
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858)
11
hình chữ S, địa vực cƣ trú mang tính chất đặc trƣng của từng tộc ngƣời, cũng
nhƣ những yếu tố kinh tế, xã hội văn hóa của từng tộc ngƣời. Và tìm hiểu về
chính sách đối với các dân tộc thiểu số của các triều đại phong kiến Việt Nam
trƣớc thế kỷ XIX, cụ thể là các triều đại: Triều đại Lý – Trần, triều đại Lê sơ
và nhà nƣớc thời Lê Mạt.
Chương 2. Chính sách của nhà Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam (1802 – 1858). Nội dung của chƣơng góp phần tìm hiểu đầy đủ
chính sách của nhà Nguyễn đối với từng vùng miền cụ thể về tất cả các mặt
chính trị, kinh tế, xã hội. Chƣơng 2 cũng tập trung đánh giá hệ quả chính sách
dân tộc của nhà Nguyễn. Đây là phần nhìn nhận lại những chính sách của nhà
Nguyễn đối với vùng “phên dậu” của đất nƣớc. Từ đó, đánh giá lại những yếu
tố tích cực và những yếu tố chƣa làm đƣợc, tất cả là bài học, là kim chỉ nam
cho hoạt động của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay đối với dân tộc
thiểu số Việt Nam.
12
CHƢƠNG 1 CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
TRƢỚC THẾ KỶ XIX
1.1. KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử và địa vực cƣ trú
1.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Trong khung cảnh của Đông Nam Á, Việt Nam tựa nhƣ một trục giữa
trải dài theo hƣớng Bắc Nam bao quanh bởi đất liền và quần đảo. Với diện
tích 329.566km2 toàn bộ lãnh thổ nằm ở Bắc bán cầu giữa 8o30'' và 23o24'' độ
vĩ Bắc, 102o8'' và 109o30'' độ kinh Đông. Từ điểm cực Bắc trên cao nguyên
Đồng Văn (Lũng Cú) đến điểm cực Nam là mũi Cà Mau, chiều dài là
1650km. Nơi rộng nhất từ Móng Cái trên vịnh Bắc bộ, đến ngã ba đƣờng biên
giới Việt Lào - Hoa (A Pa Chải) chừng 600km. Nơi hẹp nhất là tuyến ngang
từ Đồng Hới, tới thung lũng Cà Ròn giữa đƣờng biên giới Việt - Lào là 50km.
Nhƣ vậy, Việt Nam có vị trí nhƣ một cầu nối về nhiều mặt với các nƣớc láng
giềng Đông Nam Á. Việt Nam là một nƣớc có nhiều dân tộc. Trên lãnh thổ
Việt Nam ngày nay, qua sự tồn tại của những nền văn hoá khảo cổ đã chứng
minh rằng, ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài ngƣời nơi đây đã có con
ngƣời sinh sống. Buổi đầu thƣa thớt rồi sinh sôi nảy nở ngày một thêm đông,
về sau lại tiếp nhận thêm các dòng ngƣời từ bốn phƣơng tụ lại. “Đất lành
chim đậu cứ nhƣ thế đến những thế kỷ gần đây, khoảng trời này lúc có biến
cố xảy ra quanh các khu vực láng giềng. Đất chật, ngƣời đông, thiên tai, đói
kém, tranh chấp lãnh thổ và sự tan rã của các triều đại phong kiến. Cho nên
không lấy gì làm lạ khi nhìn lại đại thể một đất nƣớc không rộng lắm, đồng
bằng và đất đai trồng trọt không nhiều mà có tới 54 dân tộc, bao gồm hàng
trăm nhóm dân tộc hoặc nhóm địa phƣơng cùng cƣ trú. Họ đại diện cho hầu
hết các hệ ngôn ngữ miền Hoa Nam và bán đảo Đông Dƣơng. Tới quê hƣơng
13
mới, họ đã chia nhau khai phá vùng đất cao mà núi rừng bạt ngàn từ Nam chí
Bắc là nguồn tài nguyên tƣởng chừng nhƣ vô hạn” [9, tr.16]. Nhân dân Việt
Nam bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, nhƣng đều tích hợp lại
thành một cộng đồng dân tộc thống nhất nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc
kết: “Nƣớc Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi
có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Nhiều truyền thuyết phổ
biến trong dân gian đã phản ánh mối quan hệ khăng khít về nguồn gốc lịch sử,
văn hoá vốn có giữa các dân tộc trong đại gia đình tổ quốc Việt Nam: Ngƣời
Việt có truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, truyền thuyết “đẻ đất đẻ
nƣớc” của ngƣời Mƣờng, truyền thuyết “quả bầu Mƣờng Then” của ngƣời
Thái…
Ngay từ khi hậu kỳ đá cũ, Việt Nam đã là nơi tụ cƣ của nhiều thành
phần cƣ dân. Do điều kiện phải chống chọi với thiên nhiên và kẻ thù bên
ngoài để tồn tại và phát triển, các tộc ngƣời đã vƣợt qua sự khác biệt về tiếng
nói, văn hóa để tụ nhau lại, dựa vào nhau mà sinh tồn. Các nhà khảo cổ học
đã tìm thấy dấu vết của ngƣời nguyên thủy ở: Di chỉ Núi Đọ (Thanh Hóa),
răng ngƣời vƣợn ở Bình Gia (Lạng Sơn), Ở hang Hùm (Yên Bái), hang Kéo
Lèng (Lạng Sơn), hang Thung Lũng (Ninh Bình)… Cuộc sống của cƣ dân
diễn ra hàng vạn năm trong hoàn cảnh địa lí giống nhau, do vậy sự khác biệt
của từng cộng đồng trở nên thứ yếu và nảy sinh những nét đồng điệu về ngôn
ngữ, văn hóa đặc biệt là ý thức gắn bó đoàn kết cùng nhau tồn tại.
Việt Nam bƣớc vào giai đoạn đồ đồng cách đây khoảng bốn nghìn năm
(văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đây là một bƣớc
ngoặt lớn lao trong lịch sử Việt Nam. Do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất,
yêu cầu của công cuộc chinh phục thiên nhiên, yêu cầu tự vệ chống giặc và do
nhu cầu trao đổi giao lƣu kinh tế, văn hóa ngày càng đƣợc đẩy mạnh, giữa các
bộ lạc có xu hƣớng tập hợp nhau lại và thống nhất với nhau đã hình thành nhà
14
nƣớc đầu tiên – Nhà nƣớc Văn Lang vào khoảng thế kỷ thứ VII trƣớc công
nguyên. Thời kỳ nhà nƣớc Văn Lang của Hùng Vƣơng là một thời kỳ rất quan
trọng trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ này đa tạo dựng nền tảng của dân tôc
Việt Nam, nền tảng văn hóa và truyền thống tinh thần Việt Nam.
Vào cuối thế kỷ thứ III trƣớc công nguyên, nƣớc Văn Lang suy yếu,
Thục Phán - vị thủ lĩnh liên minh bộ lạc Âu Việt ở vùng thƣợng du Bắc bộ đã
hợp nhất với nƣớc Văn Lang của ngƣời Lạc Việt, lập ra nƣớc Âu Lạc. Năm
179 trƣớc công nguyên nƣớc Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lƣợc, mở đầu cho thời
kỳ đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc, kéo dài hơn một nghìn năm. Trong suốt
thời đô hộ đó, dân tộc Việt Nam đã nổi dậy không ngớt chống lại ách thống trị
của phong kiến phƣơng Bắc: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng (năm 40 43) đã lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, trong một thời gian ngắn lập nên một
vƣơng triều độc lập. Giữa thế kỷ VI, Lý Bí lật đổ ách thống trị của nhà Lƣơng
lập ra nƣớc Vạn Xuân.
Thế kỷ X, Khúc Thừa Dụ đánh đổ ách thống trị của nhà Đƣờng, tiếp đó
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã mở ra thời đại
độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc. Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống
ở Chi Lăng (Lạng Sơn) củng cố nền độc lập dân tộc thêm một bƣớc mới. Từ
đầu thế kỷ XI trở đi, chế độ phong kiến trung ƣơng tập quyền ngày càng đƣợc
củng cố với các triều đại Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, mỗi triều đại trong quá trình
phát triển của mình đều có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Triều Nguyễn đƣợc thành lập vào năm 1802, mặc dù đã có
những cố gắng để ổn định tình hình đất nƣớc, nhƣng mọi chính sách của nhà
Nguyễn đều tập trung vào việc củng cố quyền lực của vƣơng triều: Độc tôn
Nho giáo, kìm chế công thƣơng, bế quan toả cảng... đã không đem lại kết quả
mà còn làm mất đi khả năng vƣơn lên cùng thời đại của dân tộc làm suy kiệt
sức đề kháng của đất nƣớc trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của tƣ bản phƣơng Tây.
15
Năm 1858, tiếng súng của thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng mở
đầu cho quá trình xâm lƣợc nƣớc ta, kết quả là sự thất của nhà Nguyễn, nhân
dân ta bị thực dân Pháp đô hộ gần 80 năm. Cách mạng tháng 8 năm 1945
thành công, với chiến dịch Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu và sau đó,
cùng với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng
hai đế quốc Pháp, Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nƣớc.
Đến đây, chứng tỏ các thành phần dân tộc ở Việt Nam đều có cùng một nguồn
gốc lịch sử và văn hoá, khối cộng đồng các tộc ngƣời... đƣợc củng cố phát
triển qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhƣng đầy vinh quang... Trên cơ
sở khối cộng đồng tộc ngƣời ấy, dân tộc Việt Nam đƣợc hình thành đi đôi với
việc hình thành quốc gia dân tộc thống nhất. Dân tộc Việt Nam ở đây không
chỉ riêng một tộc ngƣời nào mà bao gồm tất cả các thành phần dân tộc đa số,
thiểu số, miền xuôi, miền ngƣợc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam, đã
đem bàn tay của mình góp phần xây dựng tổ quốc chung. Dân tộc Việt, dân
tộc đóng vai trò chủ chốt trong việc dựng nƣớc và giữ nƣớc, đã có một nền
văn hoá phát triển cao, có chữ viết và lịch sử thành văn. Nhiều dân tộc thiểu
số cũng nhƣ dân tộc Việt đều là con cháu của ngƣời Việt cổ đại, là chủ nhân
của nền văn hoá đồng thau Đông Sơn nổi tiếng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, do vị trí địa lý của mình, trong quá trình lịch
sử, nhiều tập đoàn ngƣời do nhu cầu sinh hoạt hoặc những biến cố lịch sử
nhất định, đã di cƣ từ miền Hoa Nam Trung Quốc xuống, từ Lào, Căm-puchia sang, từ các đảo ở ngoài biển vào Việt Nam để làm ăn sinh sống, hoặc để
lánh nạn. Thế kỷ thứ III (TCN), Thục Phán hợp nhất hai tộc ngƣời lớn Tây
Âu hay Âu Việt, tổ tiên ngƣời: Tày, Thái, Nùng và Lạc Việt là tổ tiên của
ngƣời Mƣờng, Việt. Khoảng thế kỷ XI-XII các tập đoàn ngƣời Thái di cƣ từ
miền Nam Trung Quốc xuống miền Tây Bắc Việt Nam, sau đó đi vào thƣợng
du Thanh Hoá, Nghệ An. Thế kỷ XV-XVI đồng bào Mông di cƣ vào miền
16
Bắc Việt Nam từ các địa phƣơng khác nhau thuộc tỉnh Hoa Nam Trung Quốc,
đến Việt Nam họ chia thành nhiều nhóm khác nhau vì họ sống rất phân tán ở
các vùng núi cao: Đồng Văn – Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai... Các tộc ngƣời
Khơ Mú, các dân tộc Trƣờng Sơn và Tây Nguyên thuộc lớp cƣ dân lâu đời ở
Việt Nam. Ngôn ngữ của các dân tộc nƣớc ta thuộc nhiều dòng ngôn ngữ
khác nhau:
Dòng ngôn ngữ Nam Á:
+ Ngôn ngữ Việt - Mƣờng: Việt, Mƣờng, Thổ, Chứt.
+ Ngôn ngữ Môn - Khơme: Khơme, Bà Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê,
Mnông, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Gié-Triêng, Mạ, Khơ Mú, Co, Tà ôi,
Chơ ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu, Ơdu, Rơ Măm.
+ Ngôn ngữ Tày - Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao Lan, Sán
Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố y.Ngôn ngữ Mông - Dao: Mông, Dao, Pà Thẻn.
+ Ngôn ngữ Nam Á khác: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pupéo.
Dòng Nam Đảo: Giarai, Êđê, Chăm (Chàm), Raglai, Churu.
Dòng Hán - Tạng:
+ Ngôn ngữ Hán: Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu.
+ Ngôn ngữ Tạng - Miến: Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
Tiếng Việt đƣợc dùng làm phƣơng tiện giao tiếp của tất cả các dân tộc,
là tiếng nói chính thức của Nhà nƣớc, là công cụ xây dựng ý thức dân tộc
thống nhất, đƣợc coi là quốc ngữ.
Mặc dù ngôn ngữ khác nhau và có những sắc thái văn hoá, phong tục
tập quán riêng, nhƣng trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc họ đã gắn bó
với nhau trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam thống nhất.
1.1.1.2. Địa vực cư trú
Đất nƣớc Việt Nam là một khối thống nhất, đƣợc chia làm ba vùng:
vùng đồng bằng, vùng đồi trung du, vùng núi. Các vùng có mối quan hệ với

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét