
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016
So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII)
Nội ngày nay. Về phía Bắc triều, được tin này Mạc Mậu Hợp cũng muốn cử
binh mã đánh một trận quyết liệt để định được thua bèn đốc thúc điều động
binh mã trong bốn trấn và năm phủ được mười vạn quân. Ngày 27 tháng Chạp
năm Tân Mão (đầu năm 1592), Mạc Mậu Hợp cùng các tướng Mạc Ngọc
Liễn, Nguyễn Quyện đến Phấn Thượng (Tùng Thiện, Hà Tây) kịch chiến với
quân Trịnh. Trong trận này quân Mạc thua to "bị chém hơn một vạn, máu
chảy khắp nội, thây chất thành non, quân Trịnh được khí giới và ngựa nhiều
không kể xiết" [5, tr 353].
Ngày năm tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1592), Trịnh Tùng chỉ huy đại
quân vượt sông tổng công kích Thăng Long. Mạc Mậu Hợp bỏ thành vượt
sông Nhị đến bến Bồ Đề. Ngày sáu tháng Giêng cử các tướng tiến vào thành
theo ba cửa ô: Cầu Dừa, Cầu Muống, Cầu Dền. Trận chiến diễn ra tại Cầu
Dền, tướng Mạc là Nguyễn Quyện đem đại binh và súng lớn trấn giữ, chống
trả quân Trịnh do Hoàng Đình Ái chỉ huy. Trịnh Tùng mang quân tiếp ứng,
quân Mạc chết hàng nghìn, Nguyễn Quyện bị bắt sống, cung điện, nhà cửa,
kinh thành bị cháy rụi. Làm chủ kinh thành, Trịnh Tùng cho binh sĩ san bằng
luỹ đất Đại La, sau hai tháng tiến hành bình định Trịnh Tùng rút quân về
Thanh Hoá.
Vua Mạc trở lại Thăng Long nhưng lúc này nhà Mạc đã nghiêng ngả,
quân sĩ và lòng người ly tán, bỏ sang theo Lê - Trịnh ngày một đông. Cuối
năm 1592, Trịnh Tùng lại đem đại quân đánh ra Bắc, tiến quân vào thành
Thăng Long, Mạc Mậu Hợp trốn chạy về vùng Kim Thành (Hải Dương),
quân Trịnh truy quét bắt được Mạc Mậu Hợp đem về kinh hành hình. Cuộc
nội chiến Nam - Bắc triều kết thúc cùng với sự sụp đổ của nhà Mạc. Ngày 16
tháng 4 năm Quý Tỵ (1593) vua Lê chính thức ngự lên chính điện ở Thăng
Long. Tuy nhiên, sau khi bị đánh bật ra khỏi Thăng Long, nhà Mạc còn tiếp
tục chiếm cứ các vùng Hải Dương, An Quảng (Quảng Yên), sau đó rút lên cố
11
thủ ở vùng núi Cao Bằng. Đồng thời với việc chiếm cứ nhà Mạc cho xây
dựng thành quách ở một số nơi như Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Chiếm cứ và hoạt động ở vùng biên giới giáp Trung Quốc, nhà Mạc
thường dựa vào thế lực nhà Minh để gây sức ép với nhà Lê - Trịnh. Nhưng từ
khi nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên thay thì chỗ dựa của nhà Mạc không còn.
Năm 1677 nhà Lê - Trịnh cử quân tiến đánh Cao Bằng, Mạc Kính Vũ phải
trốn sang Trung Quốc bị nhà Thanh bắt giữ, sau này nhà Thanh nộp cho nhà
Lê- Trịnh, tàn dư của nhà Mạc đến đây hoàn toàn chấm dứt.
Hơn một nửa thế kỉ diễn ra nội chiến Nam - Bắc triều đã để lại hậu quả
nghiêm trọng cho đất nước, chiến tranh liên miên đã ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp. Đồng bằng Thanh Nghệ nhiều năm là bãi chiến trường làm
cho đồng ruộng bị bỏ hoang không người cày cấy, hàng vạn quân lính bị xô
đẩy vào chiến tranh và bị chết chóc làm hao tổn đến lực lượng sản xuất chính
của xã hội. Ngoài ra, do chiến tranh nhà Mạc không thể chăm lo đến kinh tế,
ổn định chính trị cũng như xã hội đã làm cho thiên tai, đói kém hoành hành,
điều này tác động xấu đến mọi mặt kinh tế, tư tưởng, văn hoá của Đại Việt
đương thời.
1.1.2. Trịnh - Nguyễn phân tranh
Ngay từ trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, sự chia rẽ và mâu thuẫn
trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh. Sau khi Nguyễn Kim chết, các con đều
nhỏ tuổi nên quyền hành đều rơi vào tay Trịnh Kiểm, để thâu tóm quyền hành
vào tay mình Trịnh Kiểm đã tìm mọi cách loại bỏ thế lực nhà họ Nguyễn.
Trịnh Kiểm đã lập mưu giết hại con trưởng của Nguyễn Kim là Tả tướng
Nguyễn Uông, con thứ là Nguyễn Hoàng thấy vậy đã đi hỏi Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời nhờ chị gái là Ngọc Bảo tác động đến Trịnh
Kiểm để được vào trấn thủ Thuận Hoá. Dưới thời Lê Thánh Tông, Thuận Hoá
12
là một trong mười ba đạo thừa tuyên gồm vùng đất từ phía nam đèo Ngang
đến đèo Hải Vân. Mặc dù nhà Lê vẫn đặt quan cai trị nhưng cho đến thế kỉ
XVI thì vẫn là vùng "ô châu ác địa", dân cư thưa thớt và kinh tế kém phát
triển. Thêm vào đó "lòng dân còn tráo trở" thậm chí có người còn vượt biển
đi theo họ Mạc, do vậy cử Nguyễn Hoàng vào trong đất này cũng là giúp vua
Lê trấn trị và vỗ về dân chúng.
Tháng 10 năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hoá, những người
bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoá
đều vui vẻ đi theo. Những năm sau, vùng Thanh Hoá, Nghệ An bị lụt lội đói
kém nhiều người đã theo nhau vào Thuận Hoá để sinh sống. Lúc mới vào,
Nguyễn Hoàng dựng dinh ở xã Ái Tử (nay là Thiệu Phong, Quảng Trị), quan
lại tam ty thì vẫn do vua Lê cắt đặt. Từ năm 1570, sau khi Tổng binh Quảng
Nam là Nguyễn Bá Quýnh theo lệnh của vua Lê vào trấn thủ Nghệ An thì
Nguyễn Hoàng được giao trấn thủ ở cả hai xứ Thuận Hoá. Với nhiệm vụ trấn
thủ của mình, Nguyễn Hoàng luôn giữ thái độ mềm mỏng, thần phục vua Lê,
hàng năm nộp thuế đầy đủ, cùng với nhà Lê - Trịnh trừng phạt và đánh đuổi
tàn quân nhà Mạc giữ yên đất Thuận Quảng. Nhưng mặt khác Nguyễn Hoàng
vẫn lo củng cố quyền thống trị của mình ở đất này, đồng thời phát triển kinh
tế để thoát ly dần sự lệ thuộc vào nhà Lê - Trịnh. Những năm sau đó, Nguyễn
Hoàng vẫn mang quân ra giúp vua Lê đánh dẹp tàn dư của nhà Mạc ở phía
Bắc và làm tròn nhiệm vụ của viên quan trấn thủ, hàng năm vẫn nộp thuế cho
nhà Lê - Trịnh đầy đủ. Trong khi đó, họ Trịnh lại từng bước tiếm quyền vua
Lê, từ khi Trịnh Tùng dẹp được nhà Mạc thu giang sơn về cho nhà Lê thì
ngày một kiêu căng, nắm hết chính trị hà hiếp vua Lê. Năm 1599 Trịnh Tùng
xưng vương, xây dựng vương phủ thâu tóm mọi quyền hành trong tay và coi
vua Lê chỉ là bù nhìn.
13
Tháng 5 năm 1600 Nguyễn Hoàng từ Đông Đô trở về nhưng vì có công
đi đánh dẹp phản loạn là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê nên bị họ
Trịnh ghét, Nguyễn Hoàng bèn đem tướng lĩnh bản bộ giả vờ đi đánh giặc rồi
theo đường biển trở về Thuận Hoá, về đến nơi rồi sợ họ Trịnh nghi ngờ bèn
đem gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng là con trai Trịnh Tùng. Từ đó
Nguyễn Hoàng không ra Đông Đô nữa, thể hiện ý đồ xây dựng một chính
quyền riêng cho dòng họ để tách khỏi chính quyền nhà Lê - Trịnh.
Tháng 5 năm 1613, trước khi mất Nguyễn Hoàng đã để lại lời dặn với
con cháu và cận thần: "Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang (Hoành
Sơn) và sông Giang (Linh Giang) hiểm trở, phía Nam ở núi Hải Vân và núi
Đá Bia (Thạch Bi Sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cát muối, thật là
đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh chống chọi với
họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Vì bằng thế lực không địch
được thì cố giữ vững đất đai chờ cơ hội chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta" [12,
tr 37].
Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp thay cha làm trấn thủ ở
Thuận Hoá ở tuổi 51, được vua Lê gia hàm Thái bảo tước Quận công. Ông đã
cho sửa thành luỹ, đặt quan ải, vỗ về nhân dân trong ngoài ai cũng vui phục.
Tuy nhiên, ông cũng tìm cách trì hoãn việc nộp thuế cống cho triều Lê Trịnh. Năm 1620, Trịnh Tráng cử Đô đốc Nguyễn Khải đem 5000 quân đóng
ở cửa biển Nhật Lệ định phối hợp với Chưởng cơ Hiệp và Trạch là hai em của
Phúc Nguyên mưu nổi loạn nhưng việc không thành Nguyễn Khải phải rút
quân, từ đấy Phúc Nguyên không nộp thuế nữa. Mâu thuẫn giữa họ Nguyễn
và triều Lê - Trịnh trở nên gay gắt. Năm 1627, Trịnh Tráng muốn cử quân
xâm lấn đất Thuận Quảng nên sai người mang sắc chỉ của vua Lê vào đòi nộp
voi và thuyền đi biển để dùng vào lệ cống nhà Minh nhưng Nguyễn Phúc
Nguyên đã khước từ. Tháng 3 năm 1627, Trịnh Tráng đưa (hộ tống) vua Lê đi
14
mượn tiếng xem xét địa phương đều tiến và cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn
bùng nổ. Về phía quân Nguyễn, Nguyễn Phúc Nguyên đã huy động các lực
lượng bộ binh và thuỷ binh ra chống cự, thấy quân Lê - Trịnh thế mạnh quân
Nguyễn đã cho tượng binh đánh chặn ngang làm cho quân Trịnh tan vỡ, Trịnh
Tráng buộc phải rút quân về.
Tháng 12 năm 1633, Trịnh Tráng tự thống lĩnh đại quân thuỷ bộ thẳng
tới cửa biển Nhật Lệ, Nguyễn Phúc Nguyên sai đại tướng Nguyễn Hữu Thắng
và Đốc chiến Nguyễn Hữu Dật đem quân chống cự, quân Nguyễn còn đóng
cọc gỗ chắn ở cửa biển, đắp luỹ Trường Dục để bảo vệ luỹ chính. Sau hơn
một tuần không vượt qua được hệ thống chiến luỹ quân Trịnh chán nản, quân
Nguyễn ùa ra đánh quân Trịnh tan vỡ chết quá nửa, Trịnh Tráng phải rút quân
về. Tháng 2 năm 1648 thuỷ binh quân Trịnh lại xâm phạm cửa biển Nhật Lệ,
quân Nguyễn vẫn cố thủ ở luỹ Trường Dục, đang đêm dùng tượng binh đánh
bất ngờ vào doanh trại quân Trịnh. Lần này quân Trịnh bị bắt sống và tiêu diệt
đến vài ba vạn, đây là trận thắng lớn nhất của quân Nguyễn kể từ khi nổ ra
chiến tranh với Lê - Trịnh.
Năm 1655, nhân việc quân Trịnh ở Bắc Bố Chính xâm lấn cướp bóc,
chúa Nguyễn quyết định đem quân vượt sông Gianh đánh lên Nghệ An chiếm
được bảy huyện nhưng đến năm 1660 bị đánh lui phải rút về. Năm 1661, chúa
Trịnh lại cho quân đánh vào nhưng nhà Nguyễn dựa vào thành luỹ hiểm trở
để cầm chân Trịnh, sau mấy tháng quân Trịnh đành rút lui.
Thời gian sau đó, vì phải lo đối phó với nhà Mạc nên tới 1672 chúa
Trịnh mới lại đem quân đánh vào nhưng sau nhiều trận quyết liệt mà không
phân được thắng bại đành phải rút quân về Bắc. Nhận thấy tình hình ngày
càng khó khăn dù có đánh nhau cũng không thay đổi được cục diện chiến
tranh nên hai bên đành phải giảng hoà lấy sông Gianh làm giới tuyến. Chiến
tranh Lê Trịnh - Nguyễn đã biến vùng đất từ mạn Nam sông Lam (Nghệ An)
15
đến Bắc Quảng Bình (Bắc sông Gianh) thành chiến trường chết chóc đau
thương, đói khổ liên tiếp đổ xuống đầu người dân.
Như vậy, kể từ năm Đinh Mão (1627) đời vua Thần Tông lần thứ nhất
đến năm Nhâm Tý (1672) đời vua Gia Tông, trong vòng 45 năm chiến tranh
với bảy lần đánh nhau, quân Lê - Trịnh tuy mạnh hơn nhưng do phải hành
quân xa, vận chuyển lương thực khó khăn, thêm vào đó thời gian này nhà Lê Trịnh còn đang phải lo đối phó với nhà Mạc ở Cao Bằng, họ Vũ ở Tuyên
Quang. Trong khi đó, họ Nguyễn tuy yếu hơn nhưng lại chiến đấu trên đất của
mình, có thuận lợi về địa hình nên có thể chiến đấu lâu dài với quân Trịnh.
Chế độ phong kiến phát triển trên một lãnh thổ có địa hình phức tạp,
kinh tế hàng hoá chưa phát triển, phương tiện giao thông thiếu thốn… đã tạo
điều kiện cho việc hình thành các thế lực phong kiến địa phương. Chính
quyền trung ương suy yếu, xu thế phân tán gia tăng nên sự hình thành của
Nam triều, Bắc triều và tiếp đó là Đàng Ngoài - Đàng Trong trở thành tất yếu,
từ đó chiến tranh phong kiến nổ ra là điều khó tránh khỏi, đất nước chuyển
sang thời kì chia cắt.
1.2. CỤC DIỆN ĐÀNG NGOÀI- ĐÀNG TRONG
Lấy sông Gianh làm giới tuyến, vùng đất từ sông Gianh trở về Bắc (Bắc
Hà) nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
Vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam (Nam Hà) được gọi là Đàng Trong của
chính quyền chúa Nguyễn. Tuy vậy, theo quan niệm của nhân dân hai Đàng
thì đây chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.
Trong đó, Đàng Ngoài chính là lãnh thổ của nước Đại Việt được thiết lập
từ thời Văn Lang - Âu Lạc, trải qua các triều đại phong kiến nối tiếp nhau đã
trở thành một quốc gia hùng mạnh trong khu vực, nhất là khi vua Lý Công
Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La - Thăng Long thì nơi đây trở thành trung tâm
chính trị- kinh tế, văn hoá của cả nước. Trải qua các triều đại thì chế độ phong
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét