăng ký sử dụng ở Việt Nam và đến năm 2002 có khoảng 959 thương phẩm
của 339 hoạt chất đã được đăng ký sử dụng.
Như vậy, chỉ trong 10 năm số thương phẩm đã tăng trên 10 lần. Năm
2005 đã có trên 1403 thương phẩm của trên 491 hoạt chất được sử dụng [ 2].
Một điều đáng chú ý nữa là tỷ lệ thuốc trừ sâu nhập khẩu đã giảm
Vương Thị Lan Hương
19
Khoa Sinh_KTNN

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét