
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
Hoạt động thương mại của công ty đông ấn hà lan ở vương quốc xiêm từ 1604 đến 1664
11
1.1.2. Sự phát triển kinh tế thương mại ở Hà Lan cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII
Tên gọi chính thức của Hà Lan là Netherlands – có nghĩa là Đất Thấp, vì đất
nước này có hơn 1/4 diện tích đất đai thấp hơn mặt nước biển. Hà Lan thực ra chỉ là
tên gọi của một tỉnh ở phía Bắc Netherlands, một tỉnh có thành phố cảng to lớn và
sầm uất nhất đó là Amsterdam. Hà Lan lại là tỉnh đã đóng vai trò quan trọng về kinh
tế, chính trị, lại là trái tim trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng khỏi ách thống
trị của phong kiến Tây Ban Nha. Sau khi cách mạng tư sản thành công, bảy tỉnh miền
bắc liên hiệp lại thành lập nền cộng hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử “Cộng hòa Hà
Lan” – và cái tên Hà Lan từ đó được dùng để gọi chung cho cả xứ sở Netherlands,
còn thành phố Amsterdam trở thành thủ đô của nước cộng hòa non trẻ này.
Nằm bên bờ biển Đại Tây Dương, Hà Lan có rất nhiều điều kiện để phát triển
một nền kinh tế thương mại. Theo tác giả cuốn “Hà Lan – Đất nước - con người lịch sử” thì “Hà Lan có khí hậu ôn đới biển, nên tương đối ấm áp, mát mẻ, không
quá khắc nghiệt như các nước khác vùng Bắc Âu” [6; 16]. Đây là một điều kiện hết
sức thuận tiện cho việc đi biển. Mặt khác, các tác giả cuốn sách còn chỉ ra: “Bờ biển
Hà Lan không dài nhưng tạo hóa thật khéo léo tạo nên cho xứ sở địa hình lý tưởng
cho việc neo đậu, ra vào của đủ các loại tàu biển, tàu buôn, tàu đánh cá, tàu trở
khách với những trọng tải lớn khác nhau, các loại tàu có thể ra vào cảng một cách
thuận tiện. Nếu kể từ vùng bờ biển Baltic của Đan Mạch từ Bắc Âu đổ xuống, qua
các nước có bờ biển phía Tây như Nga, Đức, Ba Lan, Pháp rồi Tây Ban Nha, thì
đoạn bờ biển của Hà Lan là nơi thuận tiện nhất cho thuyền ra vào, bờ biển khúc
khủy, lồi lõm, lòng biển sâu, lại được che chắn bởi những dải đất ổn định, nên khi
có gió bão, hoặc khi biển Bắc “nổi cơn thịnh nộ” thì vùng này vẫn là nơi thả neo an
toàn của tàu thuyền, chờ khi “trời yên bể lặng” lại tấp nập “lên đường” tới hàng
trăm hải cảng ở khắp nơi trên thế giới” [6; 16]. Vị trí này thực sự là một điều kiện
hết sức thuận tiện cho Hà Lan phát triển thương nghiệp trên biển. Trên thực tế, ven
bờ biển Hà Lan là chỗ gặp nhau của của các đường hàng hải quan trọng nhất của
thương nghiệp quốc tế. Polianxki đã chỉ ra: “Theo con sông Ranh – Senđơ, Maxơ,
thương nhân Hà Lan có thể vào tận trung tâm Tây Âu, còn ven bờ đại dương và các
12
con sông của nước Pháp thì giúp cho họ có thể vào buôn bán ở các cảng thị và chợ
của nước Mỹ. Những con đường buôn bán dẫn đến nước Anh đang mở mang về
kinh tế xuất phát từ bờ biển Hà Lan, điều đó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
thương nghiệp Hà Lan. Sự giàu có của các đảo và hải cảng tốt trên đất Hà Lan,
Zêlan và Frixlan đã đặt vùng Tây – Bắc Âu này vào một vị trí đặc biệt thuận lợi cho
phát triển thương nghiệp” [14; 73]. Như vậy, có thể nói vị trí của Hà Lan rất lý
tưởng, nhất là sau khi trung tâm thương mại của thế giới chuyển dịch từ Địa Trung
Hải sang bờ biển Đại Tây Dương.
Bên cạnh đó, từ lâu, Hà Lan đã nằm trong khối Netherlands – khối phát triển
nhất của kinh tế Châu Âu trong nhiều thế kỷ. Đó là khu công nghiệp Châu Âu thời
trung đại. Ở đây thành thị bao trùm đời sống kinh tế và chính trị. Và ở thế kỷ XII –
XIII, các thành thị Flander và Brabant nổi tiếng về nghề làm dạ, vào lúc đó nghề
làm dạ ở đây mang ý nghĩa toàn Châu Âu. Về sau, vào khoảng thế kỷ XIV – XV,
vai trò kinh tế của khu công nghiệp này còn lớn hơn nữa, mà Hà Lan luôn liên hệ
chặt chẽ với chúng. Vì vậy mà sự phát triển công thương nghiệp của Hà Lan thế kỷ
XVI – XVII đã thừa hưởng văn hóa vật chất của Netherlands. Polianxki đã nhận
xét: “Hà Lan lớn lên trên mảnh đất đã được sự phát triển công thương nghiệp của
miền Nam Nêđeclan ở thế kỷ trước đó chuẩn bị” [14; 74]. Thật vậy, kinh tế thương
mại Hà Lan thế kỷ XVI – XVII đã được cất cánh từ một nền tảng khá vững chắc.
Cho nên, cũng không có gì khó hiểu khi thời đại hoàng kim của nó tồn tại tới gần
hai thế kỷ - một khoảng thời gian khá dài.
Ngoài ra, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đã tạo nên ở dân tộc Hà Lan nhiều nét
ưu việt, những phẩm chất quý giá của cộng đồng người quen sinh sống đối mặt với
sóng to gió lớn, bão tố, lụt lội, nước mặn tràn… đó chính là tinh thần dũng cảm,
kiên cường, bền bỉ, sáng tạo và không chịu khuất phục trước khó khăn. Con người
Hà Lan đã quen với chinh phục biển cả, họ sớm trở thành những thủy thủ quả cảm,
dày dạn kinh nghiệm vượt trùng khơi.
Sau phát kiến địa lý là sự chuyển dịch trung tâm thương mại của thế giới sang
Đại Tây Dương, điều này đã thực sự có tác dụng to lớn trong việc phát huy và
13
khẳng định ý nghĩa tích cực của vị trí đất nước Hà Lan đối với sự phát triển kinh tế
thương mại của đất nước nhỏ bé này. Sau phát kiến địa lý, Hà Lan trở thành điểm
gặp nhau của các đường buôn bán quốc tế xuyên Đại Tây Dương, dọc theo bờ tây
Châu Âu và các đường biển buôn bán phía Bắc (qua biển Bắc và biển Bantic). Do
đó, Hà Lan trở thành người trung gian giữa Bắc và Nam, giữa Châu Âu và các nước
thuộc địa. Theo Polianxki thì: “ Không có những biến cố này, Hà Lan sau phát kiến
địa lý không thể hưng khởi, không thể trở thành nền thương nghiệp thế giới với ý
nghĩa then chốt của thời đại, mà thương nghiệp Hà Lan cũng chỉ là một hiện tượng
địa phương của lịch sử kinh tế Châu Âu” mà thôi [14; 76].
Giữa thế kỷ XVI, cuộc cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi ở Hà Lan. Thắng
lợi của cuộc cách mạng tư sản Hà Lan đã giải phóng sức sản xuất xã hội. Nền cộng
hòa non trẻ được thiết lập đã là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển
kinh tế của Hà Lan mà trước hết là ngành mậu dịch hàng hải. Miền Bắc hoàn toàn
được giải phóng, thoát khỏi ách thống trị thực dân của phong kiến Tây Ban Nha. Sự
thống trị, bóc lột của phong kiến Tây Ban Nha ở miền Nam là cơ sở tạo nên những
cuộc di dân lớn từ miền Nam lên miền Bắc. Sau khi cách mạng thắng lợi ở các tỉnh
phía Bắc, giai cấp tư sản công thương và quý tộc mới đã thực sự nắm chính quyền.
Những chính sách về chính trị, kinh tế, đối nội, đối ngoại của nhà nước cộng hòa
độc lập ngày càng có hiệu lực trong công việc mang lại quyền lợi cho giới công
thương. Do vậy, nhà nước cộng hòa độc lập đã được sự ủng hộ mọi mặt không
những của giới công thương miền Bắc mà cả những người ở phía nam di cư lên đây.
Hai tỉnh Hà Lan, Declands và nhất là thủ đô mới Amsterdam và thủ phủ của
Declands là Rotterdam là những nơi thu hút mạnh nhất đối với cư dân di tản. Cho
nên, hai tỉnh này (trước nhất là hai thành phố cảng Amsterdam và Rotterdam) bỗng
chốc có mật độ dân cư đông đúc và sự giàu có càng tăng nhanh hơn. Vào thế kỷ
XVI, khi cách mạng bùng nổ, Amsterdam mới có khoảng 75.000 người, nhưng sau
đợt di tản cuối cùng của cư dân miền Nam lên dân số tăng lên 105.000 người; các
thành phố khác như Middelburg, Leiden, Haarlem số dân cũng tăng lên gấp 2 đến 3
lần, mỗi thành phố khoảng 40.000 người [7; 65-79]. Tài sản giàu có, nhất là kinh
14
nghiệm sản xuất, kinh doanh buôn bán của cư dân di tản có ý nghĩa đòn bẩy thúc
đẩy sự phồn thịnh cho cộng hòa Hà Lan vào thế kỷ XVI. Nó chính là tiền đề cho Hà
Lan bước vào thời kỳ “hoàng kim rực rỡ”, thời kỳ thương nhân Hà Lan làm chủ hầu
hết các thương trường trên thế giới từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII.
Ưu thế và bá quyền trên các thương trường thế giới của cộng hòa Hà Lan từ
cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII không chỉ được tạo dựng trên cơ sở sức
mạnh chính trị của chính quyền tư sản vừa chiến thắng nền quân chủ phong kiến mà
còn dựa trên tiềm năng sự phát triển công nghệ trong nước. Trong số những ngành
công nghiệp truyền thống và nổi tiếng của Hà Lan, công nghiệp đóng tàu được xem
là ngành công nghiệp mũi nhọn có tầm quan trọng đặc biệt tạo nên sự phồn vinh
cho nền kinh tế công thương nghiệp Hà Lan ở những thập kỷ cuối thế kỷ XVI. Các
công xưởng đóng tàu lớn của Hà Lan thời điểm này được xem là một trong những
trung tâm đóng thuyền lớn nhất Châu Âu. Các công xưởng đóng tàu thuyền lớn của
Hà Lan như: Amsterdam, Rotterdam, Declands hàng năm cho xuất xưởng nhiều
chủng loại tàu, thuyền khác nhau như thuyền buồm, thuyền đánh cá, thuyền chiến
hay những con tàu buôn vượt đại dương có tải trọng lớn. Tàu thuyền do người Hà
Lan đóng rất phong phú về mẫu mã và được thường xuyên cải tiến về kỹ thuật.
Cuối thế kỷ XVI, các xưởng đóng tàu ở Hà Lan cho xuất một loại tàu mới mang tên
Fluit. Đây là một loại tàu có tính năng đa dạng trong sử dụng như chuyên chở hàng
hóa, đánh bắt cá hay dùng trong chiến đấu nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
Sự phát triển của công nghệ đóng tàu đã giúp Hà Lan trở thành cường quốc số một
về hàng hải. Cuối thế kỷ XVI, riêng đội thương thuyền Hà Lan đã có khoảng trên
16.000 chiếc thường xuyên hoạt động trên thương trường và trên 200.000 chiếc
chuyên chở hàng thuê trên các đại dương và các biển. Tổng số tàu thuyền Hà Lan
cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII đã lớn hơn tổng số tàu thuyền của Châu
Âu cộng lại. Do vậy, tổng số trọng tải hàng năm trên biển của Hà Lan cũng nhiều
hơn tổng trọng tải của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Đức cộng lại. Chính công nghệ
đóng tàu của Hà Lan giữ vị trí nền tảng then chốt tạo nên ưu thế tuyệt đối trong
chuyên chở, trong buôn bán và đánh cá góp phần tạo nên sự phồn vinh của nền kinh
15
tế. Hàng năm, Hà Lan có thể sản xuất trên 500 tàu, thuyền các loại. Riêng
Rotterdam có 23 công xưởng đóng tàu các loại [7; 82-83].
Vào thế kỷ XVII, ngành đóng tàu thuyền của Hà Lan lại được đẩy mạnh hơn.
Các công xưởng đóng tàu thường được mở rộng ngay ở các bến cảng thuộc bờ biển
Bắc. Điều này rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu mua được từ vùng
Baltic xuống như gỗ, đay, gai, hắc ín, bồ tạt… Mặt khác, tàu thuyền được đóng
xong dễ dàng hạ thủy, khách hàng dễ lựa chọn, mua bán, thậm chí còn thuê luôn
thủy thủ Hà lan lái thuyền đi chở hàng. Thường xuyên, Hà Lan có tới 650.000 tàu
thuyền các loại, buôn bán trên khắp các thương trường thế giới. Ngành công nghiệp
đóng tàu được mở rộng đã thu hút một số lượng lớn nhân công lao động thường
xuyên. Cho nên khoảng những năm 40 của thế kỷ XVII, các thành thị Hà Lan đã thu
hút tới 60% cư dân sinh sống [6; 125].
Cùng với thế mạnh về công nghiệp hàng hải, ưu thế về địa lý vốn là trung tâm
giao điểm của các đường giao thông hàng hải từ Baltic qua biển Bắc xuôi xuống
Địa Trung Hải rồi sang Tân lục địa hay tới phương Đông nên tàu thuyền qua lại trên
trục thương mại hàng hải này phải dừng lại các thương cảng của Hà Lan như
Amsterdam, Rotterdam để bốc dỡ hoặc lên bờ mua hàng hóa hay sửa chữa tàu
thuyền, thuê thủy thủ cũng như mua lương thực, thực phẩm, đồ uống cho những
chuyến đi xa vượt Đại Tây Dương sang Tân thế giới và phương Đông. Lợi dụng vị
trí địa lý có một không hai này mà thương nhân Hà Lan giàu lên nhanh chóng nhờ
các nguồn lợi nhuận khổng lồ thu về được từ việc cho thuê bến cảng để các tàu
thuyền neo đậu. Cũng như những nguồn thu khác từ việc cho thuê kho chứa hàng,
thủy thủ hay sửa chữa tàu thuyền. Do đó, số lượng hàng hóa được trao đổi, mua bán
qua Hà Lan tăng lên nhiều lần đã tạo việc làm cho hàng vạn thủy thủ và công nhân
của các thành phố cảng như Amsterdam, Rotterdam. Hai thành phố này vươn lên
vượt xa các đô thị lớn khác của Châu Âu bấy giờ như Lisbon, London… Chỉ tính
riêng thương cảng Amsterdam đã có sức chứa 4.000 tàu thuyền và là địa điểm gặp
gỡ, trao đổi, buôn bán của trên 5.000 thương nhân đến từ khắp mọi nơi trên lục địa
Châu Âu. Tính đến năm 1585 có tới trên 200 mặt hàng được trao đổi, buôn bán ở
16
khu vực này. Chính vì vậy, Amsterdam trở thành trung tâm phân phối và trung
chuyển hàng hóa lớn nhất Châu Âu thời bấy giờ.
“Thời đại hoàng kim” của kinh tế Hà Lan bắt nguồn từ việc buôn bán bí mật
với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Suốt hai thập kỷ thứ VIII và IX của thế kỷ XVI,
Philip II đã ráo riết phong tỏa vùng bờ biển Pyrene. Tình huống này, trong thực tiễn
lại tạo cơ hội thuận lợi cho thương nhân Hà Lan – những kẻ ưa mạo hiểm và dũng
cảm – dễ dàng loại bỏ các đối thủ. Thương nhân Anh, Pháp, Đức hay Bắc Âu rất lo
ngại về sự không an toàn ở vùng này cho nên còn chần chừ chưa dám thử sức. Còn
đối với thương nhân Hà Lan, vùng đất này là “đất thổ công” quen thuộc nên đã bất
chấp nguy hiểm, không đếm xỉa gì đến lệnh cấm vận của bá tước Anh Lancaster lẫn
sự bao vây của quân đội Philip II, mà vẫn cung cấp thường xuyên, liên tục lương
thực (từ Anh hay Nga, Ba Lan), vật liệu đóng tàu thuyền (từ Baltic), muối, cá và
thực phẩm (từ Pháp…) cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha [6, 119]. Do vậy mà Hà
Lan đã giành được ưu thế tuyệt đối trên thị trường vùng Pyrene. Họ thực hiện hoạt
động buôn bán, chuyên chở hàng hóa một cách khẩn trương, nhịp nhàng theo ý
tưởng của khẩu hiệu “Tự do buôn bán trên tất cả thị trường thế giới” [6; 117]. Nhiều
học giả cho rằng, chính nhờ việc buôn bán bí mật với kẻ thù mà cộng hòa Hà Lan
đã giàu có lên nhanh chóng, đặc biệt là thương nhân hai tỉnh Hà Lan và Declands.
Chỉ hơn thập kỷ ở cuối thế kỷ XVI (từ năm 1585) cộng hòa Hà Lan đã vươn lên
nhanh chóng giàu có về kinh tế, luôn ở thế chủ động trong cuộc cạnh tranh quyền
bá chủ thị trường thế giới.
Những năm 1586 – 1590, các nước Đông Nam Âu bị mất mùa liên tiếp nên
nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng lên đột ngột. Không bỏ lỡ thời cơ này, thương
nhân Hà Lan đã nhanh chóng phát huy khả năng và ưu thế của mình ở khu vực này
[6; 119]. Thương nhân Anh, Pháp và các Hanxơ Đức không thể trở thành chủ nhân
chính trên thị trường Địa Trung Hải trước sự cạnh tranh ráo riết của thương nhân
Hà Lan.
Như vậy, trên các thị trường chính ở Châu Âu như Bantic, Tây Âu, Địa Trung
Hải… Hà Lan đã giành được ưu thế tuyệt đối. Theo các sử gia người Anh, việc sớm

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét