
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016
Quan hệ ngoại giao mỹ thái lan trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 1991)
Khóa luận tốt nghiệp
7
Trường ĐHSP Hà Nội 2
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
MỸ - THÁI LAN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. QUAN HỆ NGOẠI GIAO MỸ - THÁI LAN TRƯỚC NĂM 1945
Sau hơn 100 năm (1833 - 1945) sau khi ký “Hiệp ước hữu nghị và
thương mại” vào ngày 20 - 3 - 1833 [2; 22] . Quan hệ thương mại Mỹ - Thái
Lan đã được tăng cường trong những năm đầu của thế kỷ XIX. Sau đó là
những nỗ lực trong hợp tác nhân đạo, văn hóa… .Trong suốt những năm từ
1833 đến 1945, quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan đã trải qua nhiều bước
thăng trầm.
Năm 1938, quan hệ Mỹ - Thái Lan rơi vào ngưng trệ do vua Xiêm ký
Hiệp ước năm 1833 đơn thuần là một hành động ngoại giao nhằm ngăn chặn
mưu đồ độc chiếm Thái Lan của người Anh, chứ không phải là khuyến khích
quan hệ thương mại giữa hai nước. Mặt khác, trong con mắt của người Mỹ
lúc bấy giờ Xiêm không phải là một thị trường quan trọng. Mỹ đang quan tâm
đến vùng thị trường bao la thuộc miền Tây nước Mỹ và toàn châu Mỹ. Ngoài
ra, khi người Mỹ đến Xiêm, Anh và các nước phương Tây khác đã xác lập
được quan hệ thương mại và gây ảnh hưởng khá vững chắc ở vương quốc này
và Mỹ không dễ một sớm một chiều làm đảo ngược tình thế được.
Vào những thập niên 1851 - 1861, là những năm quan hệ thương mại
Mỹ - Xiêm được đẩy lên đến đỉnh cao nhất trong thời kỳ trước năm 1945. Với
ưu thế là nước có hạm đội tàu buôn lớn nhất và có máy xay lúa làm hàng hóa,
Mỹ mau chóng trở thành một trong những bạn hàng lớn của Xiêm. Năm 1958,
Mỹ vươn lên thành bạn hàng thứ hai của Xiêm sau Anh.
Phạm Duy Thịnh
Lớp K35 - CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
8
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Giữa lúc quan hệ thương mại Mỹ - Xiêm đang có nhiều tiến triển, đạt
được nhiều thành tựu thì Nội chiến ở Mỹ nổ ra (1861 - 1865) đã làm ngưng
trệ lại. Từ đó cho đến khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quan hệ
buôn bán giữa Mỹ và Xiêm vẫn luôn ở trong tình trạng cầm chừng.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quan hệ Mỹ - Thái Lan rơi
vào tình trạng căng thẳng (từ năm 1939 vương quốc Xiêm đổi tên thành
vương quốc Thái Lan). Đến năm 1941, quan hệ thương mại giữa hai nước
hoàn toàn bị tê liệt khi người Thái buộc công ty Standard Valuum company
của Mỹ đang làm ăn ở Thái Lan phải chấm dứt hoạt động tại nước này.
Trong khi quan hệ thương mại Mỹ - Thái không mấy phát triển thì các
hoạt động của các giáo sĩ Tin Lành của Mỹ lại đạt được những bước tiến liên
tục và gây được ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Thái Lan. Đặt chân đến
Xiêm lần đầu tiên vào năm 1931, các giáo sĩ Mỹ đã bắt tay ngay vào công
việc xúc tiến một loạt các hoạt động nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận
lợi cho công tác truyền giáo của họ.
Ban đầu các giáo sĩ chú trọng xây dựng quan hệ cá nhân thân mật với
nhà vua và hoàng tộc Xiêm. Sau đó, họ bắt tay vào công tác xã hội như mở
lớp học, du nhập kỹ thuật và báo chí… vào Xiêm. Sau hơn một thế kỷ hoạt
động không mệt mỏi, các giáo sĩ người Mỹ đã dành được thiện cảm và sự
ngưỡng mộ của các tầng lớp trong xã hội Xiêm. Trong khi gặt hái được nhiều
thành công trong hoạt động xã hội, các giáo sĩ Mỹ vẫn không mấy thành công
trong các cố gắng truyền bá Phúc âm. Xã hội Phật giáo ở Thái Lan hầu như
dửng dưng trước đạo Tin Lành. Chính điều này làm cho vị thế của các giáo sĩ
người Mỹ ở Xiêm bị suy giảm. Đến đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, hoạt
động của họ trên đất Xiêm thực sự chấm dứt.
Phạm Duy Thịnh
Lớp K35 - CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
9
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thành công trong các hoạt động xã hội của các giáo sĩ Tin Lành đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Việc
nhà ngoại giao Mỹ là Townsend Harris đến Băng Cốc và nhanh chóng ký
được một hiệp ước bất bình đẳng với Xiêm năm 1856 là một sự kiện quan
trọng trong quan hệ ngoại giao Mỹ - Xiêm. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước
trở nên đặc biệt gần gũi trong những năm 1919 - 1939. Tại Hội nghị Vecxai
(1919), Wilson đã một mình đáp ứng lời yêu cầu đòi các nước phương Tây
xóa bỏ những đặc quyền bất bình đẳng mà họ đang hưởng trong quan hệ với
Xiêm. Một năm sau, 1920, Hiệp ước Mỹ - Xiêm được ký kết.
Khi Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai cũng là khi chủ nghĩa
“can thiệp” thắng thế hoàn toàn trong quan hệ quốc tế. Từ đấy, chính quyền
Mỹ không còn bị Quốc hội giàng buộc trong các quyết định đối ngoại nữa. Do
đó, chính quyền Rudơven hoàn toàn có đủ thẩm quyền bày tỏ thái độ với Thái
Lan. Nhưng trong thời gian này, Chính phủ Phibun theo Nhật và tuyên chiến
với Mỹ vào ngày 25 - 1 - 1942, đã đặt chính quyền Mỹ trước một sự lựa chọn
khó khăn. Cuối cùng Rudơven đã đưa ra một giải pháp khôn ngoan là không
chấp nhận lời tuyên chiến của Chính phủ Phibun, tiếp tục tái lập quan hệ với
Thái Lan qua những người “Thái tự do”. Chính điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tái thâm nhập và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ vào Thái Lan
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Như vậy, trong thời kỳ trước năm 1945, quan hệ Mỹ - Thái Lan chưa
được triển khai một cách sâu rộng mà chủ yếu ở 3 lĩnh vực chính là ngoại
giao, thương mại, truyền giáo. Đã có những lúc mối quan hệ đó tưởng chừng
bị tê liệt nhưng với vị trí đặc biệt quan trọng của Thái Lan ở Đông Nam Á,
Mỹ đã tìm mọi cách để duy trì mối quan hệ giữa hai nước. Đây là thời kỳ tạo
tiền đề hết sức quan trọng cho quan hệ Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ tiếp theo.
Phạm Duy Thịnh
Lớp K35 - CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
10
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ NGOẠI GIAO
MỸ - THÁI LAN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
1.2.1. Nhân tố khách quan
*Bối cảnh quốc tế: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng là lúc thế
giới bước vào một cuộc chiến tranh mới - Chiến tranh lạnh. “Chiến tranh
lạnh” là từ do Baruch - tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên
Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo Mỹ ngày 26 - 7 - 1947. Theo
phía Mỹ “Chiến tranh lạnh” là chiến tranh không nổ súng, không đổ máu
nhưng luôn ở tình trạng chiến tranh nhằm ngăn chặn rồi tiêu diệt Liên Xô và
các nước Xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ tính chất của nó, Chiến tranh lạnh đã làm cho quan hệ
quốc tế trở nên căng thẳng, hai nước đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa là Mỹ và Liên Xô, đã ra sức chạy đua vũ trang
thành lập các liên minh quân sự để lôi kéo các nước đồng minh về phe mình.
Liên Xô và Mỹ tuy không đối đầu trực tiếp nhưng những cuộc chiến tranh cục
bộ diễn ra ở khắp nơi theo nguyên tắc “đại diện”. Quan hệ quốc tế diễn biến
phức tạp và nóng bỏng.
Thế giới hậu Chiến tranh thế giới thứ hai còn chứng kiến sự ra đời của
một loạt các nước xã hội chủ nghĩa trong đó phải kể đến sự ra đời của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949). Sự thắng thế của Chủ nghĩa cộng sản
ở một đất nước rộng lớn, lại có đường biên giới chung với Liên Xô, đã nối
liền Chủ nghĩa xã hội từ Tây sang Đông. Điều đó đã làm thay đổi cán cân lực
lượng trên thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Chính vì
vậy, Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các nước đồng minh của mình. Trong đó,
quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan cũng được tăng cường.
Song song với việc xây dựng những đồng minh tin cậy, Mỹ cũng đẩy
mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược để nắm lấy những vị trí trọng yếu. Với
Phạm Duy Thịnh
Lớp K35 - CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
11
Trường ĐHSP Hà Nội 2
mục đích đó, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và các
nước Đông Dương khác (1954 - 1975). Để tiến hành chiến tranh, bên cạnh
việc huy động nguồn lực trong nước vô cùng tốn kém, khoảng 676 tỷ đôla,
nếu tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỷ đô la [18; 93], Mỹ còn huy động đồng
minh và chư hầu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Ngoài những đồng
minh ở Thái Bình Dương như Niudilân, Úc, Philippin, Inđônêxia, Mỹ còn
nhận ra một nước đồng minh đầy tiềm năng, đó là Thái Lan. Bởi Thái Lan, có
vị trí liền kề với các nước Đông Dương nên rất thuận lợi cho việc đặt các căn
cứ quân sự cũng như việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, thiết bị chiến
tranh sang phục vụ cuộc chiến tranh. Thêm vào đó, từ Thái Lan có thể di
chuyển sang các nước Đông Dương bằng cả đường bộ, đường thủy và đường
hàng không, điều mà Mỹ không tìm thấy ở bất cứ đồng minh nào trong khu
vực này. Đó cũng là nguyên nhân để chúng ta dễ dàng giải thích được tại sao
quan hệ ngoại giap Mỹ - Thái Lan trong Chiến tranh lạnh rất phát triển.
Đến những thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều thay
đổi và do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên tình hình ngoại thương
của các nước tư bản chủ nghĩa không ngừng suy giảm, kèm theo đó là xu
hướng bảo hộ ngày càng tăng. Đó cũng là một yếu tố có tác động sâu sắc tới
quan hệ trên lĩnh vực kinh tế giữa Mỹ và Thái Lan và do đó cũng đã có nhiều
ảnh hưởng lên quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong cuộc Chiến tranh lạnh.
*Bối cảnh khu vực: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á
được chú ý như một trong những vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng của
chủ nghĩa tư bản trong cuộc Chiến tranh lạnh. Bởi nơi đây sẽ hình thành con
đê ngăn làn sóng cộng sản của có thể tràn xuống phía Nam. Mặt khác, đây
còn là con đường thuận lợi để tiến vào Trung Quốc, sang Liên Xô và đi sâu
vào lục địa châu Âu để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, tiêu diệt Liên Xô. Mỹ đã
nhận thức sâu sắc được điều này. Vì thế, Mỹ tìm cách nắm lấy Đông Nam Á.
Phạm Duy Thịnh
Lớp K35 - CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
12
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nên ngay khi người Pháp chưa rời khỏi Việt Nam, Mỹ đã thế chân để không
tạo ra ở nơi đây “một khoảng trống quyền lực” nào. Đồng thời, Mỹ tăng
cường lôi kéo và xây dựng những đồng minh tin cậy của mình trong khu vực
Đông Nam Á. Ngoài Philippin, Inđônêxia, Mỹ còn đặc biệt quan tâm đến
Thái Lan - một đất nước của những chính sách ngoại giao khôn ngoan nhưng
dễ thay đổi và lôi kéo.
Một thuận lợi là Chiến tranh lạnh đã chia thế giới thành hai phe: Tư bản
chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, và đã đẩy hai nước Mỹ và Thái Lan về cùng
một phía, tạo thành những “đồng minh tự nhiên”. Nhận thấy vị trí của Thái
Lan là “chìa khóa” của Đông Nam Á, Mỹ đã đẩy mạnh quan hệ với nước này,
ra sức “cứu vớt” Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì thế, trong
Chiến tranh lạnh, quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan được đẩy mạnh hơn bất
cứ giai đoạn nào trước đó.
1.2.2. Nhân tố chủ quan
*Nước Mỹ và chính sách đối ngoại của nó
Được ra đời từ thế kỷ XVIII, Mỹ là một trong những nước tư bản trẻ
nhất thế giới nhưng lại có sức vươn lên và bành trướng rất mạnh mẽ. Từ một
thuộc địa của Vương quốc Anh, chỉ sau hơn 100 năm độc lập, đến cuối thế kỷ
XIX, nước Mỹ đã vươn mình trở thành cường quốc đứng đầu thế giới về tiềm
lực kinh tế quốc dân. Từ đó, người Mỹ tiếp tục hướng vào gia tăng thế lực của
nước họ về mặt quân sự và chính trị. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
nước Mỹ được biết đến như là siêu cường số một trên thế giới.
Khởi phát từ cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành chính quyền độc
lập rồi tự mình tạo ra một thể chế chính trị, xã hội như một hành động khước từ
các thể chế cũ ở châu Âu, nước Mỹ được không ít các quốc gia và những người
theo đuổi lập trường dân chủ tư sản coi là người đi tiên phong trong cuộc đấu
Phạm Duy Thịnh
Lớp K35 - CN Lịch sử

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét