
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400)
Việt Nam (thời Lý - Trần)” của tác giả Phan Nhật Huân đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 7, năm 2012. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Thảo “Phật giáo với nghệ thuật Việt Nam thời Lý-Trần” đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 7, năm 2012…
Một số luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ cũng đề cập đến Phật giáo Việt
Nam như Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Phạm Văn Sinh, trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội, công bố năm 1995 với đề tài: “Về vai trò của Phật giáo ở
Việt Nam (qua triều đại nhà Lý)” ; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thuý
Thơm, trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, công bố năm 2010 với
đề tài: “Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam (qua
triều đại nhà Trần)”…
Mặc dù có rất nhiều công trình đề cập đến Phật giáo Đại Việt thời Lý –
Trần, tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề Phật
giáo Đại Việt dưới hai triều đại Lý - Trần, vì vậy vấn đề Phật giáo Đại Việt
dưới triều đại Lý - Trần mới chỉ được nghiên cứu một cách khái lược đại
cương, cơ bản, chưa trình bày được một cách có hệ thống lô-gic, khoa học.
Song với nhiều tài liệu nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, trong đó có Phật
giáo Đại Việt dưới triều đại Lý - Trần, đó là những tư liệu quý báu để tác giả
kế thừa, hoàn thiện công trình khóa luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích
Khoá luận tìm hiểu về Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý - Trần
(1009 - 1400).
Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Khái quát về Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam
trước thế kỷ XI.
Thứ hai: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chính sách cũng như tình hình
Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý - Trần (1009 - 1400).
Thứ ba: Rút ra đặc điểm và vai trò Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý
- Trần (1009 - 1400).
Đối tượng nghiên cứu
Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý - Trần (1009 - 1400).
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập trung chủ yếu vào thời kỳ tồn tại của hai
triều đại Lý và Trần (1009 - 1400) trải suốt gần bốn trăm năm. Trong quá
trình nghiên cứu, khóa luận có đề cập đến thời kỳ trước đó (các triều Ngô,
Đinh, Tiền Lê) nhưng chủ yếu chỉ để minh họa, so sánh để làm nổi bật thời kỳ
trọng tâm.
Về không gian: Phật giáo trên lãnh thổ Đại Việt thời Lý - Trần.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở thế gới quan và phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nghiên cứu Lịch sử. Khi nghiên cứu đề
tài, người viết sử dụng kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp
logic, là hai phương pháp chủ đạo.
Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng phương pháp: sưu tầm, thu thập,
xử lí tư liệu, thống kê, phân tích, so sánh để xác minh sự kiện, nội dung lịch
sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận: đề tài góp phần vào việc tìm hiểu về Phật giáo Đại Việt
dưới triều đại Lý - Trần (1009 - 1400), qua đó thấy được mối quan hệ tương
tác mật thiết giữa tư tưởng Phật giáo với chính quyền và tình hình mọi mặt
của đất nước dưới hai triều đại Lý - Trần.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận có đóng góp về mặt tư liệu cho những ai
quan tâm đến Phật giáo. Đặc biệt là Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý Trần (1009 - 1400). Bên cạnh đó, khoá luận có ý nghĩa cho việc hoạch định
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ XI
Chương 2: Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý - Trần (1009 - 1400)
Chương 3: Đặc điểm và vai trò Phật giáo Đại Việt dưới triều đại Lý Trần (1009 - 1400).
Chương 1
KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ XI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI TCN ở Ấn Độ trên vùng đất thuộc
Nêpan ngày nay. Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Bà la môn kể về
mặt tôn giáo lẫn vị trí chính trị xã hội. Dân cư trong xã hội Ấn Độ cổ đại lúc
này chia thành 4 đẳng cấp là Bà la môn (Brahmanas), Sát đế lị (Ksastryas),
Vệ xá (Vaisyas) và Thủ đà la (Soudras).
Bà la môn là đẳng cấp có địa vị cao nhất, bao gồm những người hoạt
động tôn giáo chuyên nghiệp.
Sát đế lị là đẳng cấp của vua quan và tầng lớp võ sĩ.
Vệ xá là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn
nuôi, làm ruộng, buôn bán, thợ thủ công…
Thủ đà la là đẳng cấp thấp nhất chiếm đa số, là con cháu của những bộ
lạc bại trận, những người bị phá sản, không có tư liệu sản xuất.
Sự phân biệt đẳng cấp thể hện ở nhiều mặt, từ địa vị xã hội, quyền lợi
kinh tế đến quan hệ giao tiếp, ăn mặc, đi lại, sinh hoạt tôn giáo…Đẳng cấp
Thủ đà la ở địa vị dưới đáy của xã hội, làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên.
Sự phân biệt đẳng cấp diễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho tầng lớp
đa số trong xã hội - những người Thủ đà la căm ghét chế độ đẳng cấp. Nhiều
trào lưu tư tưởng chống lại đạo Bà la môn và chế độ đẳng cấp của nó đã ra
đời, trong đó có đạo Phật.
Sự ra đời của đạo Phật còn gắn liền với tên tuổi người sáng lập là thái
tử Cồ Đàm Tất Đạt Đa (Siddharta Gautama), sinh năm 563 tr.CN, con vua
Tĩnh Phạm (Sutdodana) nước Ca tỳ la vệ ở chân núi Hymalaya - miền đất bao
gồm một phần miền nam nước Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay.
Ngay từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong nhung lụa, không
tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không hề thấy và không hề biết rằng trong cuộc
đời lại có những đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc.
Năm 17 tuổi, Thái tử cưới vợ là công chúa Da giu đà la, sinh một con
trai là La ầu la. Từ đó, Thái tử mới được tiếp xúc với cuộc sống ngoài chốn
cung đình. Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những cảnh già yếu, bệnh tật, chết
chóc đã tác động đến tâm hồn nhạy cảm của Ngài.
Năm 29 tuổi, Ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, rời bỏ cuộc
sống nhung lụa xa hoa để dấn thân vào con đường tu hành khổ hạnh, mong
tìm được giải thoát cho chúng sinh.
Sau 6 năm tu hành khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự
yên tĩnh trong tâm hồn và cũng không nhận thức được chân lí, Ngài nghiệm ra
là cả cuộc sống tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh
đều không giúp tìm con đường giải thoát, chỉ có con đường trung đạo là đúng
đắn nhất. Do đó, Ngài tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lí và bỏ lối
tu khổ hạnh, đi sâu vào tư duy trí tuệ.
Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề tại làng Uruvela, chìm đắm
trong tư duy sâu thẳm, Ngài tuyên bố đã đến được với chân lí, hiểu được bản
chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu vớt. Ngài tự xưng
là Phật (Buddha - có nghĩa là giác ngộ). Người đời gọi Ngài là Thích ca Mâu
ni (bậc thánh của dòng họ Thích ca).
Từ đó, Phật truyền bá đức tin, thành lập các đoàn truyền giáo. Đạo Phật
ra đời, trên thực tế là sự phủ nhận chế độ đẳng cấp của đạo Bà la môn. Giáo lí
đạo Phật sâu sắc, hấp dẫn, đề cao sự bình đẳng, hướng tới sự giải thoát; lễ
nghi đạo Phật đơn giản, không tốn kém như đạo Bà la môn, nên nhanh chóng
thu hút được tín đồ.
Năm 483 tr.CN, lúc 80 tuổi Phật tịch.
1.1.2. Hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo
Giáo lí cơ bản của đạo Phật được thể hiện trong Tam tạng kinh điển là
Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.
Kinh tạng (Sutra Pitaka) là những sách ghi lời Phật Thích ca giảng về
giáo lí.
Luật tạng (Vinafapitaka) là sách ghi lại những giới luật do Phật chế
định làm khuôn phép sinh hoạt cho các tăng đoàn và các đệ tử tại gia.
Luận tạng (Abhidhammapikata) là hệ thống những luận giải của cá Hộ
pháp về kinh tạng và luật tạng.
Giáo lí cơ bản của đạo Phật được thể hiện qua những khái niệm như: vô
tạo giả, vô thường, vô ngã, tứ diệu đế…
Vô tạo giả
Vô tạo giả là không có kẻ sáng tạo đầu tiên.
Trong giáo lí của đạo Phật thì không gian là vô tận, thế giới nhiều như
cát sông Hằng. Không gian có “Tam thiên thế giới” gồm: đại thiên thế giới,
trung thiên thế giới, tiểu thiên thế giới. Mỗi tiểu thiên thế giới có hàng chục
ngàn thế giới. Thời gian có “Tam kiếp” gồm: đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.
Một đại kiếp = 4 trung kiếp. Một trung kiếp = 20 tiểu kiếp. Một tiểu kiếp =
hàng chục triệu năm.
Thế giới trong không gian được gọi là thế gian. Mỗi thế giới đều có
một vật ở trung tâm là Tu di. Tu di là tên quả núi, có đỉnh và chân. Xung
quanh núi có mặt trời, mặt trăng và bốn vùng thiên hạ.
Dưới Tu di là địa ngục, bốn xung quanh, lưng chừng núi là chỗ ở của tứ
thiên hạ là: người, a – tu - la, ngã quỷ, súc sinh…Ở lưng chừng xung quanh

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét