
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016
Quan hệ kinh tế asean eu giai đoạn (1996 2008)
11
quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến các nền kinh tế. Sự
phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã dẫn đến một xu thế lớn đang
chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình toàn cầu hóa. Toàn
cầu hóa (tiếng Anh là Globalization), xét về bản chất là quá trình gia tăng
mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên
toàn thế giới. Trong các nội dung trên thì toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung
tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Về
bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh
tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế
thế giới hội nhập và thống nhất. Toàn cầu hóa có tác động tích cực và tiêu cực
đến nền kinh tế thế giới nói chung và quan hệ kinh tế ASEAN - EU nói riêng.
Như vậy trước bối cảnh xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng thì nó đã
tác động sâu sắc đến hai tổ chức ASEAN và EU. Chính vì những biến đổi cơ
bản trên, bối cảnh thế giới giai đoạn này mang những đặc điểm mới:
Thứ nhất, đó là sự khuyếch tán quyền lực trong quan hệ quốc tế. Một
thế giới đa cực đang hình thành. Các cường quốc đang vừa hợp tác vừa cạnh
tranh để gia tăng sức mạnh của bản thân, thiết lập vị trí thuận lợi cho mình.
Không chịu sự kiềm chế của hai phe, hai cực, các quốc gia vừa và nhỏ cũng
có cơ hội vươn lên, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế,
góp phần làm tăng cường xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh
đó, các quốc gia đều có xu hướng đa phương, đa dạng hóa quan hệ, thể hiện
xu thế của chủ nghĩa đa phương trong quan hệ quốc tế.
Thứ hai, xu thế chủ đạo trên thế giới là xu thế hòa bình, “đối thoại thay
cho đối đầu”. Điều này xuất phát từ nhận thức mới về an ninh, về bạn thù và
đặc biệt là ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các quốc gia.
12
Các quốc gia đều nhận thức rằng phương thức để cạnh tranh và giải quyết
mâu thuẫn hiện nay không phải là giống nhau, xung đột với nhau mà phải lôi
kéo, dính líu, ràng buộc nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Vũ lực đã
không còn là phương thức hữu hiệu để giải quyết các vấn đề trong quan hệ
đối ngoại, vì một quốc gia trong thế giới ngày nay bị ràng buộc quá nhiều.
Thứ ba, yếu tố kinh tế trở thành yếu tố trung tâm trong xây dựng sức
mạnh quốc gia. Có thể gọi đây là một phần cơ bản của quy luật phát triển
trong thời kỳ mới. Trong mấy trục năm trước đây, nghĩ tới an ninh là người ta
nghĩ tới an ninh quốc phòng. Ngày nay, nếu các quốc gia không tập trung vào
phát triển kinh tế nâng cao thực lực quốc gia, thì đây là nguy cơ to lớn nhất
đối với an ninh của họ. Lý do của sự ưu tiên kinh tế này là sự giải phóng sức
sản xuất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, với những phát
triển vượt bậc trong thông tin liên lạc, giao thông vận tải, nhu cầu chu chuyển
mạnh mẽ của các dòng tài nguyên, sự phân công lao động ở mức độ tinh vi
hơn trên thế giới khiến cho các quốc gia phải tập trung để đáp ứng. Nó cũng
tạo thuận lợi bởi sự thực khách quan là nền kinh tế thế giới đã không chịu
những ngăn cách của hai khối trong chiến tranh lạnh. Như một nhà nghiên
cứu đã nói, thế giới đang chuyển từ cách tiếp cận địa chính trị sang cách tiếp
cận địa kinh tế. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội vẫn cùng
tồn tại trên thế giới, nhưng họ không ngăn cách bởi ý thức hệ, mà lại ràng
buộc với nhau bởi lợi ích kinh tế.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến đổi quan trọng. Điều này
cũng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thế giới nói chung, quan hệ
giữa các quốc gia và khu vực nói riêng. Tác động đến quan hệ kinh tế
ASEAN - EU. Đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế xuất hiện. Đặc biệt là sự
kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi
quốc gia trên thế giới, do vậy nhu cầu hợp tác quốc tế trong việc chống khủng
13
bố là khách quan, được đặt ra với mọi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nhiều
vấn đề phức tạp nảy sinh như : vấn đề vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,
Iran, cuộc chiến ở Irắc, chủ nghĩa khủng bố quốc tế gia tăng mạnh mẽ trong
thời gian gần đây như khủng bố ở Madrid, Tây Ba Nha năm 2004, ở Anh và
Ai cập, tình hình bất ổn ở Irắc và Trung Đông… Đang đặt ra trước thế giới
nói chung, quan hệ EU - ASEAN nói riêng nhu cầu tăng cường hợp tác về
mọi mặt nhất là lĩnh vực an ninh chính trị chống khủng bố quốc tế tạo môi
trường ổn định cho phát triển kinh tế.
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Trước những tác động to lớn của quốc tế thì bối cảnh khu vực cũng tác
động không nhỏ đến mối quan hệ của hai khối ASEAN và EU. Khi trật tự thế
giới mới đang được hình thành còn nhiều biến đổi to lớn về cả chính trị và
kinh tế nó tác động đến quan hệ kinh tế ASEAN - EU như cuộc khủng kinh tế
- tiền tệ châu Á bắt đầu từ tháng 6/1997. Sau một thời kỳ tăng trưởng cao và
ổn định khoảng 10 năm, tưởng rằng các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
và trở thành NICS. Hậu quả khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng đối với tăng
trưởng kinh tế đã hủy bỏ nhiều những thành tựu đã đạt được trong những năm
tăng trưởng nhanh. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tiền tệ, nó đã tác động một
cách nghiêm trọng tới toàn bộ cơ cấu kinh tế của từng nước ASEAN đặc biệt
là lĩnh vực tài chính. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng không chỉ tới nội
bộ trong các thành viên như nạn thất nghiệp, giảm lương chi phí công cộng…
Nó còn ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế của ASEAN - EU. Vì khi bị khủng
hoảng kinh tế các nước ASEAN sẽ bị suy giảm về các hoạt động kinh tế cả
nhật khẩu và xuất khẩu, sự sụp đổ của một số ngành công nghiệp, sự bất ổn
về hệ thống ngân hàng và các nước ASEAN đã đưa ra các chính sách mậu
dịch hướng nội. Như vậy, trước ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng kinh
14
tế thì tất yếu nó sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế ASEAN - EU, đặc biệt là
trong quan hệ mậu dịch và đầu tư.
Thứ nhất, mậu dịch: Mậu dịch là bộ phận bị phê phán trong trách
nhiệm của ASEAN trong cuộc khủng hoảng này nhưng có sự khác nhau giữa
xuất khẩu và nhập khẩu. Do các nước ASEAN theo đuổi chiến lược công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu nên hoạt động xuất khẩu đã trở thành động
lực tăng trưởng. Ở mức độ lớn thì các nền kinh tế ASEAN đặt sự phục hồi
của mình trên cơ sở mở rộng xuất khẩu do nhu cầu trong nước có hạn là
nguồn gốc của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, đối với nhập khẩu sẽ có cách tiếp
cận khác. Nhập khẩu về thực chất có liên quan tới việc cải thiện cán cân thanh
toán hiện hành. Bởi vậy ASEAN muốn thực hiện mậu dịch của mình bằng 2
con đường tăng xuất khẩu từ ASEAN sang EU trong khi muốn giảm nhập
khẩu từ tất cả các nguồn kể cả EU.
EU có thể giữ vai trò quan trọng giúp cho việc mở rộng xuất khẩu của
ASEAN. Trong cuộc khủng hoảng Mê-hi-cô 1994, khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ là nơi cung cấp thị trường cho việc nhập khẩu của Mê-hi-cô. ASEAN
cần một giải pháp tương tự nhưng không giống như Mê-hi-cô, họ không có
lợi thế của nhóm khu vực với những thành viên có thị trường rộng lớn. Nhật
Bản có thể giữ vai trò này bằng việc mở rộng thị trường kinh tế trong nước
của mình nhưng với những biện pháp mà chính phủ Nhật đưa ra thì rất khó có
thể dựa theo đó để phục hồi nền kinh tế. EU có thể giữ vai trò này bằng việc
tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của ASEAN, loại bỏ mọi hàng rào phi thuế
quan như những biện pháp phá giá và những chừng phạt mậu dịch liên quan
tới môi trường.
Một lĩnh vực khác nơi mà EU có thể tham gia là nâng cấp hàng chế tạo
xuất khẩu của ASEAN để duy trì sức mạnh của chúng. Sự bào mòn tính cạnh
tranh của hàng chế tạo là do sự tăng lương nhanh hơn tăng năng suất và tính
15
cạnh tranh về công nghệ gây ra. Việc phá giá từng bước đồng tiền có thể coi
là giải pháp lâu dài để phục hồi cạnh tranh. Thực tế, câu trả lời nằm trong việc
cải thiện công nghệ. EU có thể hợp tác với các nước ASEAN để nâng cấp
công nghệ việc làm này cho phép tìm thấy lợi thế cạnh tranh mới.
Thứ hai, đầu tư: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tiền tệ đã ảnh hưởng tiêu
cực tới đầu tư của EU trong khu vực Đông Nam Á nhưng nó đã đưa ra những
cơ hội mới cũng như những thay đổi cơ cấu và hình thức đầu tư tương lai của
EU ở ASEAN. Những thất bại kinh doanh do tăng trưởng kinh tế thấp đi đã
làm giảm giá trị đầu tư của EU và điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới dòng đầu
tư trực tiếp EU trong khu vực. Điều kiện kinh doanh mới ở ASEAN đã làm
cạn kiệt nguồn vốn duy trì hoạt động của mình và đối với những nhà xuất
khẩu, phải mở rộng để đáp ứng những sự tăng trưởng xuất khẩu có thể. Ngoài
những lĩnh vực đầu tư truyền thống. Nguồn vốn của EU cũng có thể đổ về
lĩnh vực tài chính. Ở Thái Lan, cuộc khủng hoảng này đã cho phép đầu tư
nước ngoài tham gia vào các ngành như ngân hàng, một lĩnh vực mà trước
đây là đóng cửa đối với bên ngoài.
Cùng với đầu tư trực tiếp, tập hợp những đầu tư của EU cũng có thể
giúp ASEAN hướng đầu tư vào thời kỳ tương đối dài hơn do vậy cần neo
chúng vào nền kinh tế trong nước. Mô hình đầu tư này sẽ giảm nhanh. Để
thực hiện chiến lược này, cần có một cơ cấu thị trường vốn sâu sắc hơn.
Trước hết là việc phát triển thị trường chứng khoán để tài trợ cho những đầu
tư dài hạn. Những nguồn vốn ngắn hạn của EU kể cả lương hưu và quỹ
thường xuyên cũng cần được khuyến khích ra nhập vào mô hình đầu tư này.
Trong 8 năm gần đây, ASEAN đã có những chương trình phát triển hạ
tầng rộng rãi. Chúng có ảnh hưởng bất lợi do yêu cầu của một lượng tài chính
quá lớn và dung lượng nhập khẩu cao. Rất nhiều trong số các dự án đó được
tư nhân hóa như hệ thống điện, nước, giao thông, công cộng. Nhiều chương
16
trình đó đã bị ngừng lại và hiện rất cần những nguồn vốn mới. Để tiếp tục
những dự án này, chính phủ các ASEAN cho phép đầu tư nước ngoài lớn hơn
và những cơ hội mới cho các nhà đầu tư EU.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ ở ASEAN đã gây ra thay đổi căn
bản về cơ cấu kinh tế, tiềm năng tăng trưởng và khuynh hướng phát triển. Với
tư cách là những đối tác mậu dịch và đầu tư truyền thống, EU có thể hỗ trợ để
cải thiện những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng và giúp cho việc
phục hồi. Mặc dù ASEAN chỉ chiếm một phần nhỏ trong mậu dịch và đầu tư
của EU nhưng EU có thể giữ một vai trò quan trọng trong sự phục hồi của
ASEAN. Thực tế, quan hệ giữa hai khối cần được củng cố hơn nữa qua việc
phát triển mậu dịch và mở rộng quy mô đầu tư. Mậu dịch giữa hai nhóm nước
nên mở rộng quy mô theo hướng mở cửa cho hàng xuất khẩu của ASEAN vào
thị trường EU. Sự phát triển hơn nữa liên kết EU cũng góp phần cải thiện
quan hệ mậu dịch.
Ngoài bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á thì quan
hệ kinh tế ASEAN - EU còn bị tác động bởi chính bản thân các khối:
Thứ nhất, Liên minh châu Âu đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ
cả về chiều rộng và chiều sâu, quá trình này đã đạt được những thành tựu cực
kỳ to lớn nhưng cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải
quyết. Sau khi Hiệp ước Maastricht được thông qua, EU đã có bước phát triển
về chất, đặc biệt đáng chú ý là việc hình thành Liên minh Kinh tế - Tiền tệ với
việc ra đời của đồng tiền chung châu Âu - đồng Euro. Cho đến nay khu vực
đồng Euro đã có 12 nước tham gia, đồng Euro đã trở thành phương tiện thanh
toán và dự trữ ngoại tệ quan trọng của nhiều nước. Hiện nay liên minh châu
Âu đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để đưa quan hệ giữa các nước lên
tầm cao mới bằng việc gắn kết chặt chẽ hơn quan hệ các nước trong khu vực
quốc phòng an ninh, tư pháp. Việc các nước thành viên cùng nhau phê chuẩn

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét