
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016
Hoạt động thương nghiệp của thăng long kẻ chợ thế kỷ XVII
11
Nhờ có sông ngòi thuận tiện, việc liên hệ kinh tế giữa kinh thành Thăng
Long với các địa phương ngày càng chặt chẽ. Những thuyền buôn từ Thanh Hóa Nghệ An và các trấn ở miền Nam ra kinh thành, cũng như các thuyền buôn từ mạn
ngược về kinh thành, luôn luôn có hàng ngày. Việc buôn bán trên sông Hồng lúc
ấy thật là nhộn nhịp. Giáo sĩ Manrini đã ở kinh thành Thăng Long khoảng đầu thế
kỷ XVII, cho biết: “Sông bọc lấy thành thị (Thăng Long), trong một khuỷu rộng,
nên việc buôn bán được dễ dàng, thuyền bè luôn luôn đi lại trên sông. Sông còn
chia ra nhiều ngành, nhiều sông đào, rất có ích cho việc chuyên chở các hàng hóa
và làm cho việc buôn bán giữa các tỉnh ngoài với kinh thành được thuận tiện” [12,
Tr. 72].
Giáo sĩ Richard ở thế kỷ XVIII, cũng rất ca ngợi cảnh buôn bán sầm uất trên
bến sông Hồng ở kinh thành Thăng Long: “Số lượng thuyền bè lớn lắm, đến nỗi rất
khó mà lội được xuống bờ sông: những sông, những bến buôn bán sầm uất nhất
của chúng ta (Âu châu), ngay thành phố Vơnidơ (Venise) nữa với tất cả những
thuyền lớn thuyền nhỏ của nó cũng không thể đem đến cho người ta được một ý
niệm về sự hoạt động buôn bán về dân số trên sông Kẻ Chợ” [12, Tr. 72].
Sông Tô Lịch lúc ấy cũng là nơi thuyền bè buôn bán ra vào tấp nập. Phường
Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện nay) ở ngay trên ngã ba sông Tô, sông Hồng trở
nên rất sầm uất, nhiều hiệu buôn của người ngoại quốc đều tập trung ở đây. Hồ
Tây khi ấy còn ăn thông với sông Tô, nên những phường ở trên bờ hồ như phường
Nhật Chiêu, phường Tây Hô đều có thuyền bè sầm uất.
Trục giao thông chính trong nước là sông Nhĩ Hà (sông Hồng), đoạn chảy
qua nội thị dài gần 5 km. Bên hữu ngạn sông Nhĩ Hà có nhiều bến đò liền sát với
phố phường tạo ra một mạch giao thương chính nối Thăng Long với các thị trường
các địa phương khác. Hệ thống sông Tô Lịch – Kim Ngưu, trong nhiều thế kỷ vẫn
ăn thông với sông Nhĩ Hà và Hồ Tây, có tác dụng là hệ thống giao thông nội thị
hiệu quả cho nội thương.
Tác dụng của sông Hồng với Thăng Long (Hà Nội) là đối với hoạt đông
giao thương buôn bán. Nối liền với các dòng chi lưu và những dòng sông lân cận
như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, một mạng lưới chằng chịt
12
đường giao thông đường thủy trải rộng khắp một vùng trung du và đồng bằng, tạo
nên những xung lực kinh tế cho sự phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện xã hội
thời trung đại, người Việt đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng phương tiện
thuyền bè.
Là một khu vực tương đối cao ráo nổi lên ở một khu vực châu thổ khá thấp.
địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Về mặt địa chất – thổ
nhưỡng, vùng đất thăng Long (Hà Nội) được cấu tạo từ những tầng đá trầm tích,
phù sa, dưới lòng đất có nguồn dồi dào các mạch nước ngầm. Nhiều sử sách cũ đã
đánh giá cao chất đất của Thăng Long (Hà Nội). Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi
viết về làng gốm Bát Tràng “ở vùng ấy đất thì trắng, mềm” [20, Tr. 28].
Nguồn nước dồi dào và chất đất thích hợp cũng như khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều đã có những tác dụng tích cực đến sự phát triển nông – thủ công nghiệp của
Thăng Long (Hà Nội) trong quá khứ.
Nguồn nước và chất đất cũng là những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho
những phố phường và làng chuyên nghề trong những hoạt đông như sản xuất giấy
ở vùng Bưởi, đúc đồng ở Ngũ Xá và đặc biệt là làng Gốm ở Bát Tràng. Còn nghề
dệt vải lụa của Thăng Long gắn liền với các cây trồng thủ công nghiệp như: gai
đay, dâu tằm, là những cây nhà nước khuyến khích trồng trọt.
Trong hệ thống thương mại châu Á, Việt Nam có một vị trí đặc biệt. Là một
quốc gia bán đảo, lại nằm trên những tuyến chính của hệ thống hải thương châu Á,
có nhiều cảng thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ giao thương, Việt Nam từng
là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Đông Nam Á. Đồng thời,
nước ta giữ vai trò nối kết giữa trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của châu Á. Từ
những thế kỷ trước và sau công nguyên, nhiều thương cảng của Việt Nam đã là
điểm đến đầu mối giao thương của các đoàn thuyền buôn, đồng thời là các đoàn
thuyền truyền tải văn hóa đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á. Giao Châu từng là
nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương vùng, liên vùng hết sức sôi động.
Lái buôn phương tây coi Đàng Ngoài là một vị trí quan trọng cho việc buôn
bán của họ với Trung Quốc và họ thấy rất thuận lợi nếu như họ có một thương
13
điếm ở đây. Vì từ bờ biển này họ chỉ có 3 ngày là tới Áo Môn (Ma Cao), tới Mani
(Manille-Phi-Luật-Tân), tới Bóoc-nê-ô (Bornoe), Batavia (Indonexia).
Với lợi thế nằm cạnh sông Nhị rộng lớn, lại tiện đường thiên lí đi khắp nơi
trong cả nước, nên Thăng Long sớm được người nước ngoài để ý và đặt quan hệ
giao thương. Tuy nhiên, trong suốt thời kì phong kiến từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ
XVI, quan hệ giao thương với nước ngoài ở nước ta hầu như không phát triển. Sử
sách có ghi, triều Lê cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có
chính sách hạn chế ngoại thương. Phải sang đến thế kỉ XVII - XVIII (thời Lê Trịnh) thì quan hệ làm ăn buôn bán với người nước ngoài mới xây dựng được cơ
sở. Sử sách còn ghi lại, vào năm Đinh Sửu (1637), chúa Trịnh Tráng đã trực tiếp
tiếp tàu buôn Hà Lan đến Thăng Long đặt quan hệ buôn bán.
Nằm trên một trong những tuyến chính của hệ thống thương mại châu Á,
vào thế kỷ XVII các thương cảng của Việt Nam, trong đó có một số thương cảng
Đàng Ngoài, từng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp và luân chuyển hàng
hóa của mạng lưới, kinh tế khu vực.
Mặt khác, ở nước ta có 2 loại gió mùa rất thuận tiện cho làm ăn buôn bán đó
là gió mùa Đông Bắc từ phương Bắc thổi xuống và gió mùa Tây - Nam từ vịnh
Bengan thổi vào. Cả hai loại gió này đều thuận tiện cho thuyền buôn trong nước
trên các con sông lớn và các thuyền buôn nước ngoài trên biển muốn vào nước ta
làm ăn buôn bán.
Có thể nói, không chỉ có kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mà kinh tế
thương mại trong đó có thương nghiệp Đàng Ngoài có rất nhiều ưu đãi của tự
nhiên đó cũng là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển, hưng thịnh
của thương nghiệp nước ta nói chung và thương nghiệp Đàng Ngoài nói riêng,
trong nhiều thời kỳ lịch sử.
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Kinh tế hàng hóa phát triển từ đời Trần, tuy đình trệ vào thời gian nhà Minh
đô hộ, nhưng vẫn phát triển mạnh vào đầu thời nhà Hậu Lê. Việc buôn bán như
“một mũi tên trúng hai đích” vừa thỏa mãn những hàng hóa xa hoa, vừa đem lại tài
14
lợi cho giai cấp phong kiến thống trị. Ngay từ thời Trần, quan lại và hoàng thân
quốc thích đã đi buôn, đến thời Hậu Lê phát triển và đến thời Trịnh – Nguyễn phân
tranh thì việc buôn bán cũng không xa lạ nữa với các chúa Trịnh, chúa Nguyễn. “Ở
một chế độ phong kiến điển hình, bọn con buôn lần lần tạo nên một giai cấp riêng
biệt và cùng hòa mình vào giai cấp mới đó để đứng ra lật đổ phong kiến địa chủ,
cản trở cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản của chúng” [25, Tr. 32].
Nhưng nói là kinh tế hàng hóa phát triển thì cũng không phải là thay thế hẳn,
mà là sự thay thế đến một chừng mực nào đó cho kinh tế tự nhiên, tự cung , tự cấp.
Quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất phong kiến là bóc lột địa tô. Đó
là địa tô do chế độ chiếm hữu ruộng đất gần như độc quyền của nhà nước phong
kiến quyết định. Nhưng lối sống ăn bám, xa xỉ của bộ máy quan liêu phong kiến đã
thúc đẩy việc “chiếm công vi tư” phát triển, ruộng đất chuyển dần sang tay tư
nhân. Quá trình chuyển hóa đó cũng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Kinh tế
tự nhiên vì vậy cứ lùi bước. Nhưng kinh tế hàng hóa không thể nảy nở một cách
mạnh mẽ được, vì quan hệ sản xuất ràng buộc như vậy, cho nên rút cục lại, kinh tế
tự nhiên vẫn là chủ yếu, là bộ mặt chính của toàn bộ kinh tế phong kiến.
Nghề nông: được nhà nước phong kiến đặc biệt chú trọng. Vì nguồn sống
chính của phong kiến là địa tô. Nhưng những chính sách của phong kiến đối với
nghề nông bị bạn chế bởi điều kiện lịch sử và điều kiện tự nhiên, nên chỉ nhằm vào
mấy việc chính: Khai khẩn, đắp đê, bảo vệ trâu bò…
Thời gian đầu có làm phát triển sức sản xuất nhưng sau đó vẫn bị kìm hãm
bởi chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, nghề nông chỉ ngoi lên một mức
nào đấy rồi dừng lại. Tình trạng lạc hậu của nghề nông kéo dài như vậy ảnh hưởng
đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa và hoạt động thương nghiệp.
Nghề thủ công: Ở một chế độ phong kiến điển hình nghề thủ công tách rời
khỏi nghề nông, một phần nào đó được chuyển hóa với những tiền đề của chủ
nghĩa tư bản và tạo nên những mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, nghề
thủ công chỉ phát triển trong phạm vi chế độ địa tô cho phép và mở rộng hơn một
chút cho nhu cầu của nhân dân. Cho nên, nó có những hình thức đặt biệt mà ở
15
phương thức sản xuất phong kiến điển hình không có (những làng thủ công) hay
không giống (đô thị không tách rời chính quyền phong kiến).
Muộn nhất là vào thế kỷ XV, một số làng nghề xuất hiện ở đồng bằng Bắc
bộ và vùng phụ cận ở kinh thành Thăng Long.
Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi có ghi trong “Dư địa chí” khi nói về các phường
chuyên nghề ở Thượng Kinh (Thăng Long): “….Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo
giáp, đồ đài, mâm, võng, gấm trừu và dù lọng. Phường Yên Thái làm giấy. Phường
Thụy Chương và phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa. Phường Hà Tân nung đá
vôi. Phường Hàng Đào nhuộm điều. Phường Tả Nhất làm quạt. Tây Hồ có cá to.
Phường Thịnh Quang có long nhãn. Phường Đường Nhân ( Hàng Ngang) bán áo
diệp y…” [20, Tr. 25].
Đầu thế kỷ thứ XVI, Dưới các triều vua cuối của nhà Lê sơ kinh đô Thăng
Long lại có đợt tu sử và mở rộng. Cùng với sự phát triển đỉnh điểm của khu thành
– quan liêu, khu đô thị Thăng Long mang tính chất kinh tế dân gian cũng phần nào
hưng khởi. Cùng với việc phân chia hành chính hai huyện Quảng Đức và Vĩnh
Xương thành 36 phố phường có tác dụng ổn định cộng đồng cư dân đô thị, kích
thích kinh tế; thời Lê sơ, những làng chuyên nghề cũng đã xuất hiện ở vùng ven đô
và trong nội thị là các phường chuyên nghề.
Những làng thủ công sản xuất ra những đặc sản để bán ra khắp nơi đồng
thời với những sản phẩm cùng một loại làm ở những nơi khác. Do những bí mật
nhà nghề nên kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm sản xuất không được phổ biến dẫn
đến hạn chế và không có đà tiến bộ. Hơn nữa mỗi khi có thợ nào lành nghề, tài
hoa, khéo léo đều bị bắt đi phục vụ vua chúa. Có những khi có thợ chế tạo máy
móc tinh xảo nhưng phong kiến cũng không biết sử dụng đưa sáng chế đó vào sản
xuất. Cho nên, trong thời gian dài ngót nghìn năm, nghề thủ công về mặt kỹ thuật
cũng chỉ đạt mức tinh vi, tinh xảo nhất định mà thôi.
Nghề buôn: Nghề buôn tức là một nghề có vai trò trung gian giữa những
người sản xuất và người tiêu thụ. Ở nước ta từ nghề nông và nghề thủ công xuất
hiện nghề buôn. Tình hình của nghề nông và nghề thủ công như vậy tất nhiên nghề
16
buôn không thoát ra khỏi đặc điểm chung đó. Từ chỗ trao đổi ngẫu nhiên tiến đến
trao đổi có tính chất kinh tế hàng hóa, nghề buôn chịu ảnh hưởng của hai mặt chi
phối. Một mặt, là do chế độ chiếm hữu địa tô của phong kiến đưa tới cần phải có
một số sản phẩm nhất định như: thóc gạo, tơ lụa để dùng làm vật trao đổi lấy
những sản vật khác, một mặt là khả năng sản xuất của nông dân, ngoài phần nộp tô
ít nhiều vẫn còn một phần để cung ứng cho nhu cầu riêng và để đem trao đổi lấy
những sản phẩm cần thiết khác. Mặt trên đã chi phối thống trị rất lâu đời, mặt dưới
do tình hình phân hóa trong xã hội, tư hữu về ruộng đất càng phát triển thì càng
thúc đẩy nghề nông và thủ công tiến hơn. Điều đó có nghĩa là càng thúc đẩy kinh
tế hàng hóa phát triển hơn. Có thể nói, khi nghề buôn thịnh vượng là lúc chế độ tư
hữu ruộng đất đã có cơ sở vững chắc. Nhưng cái thịnh vượng của nghề buôn của
Việt Nam cũng chỉ ở mức độ của một nền kinh tế mà chủ yếu vẫn là kinh tế tự
nhiên.
Mặt khác, tầng lớp quan lại, vua chúa cũng dần tập trung vào nghề buôn bán.
Dĩ nhiên, với quyền bính trong tay, họ buôn với một đặc quyền là một trở ngại cho
chính bản thân nghề buôn chứ không nói thúc đẩy nữa: “Những sự nhũng nhiễu
lạm dụng rất nhiều, buôn miệng, buôn nước bọt, buôn kiểu trưng mua ép bán, có
khi còn cướp đoạt trắng trợn ở chỗ ăn quỵt nữa. Tệ hại này trong thời Nguyễn –
Trịnh phân tranh trở đi càng trầm trọng" [25, Tr. 39]. Phan Huy Chú trong “Lịch
triều hiến chương” có nhắc đến những chuyện bẻ phá khung cửi, chặt gãy búa rìu,
phá chặt cây sơn vì trưng dụng gỗ, vải, sơn. Đó là những mặt thật của buôn bán
cách thức trưng mua của phong kiến thống trị.
Xuất hiện trước khá lâu các làng nghề, mạng lưới chợ đóng vai trò chủ chốt
trong đời sống kinh tế ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: chợ sắt Vân Chàng
(Nam Định), chợ gốm Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), chợ bán đồ đồng Đại Bái
(Bắc Ninh)…. Cùng với các làng nghề và chợ, vùng đồng bằng Bắc Bộ còn xuất
hiện một thiết chế kinh tế đặc biệt là các làng buôn. Ta có thể kể đến các làng buôn
Đa Ngưu (Hưng Yên) bán thuốc bắc, Báo Đáp (Nam Định) buôn vải mộc và thâm,
Đan Loan (Hải Dương) buôn vải nhuộm… Nhìn chung, các làng buôn đều ở những
vị trí gần các trung tâm đô thị lớn như: Thăng Long, Phố Hiến, Vị Hoàng….

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét