
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907)
Khóa luận tốt nghiệp
-7-
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
NỘI DUNG
Chương 1
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO THỜI
NHÀ ĐƯỜNG (618 – 907 )
1.1. Sự du nhập Phật giáo vào Trung Quốc
1.1.1. Thời điểm du nhập
Xung quanh vấn đề niên đại du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc có
nhiều giả thuyết liên quan đến sự kiện đó.
Thứ nhất, thuyết Tây phương Thánh Giả của Khổng Tử. Tây phương
Thánh giả tức là chỉ vào Phật. Thiên Trọng Ni trong sách Liệt Tử có chép:
“Khâu nghe phương Tây có bậc Thánh giả, không trị mà không loạn, không nói
mà tự tin, không giáo hóa mà tự làm” [25; 26]. Theo thuyết này thì ngài Khổng
Tử đã biết đến Phật giáo. Thuyết này nếu căn cứ vào phương diện lý luận thì
không vững vàng. Vì đó chỉ là một sự giả thác của Liệt tử về ý nghĩa chính trị,
không phải chính Khổng Tử đã nghĩ như vậy. Hơn nữa, Tây phương Thánh giả
có thể chỉ vào bất cứ một Thánh giả nào, chưa chắc đã ám chỉ Phật.
Thứ hai, thuyết Thích Lợi Phòng đem Phật giáo truyền vào Trung Quốc.
Người ta cho rằng vị tu sĩ ngoại quốc tên là Shi-li-fang (Thích Lợi Phòng), mang
kinh sách Phật giáo đến Trung Quốc vào triều đại của Tần Thủy Hoàng. Theo
sách Lịch Đại Tam Bảo Kỷ:“Đời vua Tần Thủy Hoàng năm thứ IV (243 TCN),
có vị Sa Môn Tây vực là Thích Lợi Phòng, gồm tất cả là 18 người đem kinh Phật
truyền vào Trung Quốc. Vua Tần Thủy Hoàng cho việc đó là quái gở, liền bắt
bỏ ngục. Nhưng tới nửa đêm, vua thấy có người thân vàng, cao 1 trượng 6 thước,
tới phá ngục cứu ra. Thấy thế vua rất sợ hãi và rập đầu kính lễ” [25; 24]. Giả
thuyết này là do Phật giới Phật tử Trung Quốc nêu ra, nhưng bia ký của Asoka
cũng như biên niên sử Tích Lan không hề để lại dấu tích nào về việc truyền bá
đạo Phật của Asoka ở Trung Hoa. Mặt khác, thuyết này thấy xuất xứ ở cuốn
Nguyễn Thị Loan
K35 CN Lịch Sử
Khóa luận tốt nghiệp
-8-
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
“Chu Tử Hành Kinh Lục” được dẫn chứng trong bộ “Lịch Đại Tam Bảo Kỷ”,
nhưng sách đó là sách giả tạo của hậu thế, nên không đáng tin cậy.
Thứ ba, thuyết Trương Khiên đã thấy được Phật giáo. Một số học giả Phật
giáo cho rằng một đặc phái viên đời nhà Tiền Hán tên là Trương Khiên du hành
xuyên suốt vùng Trung Á đến tận Parthia trong thế kỷ II TCN, trên đường đi
ông nghe đến đạo Phật và đưa tin đó về nước. Nhưng theo nghiên cứu chỉ có tài
liệu Phật giáo của triều đại Đường ghi lại thông tin trên trong khi đó các tài liệu
trước đó không có tài liệu nào nhắc đến đức Phật.
Thứ tư, thuyết lễ bái hình người vàng. Thời vua Võ Đế nhà Tiền Hán năm
thứ II năm 121 TCN). Vua sai tướng Hoắc Khử Bệnh đánh rợ Hung Nô, sau khi
đánh thắng Hung Nô ở các tỉnh biên giới phía Bắc Trung Hoa viên tướng này đã
tìm thấy một số tượng hình người được làm bằng vàng. Số tượng ấy từng được
xem như là tượng Phật và là những chứng cớ đánh dấu sự khởi nguyên của Phật
giáo tại Trung Hoa [25; 24]. Tuy thế, ngày nay người ta chứng minh được các
tượng vàng ấy không phải là hình tượng đức Phật, mà là biểu tượng của một số
thần thánh của Hung Nô.
Thứ năm, thuyết Lưu Hướng nói đến Phật điển. Sau đời vua Võ Đế nhà
Tiền Hán đến thời vua Thành Đế, vua sai Lưu Hưóng chỉnh đốn lại sách vở của
triều đình tại Các Thiên Lộc, Lưu Hướng đã thấy Phật điển. Bộ “Phật Tổ Thống
Kỷ” có dẫn chứng một đoạn trong văn trong cuốn “Liệt Tiên Truyện” của Lưu
Hướng: “Tôi kiểm điểm thư tàng, sưu tầm đại sử, để soạn Liệt tiên đồ. Kể từ vua
Hoàng Đế trở xuống cho tới nay có hơn 700 người được đạo tiên, sau khi xét
định thực hư, được 146 người, tổng số đó có hơn 70 người đã thấy kinh Phật”
[25; 25]. Tuy nhiên, trong bộ “Phật Tổ Thống Kỷ” có dẫn chứng ký lục của Lưu
Hướng, mà ký lục này lại không không có căn cứ rõ ràng.
Thứ sáu, thuyết niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10. Giả thuyết được nhiều sử
gia Phật giáo quan tâm trong các thập nên gần đây. Đó là câu chuyện liên quan
đến Hán Minh Đế (58 – 75) nhà Hậu Hán. Theo thuyết này, vào một đêm nọ
Nguyễn Thị Loan
K35 CN Lịch Sử
Khóa luận tốt nghiệp
-9-
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Minh Đế nằm mộng thấy vị thần sắc bay liệng trong không gian sáng hôm sau
ông kể lại câu chuyện ấy cho quân thần nghe. Trong số ấy, vị quan tên Phó Nghị
trả lời rằng ông ta nghe kể có một vị thánh ở Ấn Độ đã chứng ngộ giải thoát và
được tôn xưng là Phật, người có thân thể bằng vàng và có thể bay liệng giữa
không trung. Vua đồng ý với giải thích của Phó Nghị và sai một phái đoàn ra
nước ngoài để tìm hiểu về vị thánh này, đồng thời sưu tập giáo lý của ngài. Khi
trở về, phái đoàn ấy mang về cuốn kinh “Tứ Thập Nhị Chương”. Hán Minh Đế
ra lệnh xây dựng một ngôi chùa ngoài thành Lạc Dương để tôn trí kinh.
Nhưng thuyết này cũng bị giới học giả Âu Mỹ không công nhận, vì họ thắc
mắc không hiểu Phó Nghị đã nghe tin tức ấy từ lúc nào, ở đâu và làm thế nào để
vị quan này biết được tin ấy. Phía sau câu chuyện này cũng có một vài giải thích
chứng minh đó là sự thật.
Bằng chứng khẳng định sự hiện diện của Phật giáo dưới triều đại nhà Hán
trước giấc mộng của Minh Đế là tiểu sử của Sở Anh Vương. Anh Vương là anh
em cùng cha khác mẹ với Hán Minh Đế, được phong hầu năm 39 và phong
vương vào năm 41. Lúc đầu Anh Vương cư trú tại kinh đô nhà Hán, nhưng vào
năm 52 chuyển về sống tại Bành Thành (kinh thành của nước Sở). Tại đây, Anh
Vương tổ chức một đại tiệc chay để cúng dường cho các Tỳ kheo và cư sĩ Phật
tử sống tại Bành Thành để sám hối những việc xấu đã làm trong quá khứ. Chính
việc ấy là bằng chứng rõ ràng về sự hiện hữu của một cộng đồng Phật giáo tại
Trung Hoa vào năm 65. Điều quan trọng ở đây là cộng đồng này bao gồm cả tu
sĩ lẫn cư sĩ, không phải trong thành Lạc Dương mà là ở một vùng xa xôi hẻo
lánh. Tuy chúng ta không biết giới tu sĩ là người ngoại quốc hay Trung Hoa,
nhưng những cư sĩ đích thực là người dân bản xứ. Hơn nữa vào thời điểm ấy
người ta đã ăn chay, và chắc chắn Sở Anh Vương đã quy y Phật giáo. Sự hiện
diện của hàng ngũ Tỷ kheo và cư sĩ Phật tử tại địa phương này cho thấy rằng
cộng đồng Phật giáo đã hiện diện trước năm 65, nghĩa là Phật giáo du nhập vào
trước đó khá lâu, có thể vào những năm đầu công nguyên.
Nguyễn Thị Loan
K35 CN Lịch Sử
Khóa luận tốt nghiệp
-10-
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Nhìn chung, hiện nay người ta kết luận rằng những nguồn tài liệu liên quan
đến niên đại du nhập của Phật giáo được nêu ra ở trên chỉ là huyền sử, không
đáng tin cậy. Có thể chúng được giới Phật tử nhiệt thành của đạo Phật thêu dệt
nên, vì sau khi Phật giáo đã bám rễ ở Trung Hoa, các tín đồ muốn chứng minh
sự hiện hữu lâu đời của Phật giáo ở đây. Duy chỉ có thuyết thứ sáu là có căn cứ
tương đối chính xác được nhiều sử gia công nhận.
Như vậy, theo các căn cứ trên ta có thể tin tưởng rằng cuối thời Tây Hán,
đầu thời Đông Hán là thời kỳ Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Hầu hết các
sách viết về Phật giáo Trung Quốc đều cho rằng đây là mốc thời gian Phật giáo
du nhập vào Trung Quốc.
1.1.2. Con đường du nhập
Vào thời cổ đại đã xuất hiện nhiều nền văn minh lớn như văn minh Ấn Độ,
Trung Quốc, Ai Cập… Các xứ dẫn đầu nền văn minh nhân loại ấy sớm phát
triển các ngành nghề để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, dẫn đến việc trao đổi hàng
hóa, những nhu yếu phẩm lẫn tiện nghi sinh hoạt. Con đường trao đổi lúc này là
con đường giao thương buôn bán bằng đường biển qua các tàu thuyền. Con
đường thứ hai là con đường bộ thông qua những đoàn lạc đà thồ hàng sang các
vùng khác nhau qua các sa mạc. Trên hai con đường buôn bán trao đổi này có sự
tham gia của các nhà truyền giáo hoặc một vài Phật tử, có mang theo các tượng
Phật, Bồ Tát, Chư Thiên… một số kinh hoặc tín ngưỡng tôn giáo ở xứ sở của
mình. Chính vì thế, ta có thể cho rằng đạo Phật từ Ấn Độ được du nhập vào
Trung Quốc chỉ có hai con đường ấy.
Về phương diện địa lý, người ta có thể từ Ấn Độ đến Trung Quốc bằng cả
đường bộ lẫn đường thủy. Trong cuốn“Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” viết
rằng: “Trước hết, từ Ấn Độ Phật giáo được truyền vào nước Đại Nhục Chi, An
Tức thuộc Bắc Ấn, sau đó phát triển sang vùng Tây Vực và cuối cùng đến Trung
Quốc” [25; 21]. Theo tác phẩm trên, các nước Tây Vực nằm rải rác quanh sa
mạc Takla makan, dọc theo chân của ba dãy núi Thiên Sơn, Côn Lôn và Thông
Nguyễn Thị Loan
K35 CN Lịch Sử
Khóa luận tốt nghiệp
-11-
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Lĩnh. Con đường xuyên qua vùng này là lộ trình trọng yếu nối kết hai nền văn
hóa Trung – Ấn. Từ Tây Vực người ta có thể đi đến Ấn Độ bằng hai con đường
từ phía Bắc và phía Nam.
Nếu đi từ phía Nam, người ta sẽ khởi hành từ Đôn Hoàng và Ngọc Môn
thuộc địa phận Trung Hoa, dọc theo phía Bắc núi Côn Lôn đi qua các nước như
Lopnor, Khotan, Yarkand đến Kashgar người ta đi dọc theo phía Tây núi Thông
Lĩnh, rẽ về phía Nam nối kết với ngả đường Bắc Ấn Độ. Nếu đi từ phía Bắc
người ta cũng khởi hành từ Đôn Hoàng, Ngọc Môn rồi đi dọc theo chân núi phía
Nam của dãy Thiên Sơn, xuyên qua các nước Hà Mi (Y Ngô), Turfan (Cao
Xương), Karashar (Yên Ký), Kuccha (Khâu Tư), Aksu (Cô Mặc), Ush (Ôn Túc),
đến Kashgar, nối liền với con đường ở phía Nam Ấn Độ [25; 22 – 24].
Trong cuốn Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc Henri Maspero đã viết
rằng: “Vào cuối thế kỷ thứ II TCN, Trung Quốc đã chinh phục được một số nước
thuộc vùng Trung Á và có mối quan hệ với Bactria, Parthia và Ấn Độ. Vào thời
điểm này, vua chúa của triều đại Kushan thường phái sứ giả đến các xứ ấy. Giới
thương nhân cũng mang ngọc từ xứ Khotan cũng như thăm xứ Parthia và
Kasmir đến Trung Hoa sau đó họ lại mua hàng tơ lụa của Trung Quốc và vận
chuyển về đất nước mình bằng con đường này” [19; 77]. Trong đoàn của giới
thương nhân thường có các nhà truyền giáo của đạo Phật đi theo để cầu nguyện
và đem sự bình yên đến cho họ trong suốt cuộc hành trình. Cũng có ý kiến cho
rằng, vào thời điểm lúc bấy giờ Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Quốc bằng cả
đường bộ lẫn đường thủy. Tuy nhiên, đáng tin cậy nhất là Phật giáo được truyền
vào Trung Hoa bằng con đường Trung Á.
Bên cạnh trục lộ chính thuộc vùng Trung Á, còn có hai đường bộ khác,
tuy nhiên các Tỳ kheo ít khi đi con đường này. Con đường thứ nhất đi qua tiểu
bang Assam của Ấn, đi lên phía trên của nước Miến Điện dẫn vào địa phận của
Yunna ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Đường thứ hai đi qua hai nước Nepal và
Tibet. Trong một khoảng thời gian ngắn vào triều đại nhà Đường, giới tu sĩ
Nguyễn Thị Loan
K35 CN Lịch Sử
Khóa luận tốt nghiệp
-12-
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Trung Quốc đã đi bằng con đường này để đến Ấn Độ.
Cũng theo “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” nếu đi bằng đường thủy
người ta sẽ khởi hành từ hải cảng thuộc tỉnh Quảng Đông, đi qua các ốc đảo ở
phía Đông Á rồi đến Ấn Độ. Đường thủy rất tiện cho việc giao thông buôn bán
nhưng lúc đầu ít được sử dụng và mãi đến thời Đông Tấn nó mới trở nên phổ
biến.
Trong khi ấy, theo nghiên cứu của Kenneth K.S. Ch’en cũng cho thấy
rằng Phật giáo có thể từ Kasmir sang Trung Quốc bằng cả đường bộ lẫn đường
thủy. Vào thế kỷ II và thế kỷ I TCN, nếu chọn hướng đi theo đường bộ người ta
thường khởi hành từ phía Bắc Ấn Độ đến Afghanistan rồi đến Balkh và cuối
cùng đến Kashgar (Sớ lặc). Từ đây họ có thể đi đến Đôn Hoàng, một tỉnh biên
giới phía Tây Bắc Trung Quốc. Vì đến Đôn Hoàng đầu tiên nên nơi đây đã trở
thành trung tâm Phật giáo quan trọng nhất.
Các đoàn thương gia và truyền giáo cũng có thể từ Ấn Độ đến Trung Hoa
bằng con đường biển. Những hải cảng chính ở vịnh Bengal là cảng
Kaveripattanam nằm ở cửa sông Hằng. Vào thời điểm đó, tàu Trung Quốc sẽ
khởi hành từ Bharukaccha (ngày nay là Broach) nằm ở bờ Tây Ấn Độ. Sau khi
rời các cảng trên, tàu ghe có thể đi thẳng đến Java, hoặc đi theo bờ biển dọc
quanh bán đảo Malay cho đến khi đến Tonkin hoặc Canton thuộc phía Nam
Trung Quốc. Vào nửa đầu thế kỷ thứ VII, khi quyền lực của Trung Hoa không
còn ảnh hưởng lớn đến vùng Trung Á, ngày càng có nhiều Tỳ kheo chọn đường
biển làm phương tiện chính trong việc qua lại giữa hai nước Ấn – Hoa. Điển
hình là năm 671, Nghĩa Tịnh rời Trung Quốc đến Ấn Độ bằng con đường biển
này đến năm 695, ông cũng trở về bằng con đường này.
Vào khoảng thế kỷ thứ I TCN Phật giáo thật sự đã định hình một cách ổn
định ở vùng Trung Á. Sau đó, nhiều phái đoàn truyền giáo đi qua các sa mạc để
đưa Phật giáo vào các trung tâm văn minh và thịnh vượng của Trung Hoa. Trung
Hoa lúc này đang dưới sự cai trị của đế chế hùng cường và bành trướng của nhà
Nguyễn Thị Loan
K35 CN Lịch Sử

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét