
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần kim loại nhóm IA,IIA, IIIA
Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Liên Xô đã có đề tài lớn mang tên: “Trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh và các phương pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng học không tiến
và lưu ban” do viện sĩ Eimonezen chủ trì.
Ở Trung Quốc, trắc nghiệm khách quan được áp dụng vào kì thi tuyển
sinh đại học trên toàn quốc từ năm 1989.
Những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng
phương pháp trắc nghiệm một cách rộng rãi và phổ biến trong quá trình giảng
dạy ở phổ thông cũng như đại học.
1.2. Tình hình sử dụng trắc nghiệm ở Việt Nam.
Ở nước ta cũng đã có không ít tác giả sử dụng trắc nghiệm trong nhiều
lĩnh vực:
Tác giả Trần Bá Hoành năm 1971 đã thực hiện công trình : “Thử dùng
phương pháp trắc nghiệm để điều tra tình hình nhận thức của học sinh về một
số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 9,10”.
Tác giả Nguyễn Như An năm 1976 đã dùng trắc nghiệm để thực hiện
đề tài: “bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của học sinh, sinh viên đại học
sư phạm” và năm 1978 với đề tài: “Vận dụng phương pháp test và phương
pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lý học”.
Tác giả Nguyễn hữu Long, cán bộ giảng dạy khoa tâm lý với đề tài “
test trong dạy học”.
Năm 1993, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức cuộc hội thảo khoa
học “ Kỹ thuật test và ứng dụng ở Đại học”.
Năm 1994, Vụ Đại học cho in cuốn “những cơ sở của kỹ thuật trắc
nghiệm khách quan” của tác giả Lâm Quang Thiệp.
Tháng 7/1996, thí điểm tuyển sinh Đại học bằng phương pháp trắc
nghiệm đã được tổ chức thành công lần đầu tiên ở trường Đại học Đà Lạt.
Tháng 7/2006, trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc môn ngoại
ngữ đã được thi theo hình thức trắc nghiệm.
Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học
6
Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Từ năm 2007, Bộ đã bắt đầu áp dụng thi trắc nghiệm với các môn:
ngoại ngữ, hóa học, sinh học, vật lý trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trong cả
nước.
Ở trường phổ thông cũng đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm chủ yếu
ở môn ngoại ngữ và các môn khoa học tự nhiên.
Ngoài ra, trắc nghiệm đã và đang được sử dụng rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay,với trình độ phát triển của công nghệ thông tin phương pháp
trắc nghiệm được hỗ trợ bởi các thiết bị tin học ngày càng được sử dụng dễ
dàng và rộng rãi.
2. Phương pháp TNKQ.
2.1. Khái niệm
Trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời
sẵn yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã qui ước để trả lời.
TNKQ là phương pháp KT - ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống
câu TNKQ. Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì cách cho điểm là khách
quan không phụ thuộc vào người chấm.
2.2. Chức năng
Nhiều tác giả đã đề cập tới chức năng của TNKQ, với đề tài này tôi chỉ
tập trung tới chức năng của TNKQ đối với dạy học.
Với người dạy, sử dụng TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược chiều
để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ
người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người
học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu chưa, có nên cải tiến phương pháp hay
không và cải tiến theo hướng nào, TNKQ nâng cao được hiệu quả giảng dạy.
Với người học, sử dụng TNKQ có thể giúp tự KT - ĐG kiến thức kỹ
năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình. Sử dụng TNKQ giúp cho quá
trình tự học có hiệu quả hơn. Mặt khác, sử dụng TNKQ giúp người học phát
hiện năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học
7
Khóa luận tốt nghiệp - 2011
2.3. Phân loại
Câu hỏi trắc nghiệm gồm 4 loại:
- Loại câu hỏi “ Đúng – Sai”.
- Loại câu hỏi ghép đôi.
- Loại câu điền khuyết.
- Loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
Sau nhiều cuộc thử nghiệm người ta đã chọn được loại câu hỏi TNKQ
tối ưu nhất mà hiện nay Bộ đang sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh. Do đó
trong đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu loại câu hỏi nhiều lựa chọn và áp
dụng cho nhóm IA, IIA, IIIA.
2.4. Câu hỏi nhiều lựa chọn.
2.4.1. Cấu trúc
Đây là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất.
Một câu hỏi loại này thường gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa
chọn.
Phần gốc là phần phát biểu chính, thường gọi câu dẫn hay câu hỏi
được viết dưới dạng câu hỏi đầy đủ hoặc câu bỏ lửng.
Phần lựa chọn gồm bốn, năm phương án trả lời cho sẵn để học sinh
tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài
câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu
nhiễu).
VD. Phản ứng nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt
nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
B.Al tác dụng với CuO nung nóng.
C.Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
*D. Al tác dụng với H2 SO4 đặc, nóng.
2.4.2. Ưu, nhược điểm.
* Ưu điểm.
Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học
8
Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để KT-ĐG những mục tiêu dạy
học khác nhau.
Kiểm tra được khối lượng kiến thức lớn, phạm vi rộng của nội dung.
Các câu hỏi có tính tổng hợp, khái quát cao nên hạn chế được tình
trạng học tủ, học lệch, quay cóp của HS.
Mất ít thời gian cho việc kiểm tra và chấm bài.
Có thể phát hiện được độ đồng đều trong kết quả kiểm tra của từng lớp
cũng như đánh giá được tính hợp lý của đề kiểm tra.
Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các
loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc
phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
Tính giá trị tốt hơn. Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá
trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như:
khả
năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, …, tổng quát hoá, … rất
hữu hiệu.
Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc
vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của
học sinh hoặc chủ quan của người chấm
.
* Nhược điểm
Đòi hỏi giáo viên phải soạn bài công phu và tốn nhiều thời gian.
Hạn chế tư duy, sáng tạo của những học sinh có óc sáng tạo, khả năng
tư duy tốt. HS đó có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên
họ không thoả mãn hoặc thấy khó chịu.
Có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải
quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo của HS. Kết quả trắc nghiệm chỉ cho ta biết
kết quả suy nghĩ của HS chứ không biết được quá trình suy nghĩ.
Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội
dung câu hỏi.
Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học
9
Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Tuy có những nhược điểm nhất định song trắc nghiệm vẫn là phương
pháp thuận lợi và tôi ưu nhất trong việc KT-ĐG.
2.4.3. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm.
a. Dựa vào độ khó và độ phân biệt.
Để xác định thống kê độ khó, độ phân biệt ta tiến hành như sau:
Chia mẫu HS làm 3 nhóm bài kiểm tra:
- Nhóm giỏi(H): gồm 27% số HS có điểm cao nhất
- Nhóm kém(L): Gồm 27% số HS có điểm thấp nhất
- Nhóm trung bình(M): Gồm 46% số HS còn lại.
Nếu gọi :N là tổng số HS tham gia làm bài kiểm tra.
- NH là số HS nhóm giỏi chọn câu hỏi đúng.
- NM là số HS nhóm trung bình chọn câu hỏi đúng.
- NL là số HS nhóm kém chọn câu hỏi đúng.
* Độ khó (K)của câu hỏi được tính bằng công thức:
K
NH NM NL
(%)
N
(0 K 1 hay 0% K 100%)
Thang phân loại độ khó được qui ước như sau:
- 0 K 0,2 :là câu hỏi rất khó.
- 0,2 K 0,4 :là câu hỏi khó.
- 0,4 K 0,6 :là câu hỏi trung bình.
- 0,6 K 0,8 :là câu hỏi dễ.
- 0,8 K 1 :là câu hỏi rất dễ.
Nếu:
K từ 0,25-0,75 dùng bình thường
K từ 0,1-0,25và 0,75-0,9 cẩn trọng khi dùng
K < 0,1 và K > 0,9 không dùng
* Độ phân biệt (p) của một câu hỏi được tính bằng công thức:
P
N H NL
( NH NL )max
Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học
(-1 P 1)
10
Khóa luận tốt nghiệp - 2011
(NH - NL )max Là hiệu số khi nếu một câu hỏi chỉ có toàn học sinh nhóm
giỏi trả lời đúng mà không có học sinh nào của nhóm kém trả lời đúng.
Thang phân loại độ phân biệt được qui ước như sau:
- Tỉ lệ HS nhóm giỏi và nhóm kém là đúng như nhau thì độ phân
biệt bằng 0.
- Tỉ lệ HS nhóm giỏi làm đúng nhiều hơn nhóm kém thì độ phân
biệt là dương (độ phân biệt dương nằm trong khoảng từ 0 - 1).
- Tỉ lệ HS nhóm giỏi làm đúng ít hơn nhóm kém thì độ phân biệt là
âm.
Cụ thể như sau:
0 < P < 0,2: Độ phân biệt rất thấp giữa HS giỏi và HS kém.
0,2 < P < 0,4: Độ phân biệt thấp giữa HS giỏi và HS kém.
0,4 < P < 0,6: Độ phân biệt trung bình giữa HS giỏi và HS kém.
0,6 < P < 0,8: Độ phân biệt cao giữa HS giỏi và HS kém.
0,8 < P < 1: Độ phân biệt rất cao giữa HS giỏi và HS kém.
Nếu
P > 0,32: Dùng được
P từ 0,22 - 0,31: Nên thận trọng khi dùng.
P < 0,22: Không dùng được.
=>Tiêu chuẩn chọn câu hay:
Độ khó
0,4 < K < 0,6:
Độ phân biệt
P > 0,32
b. Đánh giá một bài trắc nghiệm.
- Xây dựng đáp án.
- Chấm từng bài kiểm tra.
- Ghi lại những câu hỏi HS không làm được.
- Biểu thị kết quả kiểm tra trên đồ thị.
- Gạch bỏ những câu bị loại.
- Cho đề kiểm tra.
Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học
11

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét