
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016
Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975
5. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở nguồn tài liệu đã tập hợp, khóa luận bước đầu hệ thống bức
tranh toàn cảnh quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ 1954 – 1975.
Khóa luận góp phần vào hệ thống tư liệu phục vụ cho quá trình tìm
hiểu về mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về quan hệ Việt Nam – Liên Xô trước năm 1954.
Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Liên Xô thời kỳ 1954 -1975.
Chương 3: Đặc điểm, bài học kinh nghiệm của quan hệ Việt Nam Liên Xô thời kỳ 1954 -1975.
5
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ
TRƯỚC NĂM 1954
1.1.NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN
XÔ TRƯỚC NĂM 1954
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Sau chiến tranh thế giới thứ II (1939 -1945), bản đồ chính trị thế giới
về căn bản thay đổi, trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta được hình thành
trên cơ sở lợi ích của các cường quốc với hai hệ thống đối lập nhau: một bên
là do Liên Xô đứng đầu đại diện cho các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội, một bên do Mỹ đứng đầu đại diện cho các lực
lượng đế quốc và phản động quốc tế.
Vì bị chi phối nặng nề bởi “chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động, trật tự
hai cực Xô - Mỹ đã có những ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ mối quan hệ
quốc tế, lôi cuốn các khu vực, các quốc gia phát triển theo xu hướng có lợi
cho mỗi cực.
Đến giai đoạn 1950 -1954, sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ ngày càng
trở nên gay gắt, chiến tranh lạnh đã lên đến đỉnh điểm được đánh dấu bằng
cuộc chiến tranh cục bộ Triều Tiên (1950 -1953).
Cùng với việc củng cố địa vị của mình ở Tây Âu và những khu vực
khác, Mỹ đã xác lập những căn cứ và liên minh quân sự bao quanh Châu Á Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang phát triển ở Châu
Á. Năm 1951, Mỹ ký hiệp ước an ninh với Philippin, lập khối liên minh quân
sự ANZUS gồm Mỹ, Ôtxtrâylia, Niudilân, ký hiệp ước hòa bình với Nhật.
6
Theo đó, Mỹ có quyền đóng quân lâu dài trên đất Nhật. Trong những năm
1952, 1953 và 1954, Mỹ tiếp tục ký Hiệp ước phòng thủ chung với Nam
Triều Tiên, thành lập khối liên minh quân sự của Mỹ ở Nhật, Nam Triều Tiên,
Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Pakixtan,...
1.1.2. Tình hình Liên Xô
Sau chiến tranh, vị trí của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế,
trở thành cường quốc mạnh nhất ở Châu Âu, là trụ cột của phe XHCN. Tuy
nhiên, do bị tổn thất nặng nề, nên sau khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô khẩn
trương bắt tay vào việc khôi phục đất nước mà không có bất kỳ sự viện trợ
nào từ bên ngoài. Bằng tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, tự lực cánh
sinh, Liên Xô đã giành được những thắng lợi quan trọng trong kế hoạch 5
năm lần thứ IV (1946 -1950) về khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trên các lĩnh vực khác, Liên Xô cũng gặt hái được những thành tựu, nhất là
lĩnh vực quốc phòng.Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử,
chấm dứt sự độc quyền của Mỹ về loại vũ khí này.
Là một nhà nước XHCN, kể từ khi thành lập chính sách hòa bình, hợp
tác hữu nghị vẫn là điểm chủ chốt cơ bản trong hoạt động ngoại giao của nhà
nước Xô Viết. Chính sách đó càng được Liên Xô đề cao trong điều kiện Mỹ
luôn tìm cách phá vỡ nền hòa bình bằng việc phát động “chiến tranh lạnh”
nhằm tiêu diệt Liên Xô và hệ thống XHCN.
Sau chiến tranh, chính sách đối ngoại của Liên Xô đó là: “Phát triển
tình đoàn kết anh em với các nước dân chủ nhân dân, củng cố toàn diện hệ
thống Xã hội chủ nghĩa thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các
nước đang đấu tranh xóa bỏ ách thống trị thực dân, hợp tác hữu nghị với các
quốc gia độc lập trẻ tuổi, bảo vệ hòa bình, vạch trần chính sách đe dọa an ninh
chung của giới cầm quyền Mỹ và có những biện pháp đích đáng đối với
những hành động của chúng” [12,tr.26].
7
Thực hiện chính sách đó, trong thời gian từ 1945 đến 1950 Liên Xô đã
ký một loạt các hiệp ước hữu nghị, tương trợ với các nước như: Hiệp ước
hữu nghị, tương trợ và hợp tác sau chiến tranh giữa Liên Xô – Tiệp Khắc
ngày 12/12/1943, Hiệp ước giữa Liên Xô – Ba Lan ngày 21/4/1945,Hiệpước
giữaLiênXô-Bungari ngày18/3/1948, Hiệp ước giữa Liên Xô – Hunggari
ngày 18/2/1948, Hiệp ước giữa Liên Xô – Rumani ngày 4/2/1948...Với các
hiệp ước hữu nghị, hợp tác này Liên Xô đã dành cho các nước Trung – Đông
Âu những khoản tín dụng dài hạn, giúp đỡ khoa học, kỹ thuật, công nghệ,
lương thực, nguyên liệu và kinh nghiệm quản lý kinh tế, giúp các nước Đông
Âu chống lại chính sách bao vây, cô lập kinh tế do Mỹ và các nước Tây Âu
tiên hành. Đồng thời, qua đó Liên Xô đã xác lập vai trò ảnh hưởng của mình ở
khu vực Trung – Đông Âu.Liên Xô cũng đóng vai trò trụ cột là nhân tố quyết
định sự tồn tại của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập tháng 1/1949
giữa các nước đó.
Bên cạnh việc bảo vệ, giúp đỡ các nước ở Châu Âu, Liên Xô tiếp tục
mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ngày 14/2/1950, Liên Xô ký với Trung Quốc “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh
và tương trợ lẫn nhau”. Đây là sự kiện có tác động mạnh mẽ tới quan hệ giữa
Liên Xô với các nước Châu Á, đặc biệt tạo sự chuyển biến mới trong quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc – Liên Xô. Để củng cố mối quan hệ Xô – Trung,
năm 1952, Liên Xô còn ký với Trung Quốc một hiệp ước trị giá 300 triệu
USD, sau đó cấp 500 triệu rúp với lãi xuất ưu đãi.
Tiếp đó, trong chuyến đi thăm Trung Quốc tháng 10/1954, Khơrupsốp
đã ký một loạt Hiệp định với Trung Quốc để khẳng định tình đoàn kết, hữu
nghị giữa hai nước và ký kết 5 văn kiện phụ lục: Liên Xô rút khỏi cảng Đại
Liên, Lữ Thuận; bán lại các Công ty liên doanh Xô – Trung thành lập năm
1950 – 1951 cho Trung Quốc; xây dựng đường sắt Lan Châu – Alma Ata và
Cát Lân – Ulan Bato; ký kết chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật 5 năm.
8
Thời gian này, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc rất tốt đẹp.Trong
giai đoạn này Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ đường lối và thừa nhận sự lãnh
đạo của Liên Xô đối với phe XHCN.Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung
Quốc đã khôi phục được nền kinh tế trong thời gian ngắn và đã xây dựng
được sơ sở quan trọng cho nền công nghiệp nặng của mình.
Bên cạnh Trung Quốc, Liên Xô còn ký Hiệp ước hữu nghị và tương trợ
lẫn nhau ngày 27/2/1946 với Mông Cổ; Hiệp định hợp tác về kinh tế và văn
hóa tháng 3/1949 với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.Những hiệp ước
này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc xây dựng và củng cố nền
độc lập của các nước, đồng thời tăng cường sức mạnh cho hệ thống
XHCN.Qua đó, Liên Xô cũng có điều kiện thuận lợi hơn để giúp đỡ cách
mạng Việt Nam và ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ.
Như vậy, chính sách ngoại giao tích cực, chủ động của Liên Xô là một
trong những nhân tố góp phần đưa tới sự xác lập mối quan hệ Việt Nam Liên Xô, đồng thời đưa tới sự lớn mạnh không ngừng của phe XHCN.
1.1.3. Tình hình Việt Nam
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhà nước VNDCCH vừa mới ra
đời (2/9/1945) còn đang trong trứng nước đã phải đương đầu với muôn vàn
khó khăn, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập song đã phải đối đầu với
giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Vận mệnh dân tộc lúc đó như “ngàn cân
treo sợi tóc”.
Trước tình hình đó, ngày 3/10/1945 Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã
kịp thời đưa ra chính sách ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc
tế và xem đây là một trong những nhân tố góp phần đưa nước nhà đến sự độc
lập hoàn toàn vĩnh viễn. Nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao là mong
muốn hợp tác với các nước đồng minh, sẵn sàng thân thiện, hợp tác với các
nước nhược tiểu dân tộc, cùng với hai người bạn Lào và Cao Miên chống lại
9
sự xâm lăng của Pháp và giúp đỡ nhau trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Riêng với chính phủ Pháp Đờ Gôn, chủ trương thống trị Việt Nam thì quan
điểm đối ngoại của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là kiên quyết chống lại.
Còn những kiều đân Pháp, Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh
sống, nếu họ tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam.
Từ năm 1947 đến năm 1949, cùng với những thắng lợi trên các chiến
trường, hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam trở nên sôi động, chủ
động và tích cực hơn bằng những hình thức phong phú, đa dạng. Lúc này,
hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam bắt đầu hướng ra quan hệ hợp
tác với quốc tế.Ngày 14/7/1947, cơ quan đại diện của Việt Nam tại Băng Cốc
chính thức đi vào hoạt động.Năm 1948, Việt Nam lập cơ quan đại diện ở
Miến Điện, đồng thời lập quan hệ với Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan dưới nhiều
hình thức khác nhau.Chính phủ Việt Nam còn cử phái viên đến các nước để
mở rộng quan hệ với các tổ chức dân chủ, hòa bình, các Đảng anh em ở các
châu lục.Trên các diễn đàn quốc tế, các đại biểu của Việt Nam đã dự 12 hội
nghị quốc tế và khu vực. Trong thời gian này, Việt Nam đã tổ chức được 10
phòng thông tin ở các quốc gia khác nhau như Pari, NiuOóc, Luân Đôn, Băng
Cốc, Hồng Kông, Tân Đảo, Singapo, Niuđêli.
Nếu như sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam bị cô lập không nhận
được sự công nhận cũng như sự giúp đỡ của các nước thì đến thời gian này,
hoạt động ngoại giao của nước VNDCCH đã thu được những thắng lợi đáng
kể, bước đầu phá được sự cô lập với bên ngoài, tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ của các nước làm cho cuộc kháng chiến hòa với xu hướng chống chủ
nghĩa thực dân, CNĐQ vì độc lập, hòa bình và dân chủ.
Riêng đối với Liên Xô, trụ cột của phe chủ nghĩa xã hội, Đảng ta vẫn
tiếp tục phát triển mối quan hệ truyền thống cũ, tuyên truyền bảo vệ Liên Xô
khỏi sự xuyên tạc của bọn thù địch, nâng cao vai trò của Liên Xô trên vũ đài
quốc tế, tiến hành tổ chức kỷ niệm cách mạng tháng Mười.
10

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét