
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945
11
Với số lƣợng và tình hình phân bố dân cƣ nhƣ vậy, Bắc Kỳ đã có một
nguồn lao động dồi dào. Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp ở một xứ nhiệt đới trong khi kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu. Hơn nữa,
nông dân Bắc Kỳ vốn chăm chỉ, thông minh, kiên nhẫn và rất có kinh nghiệm
trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc trồng lúa: "Trong tất cả mọi công
việc canh tác, người nông dân Bắc Kỳ đã sử dụng những phương pháp cực kỳ
thích đáng, rất tinh vi, phù hợp với các môi trường khác nhau" và "Tất cả mọi
nhà nông học đang nghiên cứu về xứ sở này đều thán phục sự thích nghi mềm
dẻo và trí quan sát của người nông dân... Tất cả đều thừa nhận tính cực kỳ
hoàn thiện của các kỹ thuật nông nghiệp khó mà có thể cải tiến thêm được
nữa. Sau khi nghiên cứu xứ sở này, họ nhận thấy rằng họ khó có thể làm tốt
hơn người nông dân, nhiều tập quán nông nghiệp mới đầu thấy có vẻ kỳ lạ đã
được những phát minh gần đây của khoa học thổ nhưỡng xác nhận là đúng".
[13, tr.58].
Vì thế, tuy có những hạn chế về tác phong lao động, sức ép về tình
trạng thiếu đất canh tác, ruộng đất manh mún do dân số quá đông gây ra,
ngƣời nông dân Bắc Kỳ vẫn là một lực lƣợng lao động quan trọng, có vai trò
quyết định trong nền sản xuất nông nghiệp. Với một nguồn lao động dồi dào,
ngƣời nông dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, Bắc Kỳ có ƣu thế để phát
triển kinh tế nông nghiệp hơn so với các vùng khác trong cả nƣớc.
Nhìn chung, Bắc Kỳ có đủ các điều kiện cơ bản, thuận lợi cho sự hình
thành và phát triển của một nền nông nghiệp nhiệt đới. Nguồn tài nguyên tự
nhiên xã hội giàu có là một trong những thế mạnh của vùng đất này, tạo ra ƣu
thế vƣợt trội, thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp Bắc Kỳ. Song đây cũng
là mảnh đất màu mỡ mà thực dân Pháp đã sớm nhận ra trong công cuộc khai
thác và bóc lột thuộc địa của mình. Những yếu tố tự nhiên xã hội trên sau này
sẽ tác động trực tiếp tới nền nông nghiệp Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1945.
12
1.3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BẮC KỲ TRƢỚC NĂM 1919
1.3.1. Tình hình sở hữu ruộng đất
Nhìn chung, sở hữu ruộng đất tồn tại 2 phƣơng thức chủ yếu là nhà
nƣớc và tƣ nhân. Ruộng đất sở hữu nhà nƣớc gồm 2 loại: nhà nƣớc trực tiếp
quản lý và ruộng đất công làng xã. Ruộng đất do nhà nƣớc trực tiếp quản lý
gồm 3 hình thức chủ yếu là: tịch điền, quan điền quan trại, đồn điền.
Tịch điền là loại ruộng đất có tính chất lễ nghi. Có từ thế kỷ X và tồn
tại cho đến triều Nguyễn. Nhà Nguyễn chủ trƣơng duy trì và mở rộng loại
ruộng này.
Năm 1832, tịch điền đƣợc mở rộng ra các địa phƣơng trên cả nƣớc, mỗi
tỉnh có 3 mẫu, 3 sào và 15 ngƣời phu tịch điền. Lấy ruộng ở khu vực phía Tây
tỉnh thành. Tuy nhiên diện tích loại ruộng này cũng chỉ dừng lại ở con số
không quá 100 mẫu, nên không gây tác dụng gì đáng kể đến chế độ ruộng đất
đƣơng thời.
Quan điền, quan trại gồm các loại ruộng ngụ lộc, thƣởng lộc, chế lộc,
quan điền, quan điền trang, quan đồn điền, quan trải... thuộc sở hữu trực tiếp
của nhà nƣớc.
Đồn điền là một hình thức khẩn hoang có từ cuối thế kỷ XVIII, kết hợp
giữa kinh tế và quốc phòng. Đồn điền tập trung ở Nam Bộ, địa điểm để lập
đồn điền phải là một nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng đất đai để khai
hoang, lực lƣợng khai hoang là các binh lính và các tử phạm. Việc khai hoang
đang tiến triển tốt đẹp thì bị dở dang do thực dân Pháp xâm lƣợc vào giữa thế
kỷ XIX.
Dinh điền là hình thức khai hoang ở duyên hải Bắc Bộ dƣới thời Minh
Mạng và Nam Bộ dƣới thời Tự Đức. Ở Bắc Bộ có 2 huyện đƣợc thành lập
13
dƣới hình thức này là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) bằng tất
cả sự cố gắng của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Từ tháng 3-1828 đến
tháng 3-1929, diện tích đã khai khẩn đƣợc ở 2 huyện là 33.590 mẫu.
Đối với 2 hình thức đồn điền và dinh điền, nhà Nguyễn đã có những
chủ trƣơng hết sức mâu thuẫn. Đó là ý định vừa muốn đẩy mạnh khai hoang
và để phát triển kinh tế xây dựng quốc phòng ổn định xã hội lại vừa mở rộng
hình thức sở hữu công cộng. Chủ trƣơng đó đã không thể tạo ra động lực đối
với ngƣời khai hoang để công việc khai hoang đạt hiệu quả.
* Ruộng đất công làng xã:
Đối với ruộng đất công làng xã, nhà Nguyễn đã có chủ trƣơng biện
pháp nhằm duy trì, bảo vệ và mở rộng. Năm 1803, nhà nƣớc đã ra lệnh cấm
các làng xã không đƣợc bán đứt hay cầm cố ruộng đất công.
Từ năm 1802 đến 1848 nhà Nguyễn đã ban hành 24 quyết định mở
rộng diện tích công điền. Tuy nhiên nhà Nguyễn có cố gắng duy trì, mở rộng
ruộng đất công thì trên thực tế diện tích loại ruộng này có xu hƣớng thu hẹp
dần và chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đầu thế kỷ XIX, diện tích ruộng đất cả nƣớc là
3.396.584 mẫu, trong đó ruộng công là 580.363 mẫu chiếm tỷ lệ 17,08%.
Ruộng công phân bố không dài giữa các vùng trong cả nƣớc. Ngay cả
trong từng vùng, từng tỉnh ruộng đất công phân bố cũng không đồng đều. Ví
dụ ở Hà Đông, tỷ lệ công điền của cả tỉnh là 14,59% nhƣng trong từng huyện
thì tỷ lệ này có khác đi. Huyện Đan Phƣợng, công điền là 37,98%, huyện
Hoài An là 4,8%, Sơn Minh là 4,55%, Thƣợng Phúc là 16,47%, Từ Liêm là
11,14%. Sự thu hẹp và phân bố không đều ruộng đất công giữa các vùng, các
tỉnh chứng tỏ rằng ruộng đất công làng xã đã dần mất vai trò trong đời sống
kinh tế nông nghiệp của nông dân Việt Nam, từng bƣớc nhƣờng đƣờng cho
một loại hình sở hữu khác là ruộng tƣ.
14
* Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân:
Đầu thế kỷ XIX, ruộng đất thuộc sở hữu tƣ nhân là 2.816.221 mẫu,
chiếm tỷ lệ 82,92%.
Ruộng tƣ phân bố không đều giữa các miền, các vùng, trong từng tỉnh.
Ở Thái Bình, tỷ lệ ruộng tƣ giữa các huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Khu vực
phía tây huyện Thụy Anh ruộng tƣ chiếm 75,2%, trong khi đó ở Kiến Xƣơng
la 37,67%. Tại Hà Đông ruộng tƣ chiếm tỷ lệ 65,34%, nhƣng phân bố không
đều giữa các huyện, tổng.
Nếu nhƣ sơ hữu lớn đƣợc duy trì ở Nam Bộ thì ở Bắc Bộ sở hữu nhỏ
(những ngƣời có sở hữu dƣới 3 mẫu ruộng) vẫn chiếm ƣu thế về tỷ lệ 96,32%.
Những ngƣời sử hữu trên 20 mẫu chiếm tỷ lệ nhỏ là 0,87%. Loại sở hữu vừa
(từ 3 - 20 mẫu) (bao gồm tầng lớp trung nông và địa chủ nhỏ) phổ biến ở Bắc
Bộ với 36,8%, số chủ và nắm giữ 69,97% ruộng đất.
Nhìn chung tình hình sử hữu ruộng đất ỏ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
vẫn đang trong tình trạng phát triển và phân hóa (tuy chƣa có mức sâu sắc).
Tƣ hữu hóa ruộng đất vẫn là một xu thế tất yếu trong lịch sử phát triển ruộng
đất ở Việt Nam. Sự phân hóa ruộng đất này đã tác động và có những ảnh
hƣởng nhất định đối với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói
chung và nông nghiệp Bắc Kỳ trƣớc 1919 nói riêng.
1.3.2. Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định về quân sự, thực
dân Pháp bắt tay vào việc khai thác và bóc lột nhân dân ta. Chúng ráo riết đẩy
mạnh hai cuộc khai thác thuộc địa (lần 1: 1897 - 1914) (lần 2: 1919 - 1929).
Để mở đầu cho công cuộc khai thác thuộc địa lần 1, toàn quyền Đông Dƣơng
Paul Doumer đã đề ra một chƣơng trình khai thác, bóc lột toàn diện trên một
quy mô lớn về mặt kinh tế tài chính, Paul Doumer chủ trƣơng:
15
1. Thiết lập một chế độ thuế khóa và thích hợp với thuộc địa với tình
hình xã hội, với phong tục dân chúng cũng nhƣ nhu cầu của ngân sách.
2. Thiết bị kinh tế với một quy mô lớn cần thiết cho việc khai thác
Đông Dƣơng.
3. Đẩy mạnh công nghiệp thƣơng mại, nông nghiệp trong khuôn khổ
của một số xứ Đông Dƣơng thuộc địa khai khẩn của Pháp.
Và cuối cùng, biến Đông Dƣơng trở thành nơi "Sẽ đem lại cho nƣớc
Pháp một căn cứ kinh tế và chính trị vững mạnh ở Viễn Đông sẽ bù lại thừa
thãi những hy sinh trong quá khứ".
Một trong những nguồn lợi đầu tiên mà chúng quan tâm tới ở Việt Nam
là nông nghiệp và ruộng đất. Vì thế, ngay từ trong khai thác đợt 1, thực dân
Pháp đã ban hành các chính sách về nông nghiệp, ruộng đất nhằm hợp pháp
hóa cho các hoạt động khai thác và bóc lột về nông nghiệp của chúng.
Chính sách nông nghiệp của Pháp trong thời kỳ này đƣợc cụ thể hóa
bằng các Nghị định, Sắc luật nhƣ sau:
* Đối với vấn đề ruộng đất thực dân Pháp đã ra 12 nghị định và thông tƣ:
- Thông tƣ ngày 25/11/1897 và 12/6/1898 liên quan đến việc xác định
các loại đất có thể nhƣợng và không thể nhƣợng.
- Nghị định ngày 22/12/1899 và 5/2/1902 về tổ chức tài sản ở Đông
Dƣơng.
- Nghị định ngày 15/1/1903 về "tổ chức lại tài sản ở Đông Dƣơng".
- Nghị định 29/7/1903 của Thống sứ Bắc Kỳ về vấn đề bảo vệ công
điền công thổ.
- Nghị định 27/8/1904 áp dụng đối với Nam Kỳ đề cập đến việc quản
lý tài sản của làng xã.
- Nghị định 8/3/1906 áp dụng đối với Bắc Kỳ đề cập đến việc quản lý
tài sản của làng xã.
16
- Nghị định 2/2/1904 và 29/8/1904 về nhƣợng đất nông nghiệp ở Bắc
Kỳ do toàn quyền Paul Beau phê chuẩn.
- Nghị định 8/11/1910 quy định về việc nhƣợng đất cho ngƣời bản xứ.
- Nghị định 19/4/1906 quy định những khoảng đất 300 ha sẽ do Thống
sứ cấp giấp sở hữu, lớn hơn 300 ha do Toàn quyền Đông Dƣơng cấp.
- Nghị định 6/3/1913 quy định việc nhƣợng đất cho ngƣời Pháp.
- Nghị định 27/12/1913 quy định tất cả những vấn đề liên quan đến
việc nhƣợng đất của chính quyền thực dân đối với ngƣời Pháp ở Việt Nam.
- Nghị định 6/3/1914 của Thống sứ Bắc Kỳ về việc áp dụng Nghị định
27/12/1913 của Toàn quyền Đông Dƣơng ở Đông Dƣơng.
Thông qua các Nghị định và Thông tƣ trên, thực dân Pháp thể hiện rõ
thái độ của chúng đối với vấn đề ruộng đất ở Việt Nam. Trƣớc hết chúng tìm
cách biến những "đất hoang", "đất sở hữu" (đất bị bỏ hoang) trở thành tài sản
cấp xứ, có quyền sở hữu của Nhà nƣớc bảo hộ. Sau đó, chính quyền thực dân
sẽ đem cấp không hoặc bán đấu giá cho bọn thực dân làm đồn điền. Chính
sách đó một mặt thiết lập quyền sở hữu của thực dân Pháp đối với ruộng đất
Việt Nam, đồng thời thông qua đó cƣớp đất và các nguồn tài nguyên nông
nghiệp khác của nhân dân Việt Nam. Đó là một chính sách ăn cƣớp trắng trợn
của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam, đã đƣợc hợp pháp hóa bằng những Nghị
định, Thông tƣ mà chúng đƣa ra.
1.4. PHƢƠNG THỨC CANH TÁC, CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
1.4.1. Phƣơng thức canh tác
Phƣơng thức canh tác và kỹ thuật trồng lúa những năm đầu thế kỷ XX
vẫn không có gì thay đổi gì nhiều so với đầu thế kỷ XIX. Vì vậy năng suất lúa
chỉ đạt đƣợc khoảng 9 tạ/ha.
Do chính sách cƣớp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp, từ 1890 - 1900
Pháp đã chiếm 322.044 ha ruộng đất ở Việt Nam. Nhiều đồn điền đã đƣợc lập

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét