
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian việt nam
thường là một hồ rộng, được bao bọc xung quanh bởi những mô đất, những
hàng cây. Nước ao hồ xanh đục, có thể che giấu các dụng cụ máy móc điều
khiển của quân rối để không cho khán giả biết. Nếu như nước quá trong, dễ
nhìn thấy rõ những dụng cụ dưới nước là làm lộ bí mật, làm giảm hứng thú.
Mặt khác, mặt nước ao hồ giữa trời, được ánh sáng mặt trời chiếu vào làm
cho nó lung linh huyền ảo, tạo ra không gian vừa thực vừa hư.
Rối nước là nghệ thuật của ao làng. Do sinh sống nơi địa hình trũng
úng, người nông dân quen với nước, hiểu về nước nên họ làm nghệ thuật bằng
nước. Ao làng được sử dụng làm khuôn viên biểu diễn, và ở đây, những vũ
điệu rối xuất hiện trên mặt nước một cách tài tình trong tiếng nhạc đệm, âm
thanh, tận dụng thiên nhiên, kết hợp màu trời, sắc nước, màu xanh của cây cối
và hoa lá.
Sự đóng góp của ao làng vào nghệ thuật múa rối là không nhỏ. Phải
nhận định rằng: Ao làng với bờ bãi quanh nó vừa đẹp cả nơi diễn lẫn nơi xem.
Buồng trò rối nước nổi lên giữa ao hòa hợp vào cảnh thiên nhiên thành một
bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Mặt nước mỗi khi có làn gió thoảng qua gợi
sóng làm bóng hình nhà rối lung linh chuyển động cùng mây trời sắc nắng.
Đàn cá rối tung tăng quẫy lộn trên mặt ao làm đàn cá thật trong ao quẫy, nhảy
theo, thực thực hư hư. Sân khấu rối nước không trang trí mà không thể kể hết
được cảnh giả biến hiện trên mặt ao cùng bóng hình nhân vật với cả sắc màu,
cử chỉ, hình khối, dáng vẻ.
Ao đã là một thành phần hữu cơ của cảnh quan thiên nhiên của đời
sống xã hội, kinh tế, tình cảm, tinh thần. “Ao không chỉ là một công trình thủy
lợi nông nghiệp nhỏ (Hydraulique agricole) thông thường mà còn là nguồn
sinh sống thiết thực hàng ngày “còn ao rau muống, còn đầy chum
tương”…Và bây giờ, ao làng lại là nơi để những nghệ sĩ nông dân múa rối
nước bày tỏ, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng của nông thôn Việt Nam” [20; 47].
7
Sinh ra trên một đất nước vùng nhiệt đới, nước nhiều hơn đất, rối nước
đã có vị trí đáng lưu ý trong nền văn minh sông Hồng, trong truyền thống văn
hóa Việt Nam.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Chúng ta có thể khẳng định rằng rối nước bắt nguồn từ những trò chơi,
từ nghệ thuật tạo hình của người lao động Việt Nam và đặc biệt là của người
nông dân. Họ là những con người chân lấm tay bùn, hàng ngày bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời, đã sống và gắn bó với nước ngay từ những ngày còn
trong bụng mẹ. Nguồn nước chính là thứ không thể thiếu đối với một cộng
đồng nông nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu: nhất lúa, nhì phân, tam
cần, tứ giống nên có thể nói nước gắn bó với người nông dân Việt, thân thiết
và máu mủ vô cùng. Họ sống, lao động, sinh hoạt… gắn liền với nước và
ngay cả khi vui chơi, giải trí cũng không tách rời khỏi yếu tố nước.
Rối nước manh nha từ trong công cuộc trị thủy – một trong bốn họa
nguy hiểm hàng đầu đó là thủy (nước), hỏa (lửa), đạo (trộm), tặc (giặc).
Những người dân Việt cổ đã thành công không chỉ trong việc cải tạo thiên
nhiên, bắt nó làm ra hạt gạo nuôi sống mình mà còn phục vụ cho đời sống
tinh thần của bản thân. Múa rối nước chính là biểu hiện cho tài năng, óc sáng
tạo của con Lạc cháu Rồng đựa trên hoàn cảnh của một vùng nhiệt đới có
lượng mưa cao và diện tích nước lớn.
Trên thế giới có khá nhiều cộng đồng sinh sống bằng nghề nông, những
quốc gia với diện tích nước lớn nhưng múa rối nước với sân khấu mặt nước
đặc sắc và độc đáo này chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Những con rối thô sơ của
nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu trong những trò chơi tự phát đã dần hoàn
thiện với trình độ tinh vi và nghệ thuật hơn đen lại một loại hình nghệ thuật
đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn bởi sự kì diệu và biến hóa khôn cùng.
8
Như vậy, bên cạnh điều kiện tự nhiên, đặc trưng kinh tế thì sự tài năng
và trí tuệ, óc sáng tạo của con Lạc cháu Rồng là yếu tố quyết định cho sự ra
đời của nghệ thuật rối nước Việt Nam.
1.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội
Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ trò chơi của nhân
dân lao động, đặc biệt là của những người nông dân, những người thợ thủ
công ở nông thôn sáng tạo nên. Nông thôn Việt Nam, với cảnh thiên nhiên
của đồng ruộng, với lũy tre, ao cá, con sông, con rạch, cây đa, giếng nước,
đình làng… Nông thôn Việt Nam với con trâu đang ăn cỏ ngoài bờ đê, ngoài
cánh đồng, có đàn sáo ríu rít bay quanh, có con cò bay lả bay la, có cánh diều
sáo vang lên những âm thanh quen thuộc, có tiếng giã gạo và tiếng chuông
chùa xa xa. Những cảnh vật và âm thanh ấy đã tạo nên cho người nông dân có
một tình cảm riêng biệt, thắm thiết nồng nàn, đậm đà tình yêu quê hương đất
nước. Dù cho thiên tai hay địch họa, người nông dân cần cù và yêu nước, vẫn
bám chặt lấy mảnh đất thiêng liêng, từ bao đời nay không lúc nào ngơi công
việc cấu tạo mảnh đất đó, xây dựng những con người ở nơi đó, làm thế nào để
tất cả đều trở nên đậm đà hơn, thắm thiết hơn.
Chính hoàn cảnh thiên nhiên và hoàn cảnh đấu tranh cho quê hương
như vậy, đã đưa tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam vào nghệ
thuật múa rối nước.
Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình
thường thích thú với nhiều người. Nếu không phải là những người sống ân
tình với nước tới mức “sống ngâm da, chết ngâm sương” như cư dân trồng lúa
nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật
rối nước, lòng yêu mến giữ gìn nó đến nghiệt ngã chỉ “cha truyền con nối” và
bảo tồn nó qua bao biến thiên lịch sử của hàng nghìn năm dựng nước – giữ
nước tới giờ.
9
Nghệ nhân rối nước thường là những nông dân ở lứa tuổi trung niên trở
lên, chuyên tay cày, tay cuốc, quanh năm lăn lộn với hòn đất cây lúa, ngày
ngày hai sương một nắng ngoài đồng ruộng, nên coi việc múa rối nước như là
một thú ăn chơi. Họ đóng tiền góp gạo dựng phường lập hội, tạc quân, chế
máy – bỏ nhiều công sức ra đóng cọc, căng dây, dựng buồng trò, luyện tập,
biểu diễn mà không đòi hỏi tiền thù lao mà chỉ mong vui làng vui xóm. Họ
làm nghệ thuật một cách bình dị, tự phát, tự nguyện và hi sinh cao độ. Nghệ
thuật này không phù hợp với phụ nữ, phần vì sức khỏe, phần vì tục lệ, phần vì
rối nước xưa chưa thật chú trọng vào diễn lời, mà chỉ cốt thể hiện hành động
bằng động tác.
Múa rối nước thể hiện tư duy văn hóa Việt Nam gốc nông nghiệp lúa
nước. Rối nước là sản phẩm của tư duy nông nghiệp với các hoạt động sống
gắn liền với điều kiện thiên nhiên nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình bị chia cắt
bởi hệ thống sông ngòi, ao, hồ dày đặc. Việc tận dụng mặt nước làm sân khấu
trình diễn là thể hiện thành quả văn hóa nảy sinh từ sự thích nghi với môi
trường thiên nhiên trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sinh
ra và gắn bó với nước, họ đã hòa hợp với môi trường nước và xem nó là một
người bạn gần gũi, góp phần cùng họ tạo nên bộ môn nghệ thuật này.
Múa rối nước cũng là nghệ thuật của hội làng. Ta gặp ở đây các nghi
thức như: tế lễ, thui trâu, rước kiệu, cắm cờ hay các trò chơi dân gian như:
kéo co, đánh đu, đánh vật, trọi trâu, múa sư tử... Ngoài ra còn phải kể đến các
trò vui khác diễn ra trong dịp hội làng như: sư gõ mõ, vãi tụng kinh… ở chùa.
Có thể nói hầu hết các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng
làng xóm đều được quân rối nước tái hiện. Thêm vào đó, các nghệ nhân rối
nước đã tái hiện trên sân khấu của mình cuộc sống lao động bình thường: cày,
bừa, chăn trâu, gánh cỏ, xay lúa, giã gạo… bên cạnh việc phản ánh sinh hoạt
tinh thần thì sân khấu rối nước phản ánh cả sinh hoạt văn hóa vật chất.
10
Trong lũy tre xanh, sân khấu rối nước chính là kết tinh của các giá trị
văn hóa dân gian. Và thứ “đặc sản văn hóa lúa nước” quả là miếng đất tốt cho
người nông dân – nghệ sĩ tỏ bày tài nghệ, lòng mong muốn, lòng tự hào, niềm
suy tư và tình cảm của mình với cộng đồng làng xóm.
1.2.
SỰ RA ĐỜI CỦA MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM
Theo giáo sư Trần Văn Khê và nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng thì
nguồn gốc, xuất xứ của múa rối nước cho đến nay không ai biết chính xác.
Nhiều nghệ nhân lão thành có nhắc lại theo trí nhớ đại khái về thời điểm ra
đời của múa rối nước, nhưng không có đủ cơ sở tư liệu để khẳng định tính
khoa học lịch sử. Cái mà chúng ta hiện viện dẫn về nguồn gốc của múa rối
nước là từ tấm bia “Sùng Thiện Diên Linh”.
Tuy thế, chúng ta có thể khẳng định dưới thời Lý (1010 – 1225) thì
nghệ thuật múa rối nước của dân tộc đã khá phát triển. Bia “Sùng Thiện Diên
Linh” dựng năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) tại chùa Đọi
(Phủ Lý – Hà Nam) đã chứng minh cho điều này.
Văn bia “Sùng Thiện Diên Linh” có tên đầy đủ là tấm bia “Đại Việt
quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh” do Thượng thư bộ hình của
vua Lý Nhân Tông là Nguyễn Công Bật soạn. Tác giả đã kể về việc vua Lý
Nhân Tông tổ chức một buổi lễ long trọng nhân dịp kỉ niệm ngày sinh vua
cha trong đó có biểu diễn múa rối tại bến sông Trường Lô (sông Hồng):
“Gặp lúc Trung thu cảnh đẹp, muôn việc nghỉ ngơi
Vua cho mở cổng lớn hoàng cung
Lên xe ngọc mà ra chín lần cửa
Cưỡi xe vàng mà rong ruổi đường to
…
Hướng Trường Lô sông biếc
Ngự điện báu Linh Quang” [18; 40].
11
Ở văn bia này, trò rối nước được miêu tả cụ thể:
“Thả Rùa Vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn…
Phơi mai để lộ bốn chân, dưới lòng sông lờ lững
Rùa Vàng liếc mắt nhìn bờ
Hé môi phun nước
Ngửa trông dải mũ nhà vua
Cúi xét bàn trời lồng lộng
Trông vách núi cheo leo
Dàn nhạc Thiền réo rắt
Cửa động mở ra
Thần tiên xuất hiện
Đều là giáng điệu Thiên cung
Há phải phong tư trần thế
Các nàng vươn tay nhỏ, dâng khúc Hồi phong
Nhăn mày thúy, ca ngợi vận đẹp
Chim quý từng đàn ca múa
Các con thú chạy loăng quăng
Người đi hái củi, thợ săn giương cung”... [18; 39].
Đó chính là trò rối nước “Kim Ngao”. Quân rối rùa vàng to lớn quá
mức tưởng tượng. Nó mang trên lưng cả một sân khấu rối cạn có cấu tạo ba
ngọn núi có mấy cái động vậy mà vẫn phơi ra, bốn chân rùa vẫn lộ rõ trên
dòng sông chảy lững lờ và dập dờn sóng vỗ. Rùa vàng ngửa đầu chầu vua,
liếc mắt nhìn bờ và hé môi phun nước. Rùa vàng diễn trò trong tiếng nhạc
thiền réo rắt để rồi sân khấu rối cạn mở ra để trình diễn: các nàng tiên múa hát
khúc Gió về, hát bài ca ngợi vận tốt các con vật làm trò, cảnh người đi hái củi,
cảnh đi săn… “Sân khấu Rùa vàng này sau đó lại được kéo lên bờ để vừa
biểu diễn vừa làm trò” [37; 37].
12

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét