
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
Bước đầu nghiên cứu phân loại các loài cây thuốc thuộc chi thâu kén (helicteres l ) ở việt nam
11
thƣớc này). Sau khi cắt tỉa, mẫu đƣợc đeo etikét, các mẫu trên cùng một cây đƣợc
đánh cùng một số hiệu mẫu.
Chú ý: Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm
ghi chép những thông tin về đặc điểm mẫu (kích thƣớc cây, đặc điểm thân, cành, lá,
màu sắc và mùi vị hoa, quả,…), phân bố, tọa độ (dùng GPRS để xác định), sinh thái
và giá trị sử dụng,… vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi tóm tắt các thông tin (nơi thu
mẫu, ngƣời thu, ngày thu, số hiệu mẫu và các thông tin khác vào phiếu etikét. Trong
quá trình thu mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật.
Xử lý và bảo quản mẫu vật: Sau khi đeo nhãn, mẫu đƣợc cắt tỉa và đặt trong
một tờ báo gấp tƣ, trên mỗi tiêu bản phải ghi rõ các phần quan trọng cho việc nhận
biết: Lá (mặt trên, mặt dƣới), lá kèm, hoa, quả, sau đó xếp mẫu thành trồng nhỏ và
dùng cặp mắt cáo để ép chặt mẫu (mỗi kẹp khoảng 30 mẫu), các cặp mẫu đƣợc sấy
bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70-800C trong 3 ngày liên tục hoặc phơi nắng đến khô, trong
thời gian này mỗi ngày nên thay báo mới để mẫu tróng khô. Nếu không có điều kiện
để làm khô mẫu ngay thì các mẫu phải đƣợc bó chặt và cho vào các túi polyetilen,
sau đó cho cồn 50-700C vừa đủ thấm vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo
quản không nên quá một tháng.
Bƣớc 4. Viết báo cáo: Đƣợc tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu,
từ đó xác định vị trí và giới hạn của taxon nghiên cứu, sau đó tiến hành mô tả và
xây dựng khóa định loại các taxon,… chỉnh lý phần danh pháp và cuối cùng hoàn
chỉnh các nội dung khoa học khác dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật
và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008) [4], cụ thể nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo:
Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập
đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác
(nếu có), mô tả địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm
theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố mẫu
nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
12
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, tên Việt Nam khác (nếu có), trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và
tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), mô tả loài typus của
chi, tổng số loài có ở Việt Nam, ghi chú (nếu có), khóa định loại các loài có ở Việt
Nam (chỉ áp dụng đối với những chi có từ 2 loài trở lên).
Thứ tự soạn thảo các bậc phân loại phụ (phân họ, phân chi, phân loài hay
thứ…): Tƣơng tự soạn thảo chi nhƣng tƣơng đối ngắn gọn hơn và không có khóa
định loại.
Danh pháp: Danh pháp của các taxon đƣợc trích dẫn và chỉnh lý theo luật
danh pháp hiện hành, theo Nguyễn Tiến Bân (1996) [1]
Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá) đến cơ quan
sinh sản (cụm hoa, cấu trúc hoa, quả, hạt).
- Để xây dựng bản mô tả cho một loài chúng tôi tập hợp các số liệu phân tích
về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên
khảo, từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Nếu có sự khác
biệt so với tài liệu gốc, chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
- Bản mô tả đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài
trong chi. Nếu bản mô tả này khác biệt so với những tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi
chú bổ sung.
- Xây dựng khóa định loại: Lựa chọn cách xây dựng khóa lƣỡng phân (kiểu
ziczăc, răng cƣa), cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ tập hợp đặc điểm mô tả chi
và các taxon chọn ra các cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc
điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các
taxon). Trong mỗi nhóm lại tiếp tục cho ra các cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng
vào 2 nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy cho đến khi nhận biết đƣợc hết các taxon.
- Địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài
liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo, đƣợc trích dẫn theo quy ƣớc quốc tế.
13
- Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (đƣợc thu
thập thông tin qua tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về
thời gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh (bằng hạt, chồi, mức độ tái
sinh). Dữ liệu về sinh thái là những thông tin về nơi sống, khả năng thích ứng, loại
hình sinh thái thích hợp (ven biển, đồi trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ
cao so với mặt biển,…
- Phân bố: Bao gồm phần phân bố ở Việt Nam và trên thế giới.
- Phân bố ở Việt Nam: Đƣợc xác định đƣợc căn cứ vào mẫu vật và tài liệu.
Các tỉnh đƣợc trích dẫn từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy phạm soạn
thảo thực vật chí ở Việt Nam.
- Phân bố trên thế giới: Đƣợc xác định căn cứ vào tài liệu và trích dẫn theo
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
- Mẫu nghiên cứu: Đƣợc xác định căn cứ vào mẫu vật đã đƣợc nghiên cứu,
trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật
chí ở Việt Nam.
- Giá trị sử dụng: Đƣợc xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao
gồm giá trị khoa học (loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn gốc độc đáo,…), giá trị kinh tế
(làm thực phẩm, làm thuốc,…) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ, theo các tài
liệu khác).
- Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả.
14
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA CHI THÂU KÉN
(HELICTERES L.)
Hệ thống phân loại chi Thâu kén (Helicteres) ở Việt Nam nói chung có ít các
công trình. Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Thâu kén (Helicteres) nói
riêng và họ Trôm (Sterculiaceae) nói chung, cùng việc tham khảo các công trình
thực vật chí ở các nƣớc trên thế giới, chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại của chi
Helicteres nổi lên có 2 quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm thứ 1: Cho rằng các loài thuộc chi Helicteres đƣợc xếp vào 2
nhánh (Sect.) khác nhau. Hệ thống từ chi phân loại qua các nhánh rồi đến các loài.
Đi theo quan điểm này có M. T. Masters (1875).
+ Quan điểm thứ 2: Cho rằng hệ thống từ chi phân loại trực tiếp đến các loài
mà không qua các nhánh. Đi theo quan điểm này là hầu hết các tác giả khác nhƣ
Baker & Bakh f. (1963), H. T. Chang & R. H. Miau (1989), Tang Ya, G. G.
Michiael, J. D. Laurence (2007), Chamlong Pengklai (2001),.... Quan điểm này đơn
giản, giải thích đƣợc mối quan hệ qua lại giữa các loài.
Về vị trí của chi Helicteres, tất cả các tác giả nhƣ Baker & Bakh. F. (1963),
Engler (1964), Hutchinson (1969), H. Heywood (1993), A. Takhtajan (1997,
2009),… thống nhất xếp chi Thâu kén (Helicteres) vào họ Trôm (Sterculiaceae).
Trong công trình này, chúng tôi dựa vào quan điểm của hầu hết các tác giả để
xác định hệ thống và vị trí của chi. Trên cơ sở quan điểm này chi Thâu kén ở Việt
Nam có 9 loài, trong đó 6 loài đƣợc ghi nhận làm thuốc, đƣợc xếp vào Trôm
(Sterculiaceae), bộ Bông (Malvales), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là
lớp Hai lá mầm (Dicotyledone), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là
ngành Hạt kín (Angiospermae). Về hệ thống phân loại: Từ chi phân loại trực tiếp
đến các loài mà không qua các nhánh.
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CHI THÂU KÉN (HELICTERES L.) QUA CÁC
ĐẠI DIỆN LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM.
3.2.1. Dạng sống
15
Các loài thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam đa số là cây thân bụi,
cây gỗ nhỏ, cây bụi nhỏ (nửa bụi). Thân phủ lông hay không phủ lông (H. isora L.);
nhánh phủ lông hình sao hoặc lông đơn.
3.2.2. Lá
Lá đơn, mọc cách, thƣờng mọc nhƣ gần xoắn trên thân, hai mặt xanh, phủ
lông đơn hoặc lông hình sao dày hoặc thƣa ở hai mặt (H. hirsuta Lour.) hoặc một
mặt (H. angustifolia L.). Cuống lá thƣờng phủ lông, cuống dài (H. hirsuta Lour.)
hoặc ngắn (H. glabriuscula Wall.).
Phiến lá màu xanh, hình thon hẹp (H. angustifolia L., H. lanceolata DC.), bầu
dục thon (H. glabriuscula Wall.), phiến bầu dục – trứng ngƣợc rộng (H. isora L.),
phiến hình trứng rộng (H. hirsuta Lour.), hay phiến hình tim (H. viscida Bl.). Gốc lá
nhọn tới tròn hoặc hình tim. Chóp lá nhọn tới đỉnh nhọn hay có đuôi nhọn. Mép
nguyên (H. angustifolia L.) và mép có răng cƣa (H. hirsuta Lour.), răng cƣa không
đều lớn (H. isora L.) hoặc răng cƣa nhỏ (H. glabriuscula Wall.). Gân lá từ gốc 3-5
gân; các gân thứ cấp 3-5 đôi.
Lá kèm thƣờng có hình kim, hình mũi dùi, hình tam giác – hẹp, hình sợi.
1
2
3
Hình 1. Một vài dạng lá của Helicteres L.
1. Lá hình thon với mép có răng cƣa (H. hirsuta Lour. ); 2. Lá hình tim với chóp có
đuôi nhọn (H. viscida Bl.); 3. Lá thon với mép nguyên (H.angustifolia var. obtusa
Pierre)
16
3.2.3. Hoa và cụm hoa
Hoa thƣờng mọc thành cụm hình xim hoặc hình chùm ở nách lá, gồm từ 2 đến
nhiều hoa trong một chùm. Có lá bắc với hình dạng và kích thƣớc khác nhau, tiêu
giảm và sớm rụng. Hoa lƣỡng tính, bao hoa mẫu 5, xếp vặn hoặc van.
Đài: Hợp thành dạng ống hoặc hình chuông, có kích thƣớc khác nhau dài từ
khoảng 0,5-1,75 cm, có 5 thùy đài, thùy đài thƣờng có hình tam giác, phủ đầy lông
hình sao hoặc lông đơn, đài thƣờng có màu xanh (H. angustifolia L.); màu xanh tía hoặc màu tía (H. hirsuta Lour. )
1
2
3
Hình 2. Vị trí của cụm hoa và hoa của Helicteres L.
1. Cụm hoa ở nách lá (H. angustifolia L.); 2. Hoa (H. angustifolia var. obtusa
Pierre); 3. Hoa bổ dọc (H. angustifolia var. obtusa Pierre).
Cánh hoa: 5 cánh rời, dạng thìa với chóp tròn (H.angustifolia var obtusa Pierre)
hoặc dạng thìa với chóp lõm (H. angustifolia L.); cánh hoa thƣờng không đều; hai
cánh lớn hơn ba cánh còn lại; ba cánh còn lại cũng nhỏ dần. Gốc cánh hoa thƣờng
có 2 tai hoặc đôi khi có 1 tai (H. hirsuta Lour.). Tai ở phía trên của cánh (H. isora
L.) hoặc có thể ở 2 bên (H. angustifolia L.). Cánh hoa có màu sắc đa dạng: Màu đỏ
hoặc màu tím (H. angustifolia L.), màu trắng (H. viscida Bl.), màu tía (H. hirsuta
Lour.), màu vàng (H. lanceolata DC.).
Cột nhị nhụy: Dài hoặc ngắn từ khoảng 0,5-2 cm; có lông hay không có lông,
phía trên mang bộ nhị và nhụy.

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét