
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
Ảnh hưởng của văn hóa ấn độ đến văn hóa chăm pa (thế kỷ II thế kỷ XV)
Khóa luận tốt nghiệp
-7-
hóa Ấn Độ đến tôn giáo người Chăm ở Ninh Thuận” của Phan Quốc Anh,
“Thời điểm du nhập Phật giáo vào Chăm Pa của Thông Thanh Khánh”…
những bài viết cho ta biết một số điều về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với văn hóa Chăm Pa.
Về lĩnh vực nghệ thuật múa và âm nhạc Chăm Pa, có bài viết “Nghệ
thuật múa Chàm” của Ngọc Canh, tác phẩm “Bước đầu tìm hiểu, phục hồi
múa cung đình Chăm của Đặng Hùng”… các tác phẩm này đã trình về nghệ
thuật múa Chăm Pa, từ nguồn gốc, các hình thái, đến động tác múa, trong đó
các tác giả cũng đã đề cập tới sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới âm nhạc
và múa Chăm Pa.
Thông qua những điều trình bày trên, ta thấy vương quốc Chăm Pa
cũng như nền văn hóa Chăm và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa
Chăm Pa ở một khía cạnh nào đó đã được nhiều học giả trong và ngoài nước
bàn tới một cách sâu sắc. Tuy nhiên nghiên cứu về ảnh hưởng của nền văn
hóa Ấn Độ tới toàn bộ nền văn hóa Chăm Pa mang tính thông sử thì chưa có
học giả nào đi sâu nghiên cứu vì vậy tôi xin chọn vấn đề Ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ tới văn hóa Chăm Pa (thế kỷ II – thế kỷ XV) làm đề tài nghiên
cứu. Trên đây cũng là những tư liệu lịch sử khoa học giúp tôi hoàn thành bài
khóa luận trên.
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận trên tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài
liệu khác nhau đó là:
Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - LêNin, chủ trương đường lối của
nhà nước về văn hóa, làm cơ sở phương pháp luận cho bài viết.
Các tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học,
Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử
GVHD: Trần Thị Thu Hà
Khóa luận tốt nghiệp
-8-
trường Đại học sư phạm Hà Nội II, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, người viết sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic.
Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp khác nhau như phân
tích, so sánh, thống kê… để đánh giá các nguồn sử liệu và có những kết luận
khoa học.
4. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu những biểu hiện của sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
đến tộc người Chăm ở Việt Nam trên tất cả những khía cạnh văn hóa trong
khoảng thời gian từ thế kỷ II – thế kỷ XV. Đồng thời, tìm hiểu mức độ tiếp
nhận văn hóa Ấn Độ của người Chăm. Và những đặc điểm đặc trưng, điển
hình nhất của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn - Chăm. Để từ đó
chúng ta có thể tìm ra những nét đặc sắc của văn hóa Chăm Pa, khẳng định
được giá trị của nó so với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế
giới.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và khái quát chung vương quốc Chăm Pa (thế kỷ II – thế kỷ
XV).
- Làm rõ quá trình du nhập văn hóa Ấn Độ tới đất nước Chăm Pa.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa văn hóa
Chăm Pa trong tất cả các khía cạnh (thế kỷ II – thế kỷ XV).
- Từ đó rút ra những đặc điểm đặc trưng của quá trình giao lưu văn hóa
Ấn - Chăm.
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử
GVHD: Trần Thị Thu Hà
Khóa luận tốt nghiệp
-9-
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Một phần khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay từ
tỉnh Quảng Bình - Ninh Thuận.
Về thời gian: từ năm thế kỷ II - thế kỷ XV, đây là giai đoạn tồn tại của
vương quốc cổ Chăm Pa.
5. Đóng góp của khóa luận
Qua việc tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa
Chăm Pa, người viết đã cố gắng làm sáng tỏ, nguyên nhân, con đường, Ấn Độ
tới đất nước Chăm Pa, đến phương thức tiếp xúc của người Ấn vào xã hội
Chăm Pa, và những tác động của văn hóa Ấn Độ tới nền văn hóa Chăm Pa.
Từ đó, người viết mong muốn góp phần vào việc phục dựng lại nền văn hóa
Chăm Pa đặc sắc một thời, khẳng định tính dân tộc bản địa sâu sắc của văn
hóa Chăm, và sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Ấn Độ.
Đây là đề tài nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới
văn hóa Chăm Pa (thế kỷ II – thế kỷ XV), nên nó có ý nghĩa về mặt tư liệu.
Nhằm giúp cho việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm, cũng như những ai
quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về vương quốc cổ Chăm Pa
Chương 2: Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa
(thế kỷ II - thế kỷ XV)
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử
GVHD: Trần Thị Thu Hà
Khóa luận tốt nghiệp
- 10 -
B. NỘI DUNG
Chương 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂM PA
Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, với mức độ đậm nhạt của
những mối quan hệ xã hội và những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sản
phẩm nghệ thuật của con người tạo ra cũng khác nhau. Nói một cách khác,
lịch sử văn hóa có quan hệ mật thiết, bị chi phối bởi quốc gia - dân tộc. Sự ra
đời và phát triển của văn hóa Chăm Pa cũng không nằm ngoài quy luật này.
Trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, với những biến động về chính trị cũng
như sự suy thịnh về kinh tế, mối quan hệ giao lưu giữa Chăm Pa với các nước
cũng như mức độ ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài, đặc biệt là ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ, đến Chăm Pa cũng có sự thay đổi. Chính vì vậy,
để hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về nền văn hóa Chăm và để hiểu rõ hơn
về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa, chúng ta cần
phải đi tìm hiểu tiến trình ra đời và phát triển về vương quốc này, cũng như
những khái quát của nền văn hóa Chăm trong một giai đoạn lịch sử (thế kỷ II
- thế kỷ XV).
Từ sự khái quát chung này ta có thể hiểu được: Sự ra đời, phát triển của
vương quốc và nền văn hóa Chăm Pa không tách rời với ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào văn hóa Ấn Độ cũng
ảnh hưởng đến Chăm Pa với mức độ như nhau và được người Chăm Pa tiếp
nhận một cách rập khuôn, máy móc. Bởi lẽ, văn hóa luôn mang tính sáng tạo
chủ thể sáng tạo là con người có những mối quan hệ xã hội phức tạp, có tình
cảm, có nguyện vọng, tâm tư.
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử
GVHD: Trần Thị Thu Hà
Khóa luận tốt nghiệp
- 11 -
1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ CHĂMPA
1.1.1. Quá trình hình thành vương quốc cổ Chăm Pa
Lịch sử vương quốc Chăm Pa cổ được khôi phục dựa trên ba nguồn sử
liệu chính: Các di tích bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn
nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và các công trình chạm khắc đá. Các văn
bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các văn bia và bề mặt các
công trình bằng đá. Sử sách của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại
giao và các văn bản liên quan khác.
Chủ nhân của vương quốc Chăm Pa là tộc người Chăm, có nguồn gốc
Malayo - Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại
văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ I và II trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu
cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 200 sau
Công nguyên. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Chăm chính là hậu duệ
về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh. Nói cách khác, trên cơ sở,
nền tảng phát triển của nền văn hóa bản địa Sa Huỳnh, vào khoảng cuối thế
kỷ thứ 2 SCN, vương quốc Champa được hình thành. Ngôn ngữ Chăm thuộc
ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
Theo các sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa được biết đến đầu
tiên với tên là nước Lâm Ấp - được thành lập năm 192, thừa lúc nhà Hậu Hán
suy yếu (sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn của Hai Bà Trưng), một viên
chức quận Tượng Lâm (phía Nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh
đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa chống lại nhà Hán dành thắng lợi, lập nên
nước Lâm Ấp (xứ Rừng).
“Tân Thư” - một thư tịch cổ Trung Quốc năm 280 đã xác định: “Vương
quốc về phía Nam, giáp nước Phù Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và
liên kết với nhau, lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử
GVHD: Trần Thị Thu Hà
- 12 -
Khóa luận tốt nghiệp
Quốc” [19, 82]. Từ thời điểm đó (năm 192), trên dải đất miền Trung Việt
Nam nổi lên một tiểu quốc độc lập - mang tên là Lâm Ấp, sau gọi là Chăm Pa.
1.1.2. Quá trình phát triển của vương quốc cổ Chăm Pa
(thế kỷ II - thế kỷ XV)
Sau khoảng thời gian ra đời đến thế kỷ VII. Vương quốc Lâm Ấp đã trở
thành một quốc gia sớm phát triển ở Đông Nam Á. Hàng hải của vương quốc
này đã rất nổi tiếng và đã từng thực hiện chủ quyền Nhà nước trên các đảo lớn
ở biển Đông, mà thư tịch cổ Trung Quốc thường gọi là Giao Chỉ Dương.
Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, người Lâm Ấp gọi là B’lao Brai Kan (Cù
lao bãi lớn). Người Chăm H’re còn ghi nhớ một bài kinh cúng khi ra khai thác
quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào các tháng 1 – 4 hàng năm theo lịch cổ…
Với một vị trí đặc biệt - “ngã tư đường” giao lưu quốc tế, ngay từ buổi đầu
lập nước - với cương vị chủ thể của một xã hội, cư dân Chăm Pa đã nhanh
chóng hấp thụ nền văn minh Ấn Độ cùng nhiều nền văn minh lớn trong và
ngoài khu vực như Trung Hoa, Java… bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp
để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo ra những giá trị văn hóa độc
đáo của mình đây chính là giai đoạn người Chăm đã bắt đầu có các văn bản
mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, họ đã có bộ chữ cái hoàn
chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, vương quốc của người Chăm bước vào thời
kì hoàng kim - họ đã kiểm soát được việc buôn bán hồ tiêu và tơ lụa giữa
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, và đế quốc Abbassid ở Baghad. Họ đã xây
dựng lên các ngôi đền tháp, các kiểu kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc mà
hiện giờ còn lưu lại hầu khắp các tỉnh miền Trung. Hơn thế nữa, vương quốc
Lâm Ấp đã mở rộng cương vực lãnh thổ trở thành một đế chế hùng mạnh bậc
nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử
GVHD: Trần Thị Thu Hà

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét