
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016
Quan hệ thương mại của vương quốc ayutthaya với một số nước châu á thế kỷ XIV XVI
11
lụa. Còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Hoa từ Ấn Độ là đá quý
và đồ thủy tinh.
Do kỹ thuật đi biển trong thời gian đầu còn hạn chế nên hải trình của các
thương nhân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện gió mùa. Xuất phát từ các cảng
ở phía Nam Ấn Độ, thương thuyền phải dựa vào gió mùa Tây – Nam ở biển
Ấn Độ Dương giữa tháng 4 và tháng 8 để đi về phía Đông. Vì thời gian của
một đợt gió mùa kéo dài nên sau khi dỡ hàng tại các bến cảng ở Đông Nam Á
họ có thể trở về cùng trong một đợt gió mùa. Để tránh những đợt gió xoáy
trên vịnh Bengan vào tháng 10, thương thuyền trở về vào tháng 12 khi gặp gió
mùa Đông Bắc.
Để phục vụ cho việc buôn bán lâu dài, thương nhân Ấn Độ thường thiết
lập những khu định cư dọc bờ biển phía Tây của bán đảo Mã Lai và mời dân
địa phương đến cùng sinh sống. Điều này đã kích thích sự ra đời của các quốc
gia – đô thị.
Chúng ta đều biết rằng, ở miền Bắc Ấn Độ, đế chế Mauryan (317 – 180
TCN) đã nhập vàng bạc từ Tây Á. Dưới thời Mauryan, tiền vàng và bạc đã
được lưu hành rộng rãi. Kancipura, trạm cuối của tuyến đường biển từ Trung
Hoa, nằm ở miền Nam Ấn Độ và về mặt kinh tế phụ thuộc vào Bắc Ấn Độ.
Có thể nói rằng, Nam Ấn Độ đã khai thác và tinh chế được vàng nhưng không
đủ để buôn bán với Bắc Ấn Độ và do đó, Nam Ấn Độ đã tìm nguồn vàng
cung cấp từ vùng ven biển Đông Nam Á. Đòi hỏi này đã được Trung Hoa,
quốc gia muốn có sản phẩm quý lạ từ Ấn Độ nhận ra. Và kết quả là dòng
vàng và sản phẩm thay thế của nó là tơ lụa bắt đầu từ Trung Hoa theo đường
ven biển Đông Nam Á chảy sang.
Cũng trong khoảng thời gian này, các thương nhân Ấn Độ bắt đầu đến
đảo Mã Lai để mua vàng, mặt hàng được thu gom ở bán đảo Sumatra hoặc
được mua từ Trung Hoa. Con đường bộ thông dụng nhất là qua eo đất Kra tại
12
Takuapa. Từ đây, tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua eo Kra tới Chaiya ở phía
đông của bán đảo Mã Lai. Tới được phía đông, đoàn người phải đáp thuyền
tới thương cảng của Siam, Chiêm Thành, Đại Việt rồi mới tới cảng phía Nam
của Trung Quốc. Ngoài con đường qua eo Kra còn có con đường từ Kedah
theo đường bộ thẳng tới Tumasik (Singapo) rồi mới tới các cảng phía Nam
của Đông Nam Á. Hoặc có thể từ Tavoy qua đèo Bachua tới sông Kanburi, từ
đây mới tới sông Mê Nam rồi mới tới Siam trước khi vào Trung Quốc.
Ở Đông Dương, những hoạt động thương mại sôi động đã giúp hình
thành nên những vương quốc hùng mạnh, đặc biệt là ở phía Nam Việt Nam
hiện nay như Phù Nam, Lâm Ấp. Từ thế kỷ III, thuyền buôn của Phù Nam đã
tới mua hàng ở các quần đảo chẳng hạn như mua dầu long não từ Padang,
đinh hương từ Maluku và vàng từ Borneo. Những điều trên đây biết được qua
hàng loạt ghi chép trong các sách của Trung Quốc vào thế kỷ III. Phù Nam là
vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ và Trung Quốc vào Đông Nam Á và
có thể coi là trung tâm liên thế giới đầu tiên ở khu vực đồng thời là nơi nối
thông mạng lưới vốn có của Đông Nam Á với thế giới bên ngoài [7; 32].
Tương đương với Phù Nam, ở bờ biển bán đảo Đông Dương có vương
quốc Lâm Ấp (Champa). Vương quốc này nằm ngay ở phía Nam đèo Hải
Vân. Con đường thương mại từ Ấn Độ đến được tới Lâm Ấp theo con đường
bộ qua thung lũng sông Mê Kông và theo đường biển dọc theo bờ biển bán
đảo Đông Dương.
Từ thế kỷ II đến thế kỷ VII, là thời kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Ấn
Độ tới Đông Nam Á. Dưới sự trị vì của hai vương triều Gupta (320 – 535) và
vương triều Hacsa (606 – 648), Ấn Độ đã đạt tới mức cực thịnh. Nhu cầu
truyền bá văn hóa cũng như nhu cầu về trao đổi hàng hóa đã thúc đẩy thương
nhân Ấn Độ tới Đông Nam Á thường xuyên hơn [3; 12].
Sau khi triều đại Hacsa sụp đổ vào giữa thế kỷ VII, Ấn Độ mất dần ảnh
hưởng đối với Đông Nam Á.
13
Cũng từ thế kỷ VII, trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á đã được
đánh dấu bằng sự xuất hiện của các tàu buôn từ Tây Á tới Trung Hoa, mang
theo bạc khai thác từ các mỏ ở Ba Tư và các vùng lân cận.
Cũng trong thời gian này, vương quốc Phù Nam bắt đầu suy yếu đã đẩy
hoạt động thương mại tiến sâu xuống phía Nam của bán đảo Mã Lai. Sự suy
yếu của vương quốc Phù Nam vừa là hệ quả của một quá trình dịch chuyển
con đường thương mại trong khu vực từ phía Bắc xuống phía Nam bán đảo
Mã Lai; đồng thời sự suy yếu của Phù Nam đã trở thành điều kiện khách quan
để hình thành ở Đông Nam Á những trung tâm thương mại mới đặc biệt là sự
xuất hiện của Srivijaya.
Cho đến thế kỷ VII – VIII, kỹ thuật hàng hải đã đạt được những bước
tiến mới, đặc biệt là sự tham gia của những thủy thủ Arập đã có thể tận dụng
được những ưu việt của hoạt động gió mùa vào trong các hoạt động buôn bán,
đi biển. Đồng thời các thuyền mành của Trung Quốc đã bắt đầu cập bến các
thương cảng của Đông Nam Á và vượt biển tới Ấn Độ. Đây là loại thuyền
buồm lớn có thể chở được trên 500 người và về trọng lượng có thể đến 500
tấn. Chính sự ưu việt của loại thuyền mành này đã làm cho hoạt động đi biển
thuận lợi hơn rất nhiều. Các thương thuyền không còn lo sợ hoạt động của gió
mùa mà còn tận dụng sức gió làm sức đẩy cho những con thuyền của mình.
Hoạt động thương mại vì thế cũng theo định kỳ để tận dụng những ưu điểm
của gió mùa. Đây là điều kiện để ra đời những cảng thị như là nơi thu gom
hàng hóa và là chốn nghỉ chân cho những thương thuyền. Nhờ kiểm soát được
những tuyến thương mại mà nhiều đế chế đã ra đời chẳng hạn như Srivijaya
và Ayutthaya.
Căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch của nhiều nước đã cho thấy
mặt hàng chính của con đường buôn bán trên biển ở Đông Nam Á thời kỳ này
không chỉ là tơ lụa mà còn có hương liệu và gốm sứ từ phương Đông mang
sang phương Tây để đổi lấy vàng bạc, đá quý, thủy tinh.
14
Có thể thấy trước thời Đường (618 – 907) các tuyến buôn bán quốc tế
đã được xác lập và chúng đặt cơ sở cho sự hình thành “con đường tơ lụa trên
biển” sau này chạy xuyên qua nhiều quốc gia Đông Nam Á. Từ thế kỷ VI, các
thương nhân Tây Á đã thay thế người Ấn Độ trong quan hệ thương mại ở biển
Đông. Tuy nhiên, từ thế kỷ VIII, các thương nhân người Hoa bắt đầu xâm
nhập mạnh vào khu vực Đông Nam Á và lại thay thế các thương nhân Tây Á.
Do đó, Đông Nam Á với lợi thế là eo biển Malacca và eo biển Sunda đã trở
thành trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa các khu vực Đông Bắc Á với
Nam Á và Tây Á.
Quá trình thâm nhập trực tiếp của người Hoa đã đẩy vai trò thương mại
của các nước Đông Nam Á xuống vị trí thứ yếu và thụ động. Nhiều cảng thị
thực tế chỉ là các trung tâm buôn bán địa phương, nơi thu gom, cung cấp hàng
hóa cho các thuyền buôn ngoại quốc do thương nhân Hoa kiều chi phối. Có
thể xem kẻ thống trị “con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ IX – X là các thương
nhân Trung Hoa và thương nhân Arập. Đặc biệt là các thương nhân Trung
Hoa họ chỉ cần đến một số cảng vùng Đông Nam Á là có thể mua được hàng
hóa của Trung Quốc. Điều đó khiến cho khu vực Đông Nam Á dần nóng lên
bởi các chuyến thương mại từ Trung Quốc đến đây và từ đây sang khu vực
Ấn Độ Dương.
Đối với hàng hóa của khu vực Đông Nam Á, thị trường Trung Quốc có
vị trí đặc biệt quan trọng cho đến tận thế kỷ XIX. Vì vậy mà nhịp độ buôn bán
và tình trạng kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn có thể làm biến động
mạng lưới thương mại Đông Nam Á. Trong khoảng thế kỷ IX đến thế kỷ X,
sự đình trệ về kinh tế suốt gần một thế kỷ rưỡi ở Trung Quốc đã làm tan rã
mạng lưới kinh tế ở các nước nhỏ như: An Nam, Lâm Ấp, Dvaravati, Pyu,
Mataram ngay cả mạng lưới ven biển như Srivijaya cũng bị ảnh hưởng.
Từ khoảng cuối thế kỷ XI, thị trường Trung Quốc dần sống lại. Sự biến
đổi quan trọng nhất trong thời kỳ này là sự hưng thịnh của các đô thị ở vùng
15
Trung và Nam Trung Quốc. Sự phát triển đó cần sự buôn bán trên biển. Về
mặt kỹ thuật, thuyền buồm lớn xuất hiện ở các vùng phía Nam Trung Quốc,
sức chở của loại thuyền này tăng lên nhanh chóng và hải trình của chúng cũng
thay đổi từ cận hải (chạy ven bờ) đến viễn dương (đi biển xa). Hàng hóa
chuyên chở cũng thay đổi từ hàng nhẹ, quý như tơ lụa sang hàng nặng như đồ
sứ, từ những đồ xa xỉ như dầu thơm sang những vật hữu dụng hơn như giấy.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thuyền mành, các thương nhân nhận ra:
việc gom hàng từ các cảng lớn còn thu lợi nhiều hơn. Sự “sực tỉnh” này cùng
với sự lớn mạnh trở lại của trung tâm buôn bán vùng hạ lưu bán đảo Mã Lai,
bắc Sumatra và sự tham gia trực tiếp của các thế lực đất liền (Angkor, Pagan),
làm cho khu vực từ vịnh Bengan qua bán đảo Mã Lai, nam biển Đông hưng
thịnh trở lại và tham gia tích cực vào con đường buôn bán quốc tế.
Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XI sang thế kỷ XII, trên thế giới
hình thành hai xu hướng độc chiếm con đường buôn bán trên biển: người
Arập chi phối vùng phía Đông Địa Trung Hải, người Hồi giáo ở phía Tây Ấn
Độ Dương còn ở biển Đông lúc này vị trí đó thuộc về người Trung Quốc.
Năm 1368, nhà Minh được thành lập thay thế cho nhà Nguyên. Sau khi
lên ngôi Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ) tiếp tục tiêu diệt những thế
lực cát cứ còn sót lại của nhà Nguyên, thống nhất đất nước, mặt khác ổn định
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc, đi đến xây dựng một chính
quyền phong kiến trung ương tập quyền đủ mạnh để cai trị đất nước, phát
triển kinh tế. Triều Minh là một trong những triều đại hưng thịnh nhất trong
lịch sử Trung Quốc, với nền kinh tế phát triển, quan hệ ngoại giao được mở
rộng hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên Trung Quốc “đóng
cửa” đất nước. Đó là chính sách của nhà Minh nhằm độc quyền ngành thương
mại hàng hải vốn nằm trong tay những thương nhân người Hoa. Chính quyền
cấm các thuyền bè tư nhân đi ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ
16
giành cho các đội tàu của Hoàng đế và những ai tới thăm Trung Hoa dưới
hình thức các sứ bộ đến triều cống. Chính quyền Trung Quốc cũng đã ra sức
tìm cách thiết lập và kiểm soát “vùng biển Nam Trung Hoa”. Đây cũng chính
là nguyên nhân dẫn tới chính sách “hải cấm” vào cuối thế kỷ XVI.
Cũng trong khoảng thời gian này, Nhật Bản đã xuất hiện như một bạn
hàng hùng hậu trong thương mại hàng hải quốc tế. Kể từ thế kỷ VII, các tàu
buôn Trung Hoa đã đến Nhật. Nhật cần đến tơ lụa, đồ gốm sứ, các sản phẩm
thủ công Trung Hoa và các kinh Phật đã được dịch ra chữ Hán. Các mặt hàng
xuất khẩu của Nhật là đồng có chứa bạc, các sản phẩm thủ công như quạt giấy
và kiếm Nhật. Sau khi triều đình Trung Hoa thực hiện chính sách “hải cẩm”
thì việc buôn bán giữa Nhật Bản và Trung Quốc được các sứ bộ Nhật Bản
sang triều cống tiến hành hoặc thông qua con đường thương mại trung gian
với vương quốc Ryukyu và cũng bằng hình thức các sứ bộ triều cống. Vương
quốc Ryukyu cũng có quan hệ buôn bán với một số cảng ở ven biển Đông
Nam Á [8; 210].
Còn đối với Ấn Độ, thế kỷ XIII cũng có một sự thay đổi lớn. Ở miền Bắc
Ấn, vương triều Hồi giáo Đê li (1206 – 1526) được thành lập đã tách khỏi sự
phụ thuộc vào Apgaxnitan và thực sự phát triển cường thịnh. Thêm vào đó là
việc người Mông Cổ ở Trung Á thường xuyên tấn công Ấn Độ đã kích thích
thương nhân Ấn Độ thường xuyên lui tới thương cảng Đông Nam Á hơn. Vì
vậy, những ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á giai đoạn này càng được
tăng cường. Khi mối quan hệ giữ Ấn Độ và Đông Nam Á được thiết lập trở
lại thì cũng là lúc hoạt động thương mại của Đông Nam Á có những chuyển
biến quan trọng. Do chính sách hạn chế thương mại của nhà Minh, những
thương nhân Tây Á và Ấn Độ không thể trực tiếp tới Trung Quốc để nhập
hàng mà phải thông qua thị trường trung gian là Đông Nam Á. Để bù lấp vào
những thiếu hụt về mặt hàng Trung Quốc, nhiều mặt hàng Đông Nam Á cũng

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét