
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Hoạt động của nhà máy dệt nam định trong quá trình đổi mới (1986 2011)
Chƣơng 1
SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY DỆT NAM ĐỊNH
TRƢỚC NĂM 1986
1.1.SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ MÁY DỆT NAM ĐỊNH
Tỉnh Nam Định nằm ở phía đông nam đồng bằng sông Hồng, nơi có giao
thông thủy bộ đều thuận lợi, đất đai phì nhiêu, màu mỡ có thể trồng lúa và
nhiều cây công nghiệp đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp
phần cho sự phồn thịnh trong vùng châu thổ sông Hồng.
Từ thời Trần, miền đất Nam Định thuộc lộ Thiên Trường, lộ đứng đầu cả
nước về nguồn sản vật phong phú. Riêng hương Tức Mặc là nơi có hành cung
của Thượng Hoàng được đặc cách thành phủ Thiên Trường, mọi người coi là
“Thành Nam xưa”. Từ đây, những nghề thủ công đã phát triển ngay trên miền
đất này, vừa phục vụ cho triều đình, vừa cung cấp cho nhân dân quanh vùng
và cho quân doanh của triều Trần. Đặc biệt là những người thợ dệt khéo tay,
họ đã làm ra những tấm lụa là, gấm vóc bằng tơ tằm ở địa phương dùng vào
việc may y phục cho Thượng Hoàng và Vua quan cùng những người trong
dòng tộc triều Trần.
Nhà Trần lại cho phép thương nhân nước ngoài được cư trú làm ăn buôn
bán ở nhiều nơi, sự thông thương dễ dàng đã tạo điều kiện cho hàng hóa sản
vật vùng Nam Định vượt ra ngoài địa phương, tạo điều kiện nhiều làng nghề
quanh vùng phát triển.
Làng Phù Long xưa, nơi gần hương Tức Mặc nhất “Dù đi buôn đâu, bán
đâu - Cũng về giữ đất trồng dâu nuôi tằm” đã nổi tiếng là nơi có nghề trồng
dâu, nuôi tằm.
Nhiều làng làm nghề dệt được gọi là làng nghề “vành đai” của Thành
Nam như:làng Qủa Linh (Vụ Bản), làng Thịnh (Mỹ Hưng - Mỹ Lộc), làng
11
Nhân Hậu (Lý Nhân - Hà Nam), làng Báo Đáp(Nam Trực). . . và còn nhiều
làng dệt nơi khác đã có mối quan hệ chặt chẽ với các phường nghề, phố nghề
của “Thành Nam xưa”.
Thành phố Nam Định thời thuộc địa là nơi buôn bán các sản phẩm vải
sợi, tơ lụa nổi tiếng khắp cả nước “vải tơ Nam Định”. . . Tại nơi đây buôn bán
các sản phẩm dệt của địa phương, của tỉnh ngoài và của các nước quanh vùng
như: vải rồng (Văn Giang, Hưng Yên), vải nhuộm của Báo Đáp, Báo Thượng,
Hiệp Luật, Tương Lam (Nam Trực), vải màn và hàng dệt của Qủa Linh, Vân
Cát, Lập Vượng, Bảo Ngũ (Vụ Bản). . . Có cả hàng gấm vóc từ Trung Quốc
qua người Hoa mang sang, hàng vải Ấn Độ tới. Các sản phẩm dệt sợi bông, tơ
lụa đều được buôn bán ở phố Khách (Hoàng Văn Thụ), phố vải màn và đặc
biệt là ở chợ Rồng.
Năm 1883 thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Nam Định.Sau khi giải
quyết xong về quân sự, chúng bắt tay vào thực hiện chính sách khai thác
thuộc địa để vơ vét tài nguyên. Qua một thời gian thăm dò nghiên cứu, thực
dân Pháp phát hiện ở Nam Định có những điều kiện thuận lợi. Ngoài những
yếu tố tự nhiên thì ở đây lao động đông, rẻ mạt, lại có nghề thủ công truyền
thống. . . về địa hình chúng coi Thành Nam là trọng điểm khống chế con
đường Hà Nội ra biển Đông bằng sông Hồng và thuận tiện giao lưu với các
tỉnh khác. Nam Định lại là vùng trọng điểm công giáo thế lực mạnh, sẽ có lợi
nếu mở được cảng Nam Định cho người Âu giao thương, cảng Nam Định sẽ
cạnh tranh với cảng Hải Phòng. Nghề dệt ở đây quả thực chiếm hàng đầu
trong số những công nghệ. Các công ty đã đổ xô vào xây dựng các cơ sở sợi,
vải, tơ lụa ở toàn cõi Đông Dương trong đó có Nam Định, do công ty bông
sợi của nhóm A.Đuypơre thành lập, đây là công ty mạnh. Dựa và ưu thế về
kinh tế, uy lực về chính trị, Công ty bông sợi Bắc Kỳ dần dần thâu tóm toàn
bộ việc sản xuất kinh doanh ngành sợi, dệt về mình, cạnh tranh dữ dội với
12
Công ty Bông vải sợi khác ở Đông Dương cũng như trong chính quốc (nước
Pháp).
Tại Nam Định thế kỷ thứ XVII, nhiều lái buôn Trung Quốc đã xâm nhập
vào thị trường Nam Định. Lúc đầu số lái buôn này sống chủ yếu bằng nghề
kinh doanh thuốc bắc và buôn thóc gạo từ Nam Định để đưa về bán tại
Thượng Hải. Bên cạnh những mặt hàng trên, họ còn đặc biệt quan tâm đến
hàng tơ lụa. Năm 1889, một Hoa kiều tên Bá Chí Hội xuất thân từ mại bản
cho các hàng buôn người Pháp, đã lập ra một xưởng kéo sợi theo lối thủ công,
xưởng lúc này chỉ 9 chiếc máy kéo sợi và gần 100 công nhân với diện tích sản
xuất không đáng kể
Năm 1900 Công ty Bông sợi Bắc Kỳ thấy rõ Nam Định có nhiều ưu thế
thuận lợi cho công việc kinh doanh ngành dệt hơn bất kỳ nơi nào khác tại
Đông Dương. Một số lớn tư bản Pháp trong Công ty đứng đầu là A.Đuypơrê
đã hùn vốn với Bá Chí Hội để cùng kinh doanh. Trong quá trình Đuypơrê
dựa vào uy lực chính trị của Pháp và sự hiểu biết thị trường dần dần độc
chiếm quyền quản lý trở thành chủ nhà máy, gạt Bá Chí Hội xuống hàng phụ
thuộc, chúng khôn khéo dùng Bá Chí Hội chuyên giới thiệu bán hàng gần như
một đại lý. Kể từ lúc hợp tác làm ăn từ năm 1900 đến năm 1902, Công ty
Bông sợi Bắc Kỳ đã xây dựng được ban Trị sự tại Nam Định để điều hành
việc sản xuất tại nhà máy Sợi. Hội đồng quản trị lúc ít nhất có 5 ủy viên,
nhiều nhất là 9 ủy viên, thời hạn của các ủy viên là 6 năm. Số nhân viên trực
tiếp điều hành gồm 35 người Pháp và người Âu. Vốn ấn định cho nhà máy
Sợi Nam Định là 5 triệu Phờrăng, được chia làm 4000 cổ phần với giá mỗi cổ
phần là 1250 Phờrăng. Riêng A. Đuypơrê có tới 1570 cổ phần, được coi là
chủ Nhất của nhà máy Sợi Nam Định. Những ủy viên trong hội đồng quản trị
phải có chủ sỡ hữu của 15 cổ phần trở lên. Chủ tịch hội đồng quản trị là Bơ
noa (con rể của Đuypơrê). . .
13
Như vậy là đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Công ty Bông sợi
Bắc Kỳ đã thâu tóm toàn bộ việc sản xuất kinh doanh dệt, sợi trên toàn cõi
Đông Dương. Do có nhiều thuận lợi, nhà máy sợi Nam Định trở thành cơ sở
hoạt động chủ yếu nhất của Công ty Bông sợi Bắc Kỳ.
Địa điểm của nhà máy sợi Nam Định được xây dựng ở một mặt bằng có
nhiều đầu mối giao thông lớn trong tỉnh như đường quốc lộ 10, 12, 21, 55. . .
Trục đường chính của thành phố đi giữa trung tâm của nhà máy, cách nhà
máy 500 mét về phía Tây là ga xe lửa Bắc - Nam, là tuyến đường chở hàng
hóa, nguyên liệu cho nhà máy, chuyển sản phẩm của nhà máy đến nhưng nơi
tiêu thụ. Cách 200 mét về phía Nam là sông Đào có cảng, đường sông lớn
nhất của tỉnh. Từ bến cảng thành phố, ca nô tàu thủy theo đường sông ra biển
hoặc đi các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Hà Nội, Hải
Phòng. . .
Với phương pháp bóc lột và tích lũy tư bản chủ nghĩa đã mở rộng quy
mô sản xuất nhà máy sợi Nam Định với tốc độ khá nhanh.
- Năm 1900 xây dựng nhà máy sợi “A” và xưởng cơ khí
- Năm 1913 xây dựng nhà dệt A và xưởng tẩy nhuộm
- Năm 1918 xây dựng xưởng Chăn
- Năm 1922 xây dựng xưởng sợi “B”
- Năm 1924 xây dựng xưởng Dệt
- Năm 1927 xây dựng xưởng cán bông
- Năm 1929 xây dựng xưởng dệt “C”
- Năm 1931 xây dựng nhà máy Điện phục vụ nhành Sợi, Dệt (một nhà
máy điện lớn nhất Đông Dương)
- Năm 1937 xây dựng Sợi “C” với 51000 cọc sợi.
Tính đến năm 1940 nhà máy sợi Nam Định đã có 3 xưởng sợi gồm 28
máy với 106036 cọc sợi, 3 xưởng dệt 1400 máy, một xưởng Chăn 49 máy,
14
máy móc thiết bị phần lớn sản xuất tại Pháp, Đức. Ngoài ra bọn chủ còn xây
dựng hệ thống nhà kho lớn để chứa sản phẩm và nhiều biệt thự sang trọng
phục vụ cho việc cai trị và đời sống xa hoa của chúng.
Mục đích phát triển của nhà máy sợi Bắc Kỳ nói chung và nhà máy sợi
Nam Định nói riêng ngoài thu lợi nhuận cao, chúng còn nhằm bổ sung cho
công nghiệp chính quốc, vì sợi sản xuất ở Pháp đưa sang thì chi phí vận
chuyển cao hơn. . . “cho nên dù có đạo luật 1892 của hàng rào thuế quan thì
sợi của Pháp cũng không thể nào cạnh tranh nổi. Trái lại lập ra các nhà máy
sợi ở Việt Nam Pháp có điều kiện tuyển nhân công trong số những người thủ
công phá sản ở các làng nghề lân cận trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em có
thể nhận tiền công rẻ mạt” [1,tr.13 ]. Mặt khác sợi sản xuất ra gặp được ngay
một thị trường tiêu thụ sẵn có.
Ở các vùng dệt địa phương, một phần sợi được bán cho các thương nhân
để buôn bán lại.Vào lúc đó các vùng dệt vải “có khoảng 5440050 khung dệt
tay và 3200 dệt máy và khung dệt kim. Việc mở rộng các xưởng dệt còn
nhằm lợi dụng nguồn vật liệu chủ yếu do nhà máy cung cấp để sản xuất vải tại
chỗ, với nguồn nhân công rẻ mạt, chủ nhà máy sợi còn nhằm cạnh tranh trực
tiếp với nghề dệt thủ công của nhân dân địa phương” [1, tr13-14] .
Điều đáng chú ý là: Mặc dù hoạt động của nhà máy sợi ngày càng quan
trọng, song bọn tư bản Pháp không hề nghĩ đến việc phát triển nghề trồng
bông để làm cho nước ta có khả năng tự cung, tự cấp về nguyên liệu cho nghề
kéo sợi. Phần lớn nguyên liệu phải nhập từ nhiều nước như Ấn Độ, Ai Cập,
Mỹ, Tây Phi (thuộc Pháp) Xu Đăng, Brazin, Trung Quốc. . . Mặc khác để giải
quyết mâu thuẫn chính ngay trong mục đích của tư bản Pháp vừa độc chiếm
thị trường sợi, vừa cạnh tranh thắng lợi trên thị trường vải ở Việt Nam, thì
biện pháp hàng đầu mà chúng nghĩ ra là phải hạn chế việc cung cấp sợi, hoặc
sản xuất ra loại vải tốt hơn mà giá trị hạ hơn, để tiêu diệt nghề dệt địa phương
15
thông qua thị trường. Song nếu nghề dệt bị tiêu diệt thì mục đích độc chiếm
thị trường sợi, tức sợi bán ra lại không không thực hiện được, chính vì thế mà
bọn chủ nhà máy Sợi đã chọn biện pháp vừa chung sống, vừa tiêu diệt đối với
nghề dệt vải ở địa phương. Kết quả tình trạng trên là nhu cầu về vải của nhân
dân cũng không được thỏa mãn ở mức thấp.
Bọn chủ Công ty Bông sợi Bắc Kỳ còn đặc biệt quan tâm đến vốn đầu
tư, lấy 25% số lãi hàng năm gộp vào vốn cũ làm vốn mới. Số vốn bỏ ra năm
1925 là 5000000 Phờrăng thì số lãi thu về của năm 1925 gấp 5,5 lần so với số
vốn bỏ ra. Điều đó thể hiện rõ Công ty Bông sợi Bắc Kỳ đã dùng mọi thủ
đoạn để bóc lột triệt để sức lao động của công nhân, đồng thời dùng bông nội
để hạ giá thành và phá thế cạnh tranh của sợi ngoại nhập vào Bắc Kỳ, Công ty
Bông sợi Bắc Kỳ đã để sợi đó tràn ra thị trường, rồi bất thình lình ra lệnh hạ
giá sợi nội 3 đến 10 đồng, làm như thế các nhà nhập sợi ngoại sẽ hoảng lên,
bán hạ giá dẫn đến lỗ vốn nặng, không giám nhập sợi ngoại trong một thời
gian dài.
Về mặt sản lượng từ 1935 đến 1940 trung bình mỗi năm nhà máy sản
xuất trên 20 triệu mét vải, 9 triệu cân sợi, hơn một triệu chiếc chăn và hàng
chục vạn cân bông thấm nước cho ngành y tế, phần lớn những sản phẩm này
được bán rộng rãi trên thị trường trong nước với giá cắt cổ. Ngoài ra một phần
những sản phẩm của nhà máy còn được phục vụ trực tiếp yêu cầu của quân
đội viễn chinh Pháp đang hoạt động ở Đông Dương và bán ra các thuộc địa
khác của Pháp từ Châu Á đến Châu Phi. . .
Sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp Dệt Nam Định trong
quá trình thực dân Pháp khai thác thuộc địa đã theo đúng bản chất của nó là
phát triển công nghiệp nhẹ bóc lột nhân công rẻ mạt, thu lãi nhiều. Sự hoạt
động của nhà máy Sợi đã tác động trực tiếp mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội không chỉ ở Nam Định mà còn ở một số tỉnh chung quanh như ở Thái
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét