
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016
Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527)
Có thể thấy rằng, việc mở rộng lãnh thổ như trên bên cạnh ý nghĩa tích
cực trong việc khai hoang mở rộng diện tích đất đai, còn đặt ra cho nhà nước
phong kiến những khó khăn, thách thức mới. Đó là làm sao phải có những
chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng địa phương, vùng miền
trong cả nước, trong đó ruộng đất của Nhà nước cũng cần có sự điều chỉnh
cho phù hợp. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra với nhà nước Lý – Trần – Hồ.
1.1.2. Tình hình kinh tế
Nông nghiệp
Trong hàng loạt các vấn đề về kinh tế thì, ruộng đất là nguồn tư liệu sản
xuất chính của nhân dân lao động, đặc biệt kinh tế nông nghiệp lại là ngành
kinh tế chủ yếu của Đại Việt. Có củng cố và phát triển sản xuất nông nghiệp
thì nhà nước mới đảm bảo nguồn lợi từ thuế ruộng đất để duy trì nguồn tài
chính cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, bên cạnh công việc xây dựng và
củng cố chính quyền nhà nước phong kiến ở thế kỷ X – XIV còn đưa ra nhiều
biện pháp tích cực nhằm khuyến khích, phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm
1010, Lý Công Uẩn xuống chiếu bắt tất cả những người đào vong phải trở về
quê cũ. Năm 1065, Lý Thánh Tông cho thực hiện chiếu khuyến nông vào đầu
xuân, Vua thường tiến hành cày vài đường trong lễ “tịch điền” để khuyến
khích nhân dân lao động sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nước Lý – Trần ban hành
nhiều đạo luật bảo vệ quyền tư hữu tài sản, đặc biệt là ruộng đất, bảo vệ trâu
bò nhằm giữ gìn sức kéo trong nông nghiệp. Trong luật pháp nhà Lý có quy
định “người ăn trộm trâu hoặc giết trộm trâu bò đều phải bồi thường trâu và
phạt đánh 80 trượng”. [12, tr.143].
Trong lĩnh vực, công tác trị thủy và sửa chữa đê điều cũng được nhà nước
phong kiến Việt Nam quan tâm. Năm 1077, nhà Lý cho đắp đê sông Như
Nguyệt; Năm 1108, nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá từ Yên Phụ đến Lương Yên.
Luật nhà nước thời Trần coi việc xây dựng và sửa chữa đê điều là việc của
toàn dân kể cả triều đình. Nhà nước Lý – Trần còn đặt các chức chánh phó Hà
đê sứ để chuyên trông coi việc đắp đê. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất lớn
của nhà nước đối với nhân dân trong việc bảo vệ và sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước Lý – Trần – Hồ còn thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất
nông nghiệp thông qua chủ trương khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, từ
đó củng cố cơ sở kinh tế và tài chính của nhà nước. Trong đó nguồn lợi từ
thuế ruộng đất là một phần rất quan trọng trong những chủ trương của nhà
nước.
Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV, nhà nước phong kiến Việt Nam rất
chú trọng và quan tâm tới công tác trị thủy, thủy lợi, có nhiều biện pháp
khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nền kinh tế nông nghiệp được ổn
định, cơ sở kinh tế tài chính của nhà nước từ tô thuế được củng cố, tạo cơ sở
sức mạnh cho quốc gia trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn
này cũng có những khó khăn nhất định. Sau mỗi cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, nền kinh tế bị suy sụp và bị tàn phá nghiêm trọng. Sau chiến tranh
đất bị bỏ hoang nhiều, tình trạng chấp chiếm ruộng đất của bọn quan lại ngoại
bang diễn ra phổ biến, nhân dân phải bỏ làng mạc quê hương đi phiêu tán.
Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính quốc gia, vì vậy yêu cầu
đặt ra đối với nhà nước phong kiến Việt Nam là làm cách nào để phục hồi
ruộng đất hoang hóa, khôi phục kinh tế nông nghiệp để củng cố cơ sở kinh tế
cho nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại lâu dài.
Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp có bước thăng trầm theo những biến cố
của lịch sử dân tộc, những bước thăng trầm đó có ảnh hưởng trực tiếp tới
nguồn lợi từ tô thuế ruộng đất của nhà nước phong kiến Việt Nam, chính vì
vậy bằng mọi cách nhà nước đều có những biện pháp thích hợp để khắc phục
và ổn định sự hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Thời kì này thủ công nghiệp và thương nghiệp có những bước phát triển
nhất định. Trong đó phải kể đến một loạt các quan xưởng được xây dựng để
phục vụ cho nhu cầu của vua, quan trong triều đình.Thời Lý – Trần, Thăng
Long không những là trung tâm chính trị văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế
của cả nước với nhiều hoạt động buôn bán sôi nổi. Thời Lý cảng Vân Đồn là
quân cảng và thương cảng diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán chính sang
thời Trần, Thăng Long vừa là nơi buôn bán vừa là nơi làm thủ công nhưng
vẫn mang vẻ “quốc tế của một đô thành”. Bên cạnh đó còn nhiều trung tâm
buôn bán khác như: Thanh Hoa, Lạch Trường…. cùng với đó còn có rất nhiều
làng nghề thủ công truyền thống ra đời như: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phự
Lóng (Bắc Ninh) chuyên làm gốm, Hoa Tràng (Nam Định) chuyên luyện sắt,
Làng Bưởi (Gia Lương, Bắc Ninh) chuyên đúc đồng….Các hoạt động thương
nghiệp diễn ra rộng khắp và sôi nổi. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóathâm
nhập vào cả nông thôn. Hiện tượng mua bán ruộng đất diễn ra tương đối phổ
biến, do đó có ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân.
Sau những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ngành kinh tế thủ công
nghiệp và thương nghiệp cũng bị ảnh hưởng to lớn. Sau kháng chiến chống
quân Nguyên Mông, các xưởng thủ công bị tàn phá nghiêm trọng, sản xuất bị
đình đốn. Các hoạt động thương nghiệp cũng bị gián đoạn do phải tập trung
vào đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.
Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV, bộ máy quản lý nhà nước dần được
củng cố và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương. Đại Việt về cơ bản vẫn
là một nước nông nghiệp. Diện tích lãnh thổ không ngừng được mở rộng, quá
trình khai hoang phục hóa ruộng đất vẫn được tiến hành. Vấn đề ruộng đất là
vấn đề mà nhà nước phong kiến Việt Nam hết sức quan tâm nhằm ổn định
tình hình chính trị trong nước.
1.1.3. Tình hình xã hội
Xã hội Đại Việt sau một thời kỳ phát triển phồn vinh từ thế kỷ XI đến nửa
sau thế kỷ XIV đã lâm vào cuộc khủng hoảng khá sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Trước hết, đó là sự sa đọa của các tầng lớp quý tộc cầm quyền. Vương
triều Trần từ vua Trần Dụ Tông (1341-1369) trở về sau, ngày càng đi vào con
đường suy tàn. Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm chăm
lo đến đời sống của người nông dân như trước. Trong nội bộ tầng lớp quý tộc
cầm quyền chia bè phái, mâu thuẫn, giết hại lẫn nhau để tranh giành địa vị,
quyền lực ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, từ đầu thế kỷ XIV, do mất mùa,
đói kém, nông dân đã bán nhà cửa, ruộng vườn, con cái, bán mình làm nô tỳ cho
các quý tộc địa chủ giàu có. Bọn chúng xâm chiếm hoặc mua rẻ ruộng đất, mở
rộng các điền trang, tăng thêm số người làm. Nhiều nhà thờ cũng trở thành chủ
đất lớn với nhiều điền nô. Cùng với tình trạng đó, vua quan, quý tộc lo ăn chơi,
hưởng lạc, không chăm lo thực hiện các chức năng của Nhà nước, lại còn ra sức
huy động sức người, sức của của nhân dân phục vụ cho các cuộc chiến tranh
“chinh phạt” các nước Ai Lao, Champa. Bởi vậy, đời sống của nhân dân vô cùng
cực khổ, tình trạng nhân dân phiêu tán trở nên khá phổ biến. Lúc này, Nhà nước
không còn đủ sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sửa đắp và bảo vệ đê
điều, các công trình thủy lợi. Từ nửa sau thế kỷ XIV, đó có 9 lần vỡ đê, lụt lớn
vào các năm 1348, 1351, 1352, 1353, 1358, 1359, 1360, 1378, 1393, 11 lần hạn
hán...Hậu quả tất nhiên của thiên tai, chiến tranh là tình trạng mất mùa, đói kém.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt và
phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV. Đó là các cuộc khởi nghĩa
của Ngô Bệ ở Hải Dương năm 1344, cuộc khởi nghĩa của Tề ở Bắc Giang
năm 1354, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh ở Thanh Hóa năm 1379, cuộc
khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Hà Tây năm 1390...Lực lượng đông đảo nhất
tham gia các cuộc khởi nghĩa là nông dân nghèo, nông nô, nô tỳ trong các
điền trang của vương hầu, quý tộc Trần. Điều đó chứng tỏ, từ nửa cuối thế kỷ
XIV, xã hội Đại Việt đã bước vào cuộc khủng hoảng, vương triều Trần đã suy
thoái trầm trọng. Thiết chế chính trị quân chủ quý tộc và quan hệ bóc lột nông
nô, nô tỳ lúc này đã khủng hoảng, kìm hãm sự tiến hóa của xã hội Đại Việt,
làm cho quá trình phong kiến hóa trong xã hội tiến tới xác lập một thể chế
quân chủ quan liêu chuyên chế, một Nhà nước phong kiến Trung ương tập
quyền thống nhất và mạnh, một quan hệ sản xuất địa chủ - nông dân lệ thuộc
thống trị nền kinh tế bị cản trở. Bởi lẽ, tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần từ
vua đến quan lại vẫn ra sức giữ nguyên thiết chế quân chủ quý tộc, trong khi
mô hình này đã bộc lộ rõ sự suy yếu và những mâu thuẫn gay gắt không thể
điều hòa giữa quý tộc với các tầng lớp xã hội.
Tình trạng xã hội bất ổn nêu trên còn là nguyên nhân dẫn đến sự đình đốn
và trì trệ trong sản xuất và phát triển kinh tế, đứng trước cánh cửa suy vong
các vương triều phong kiến Đại Việt, giặc phương Bắc nhanh chóng nắm bắt
cơ hội này, triều đình của vua quan nhà Hồ mới được thành lập đã ban hành
nhiều cải cách khắc phục khó khăn tuy nhiên nhưng mâu thuẫn dai dẳng từ
việc cướp ngôi đoạt vị khiến lòng người không phục, là nguyên nhân không
nhỏ dẫn tới những cải cách chưa thể thực hiện đúng như mong muốn, trong
khi đó ở phương bắc nhà Minh đã sẵn sàng cho một lịch trình chinh phạt Nam
tiến của chúng xuống Đại Việt.
Sau khi nhà Hồ để đất nước rơi vào tay giặc Minh, Đại Việt bước vào giai
đoạn đô hộ lần thứ hai sau gần bốn thế kỷ độc lập. Trong khoảng thời gian 20
năm dưới sự cai trị của triều đình phong kiến phương Bắc, bên cạnh những
thay đổi về cơ cấu tổ chức chính quyền thì bộ mặt xã hội Đại Việt có nhiều
thay đổi, từ mối quan hệ về tổ chức xã hội, cơ cấu giai cấp cho đến kinh tế,
triều đình phong kiến phương Bắc muốn nô dịch và đồng hóa nhân dân ta,
chúng đã thi hành nhiều chính sách khắc nghiệt nhằm đàn áp tinh thần chiến
đấu của nhân dân ta. Đứng trước nhiều khó khăn do chính sách thâm độc của
giặc gây nên, song được sự giúp đỡ đồng lòng của nhân dân người anh hùng
dân tộc Lê lợi đã phất cờ khởi nghĩa giành lại nền độc lập tự chủ quốc gia,
xây dựng nên một xã hội Đại Việt phát triển rực rỡ là bước phát triển đỉnh cao
trong thời đại phong kiến Việt Nam.
1.2. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT
1.2.1. Bộ phận ruộng đất do Nhà nước Trung ương trực tiếp quản lý
Trong những thế kỷ đầu độc lập, giai cấp thống trị đã lấy mô hình nhà
nước giai cấp phong kiến phương Bắc làm hình mẫu để xây dựng nhà nước
của mình. Tuy nhiên, do ý thức dân tộc , lại thường xuyên phải đương đầu với
những cuộc đấu tranh xâm lược nên việc xây dựng đất nước vững mạnh là
tinh thần chung của các triều đại phong kiến Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ
X – XIV. Giống như nhà nước phương Đông lúc bấy giờ, Vua là người có
quyền lực tối cao của đất nước, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà Vua.
Nhưng quyền sở hữu ruộng đất của nhà vua là quyền sở hữu trên danh nghĩa,
trong thực tế sử dụng có nhiều hình thái chiếm hữu ruộng đất khác nhau.
Trong các thế kỷ X – XIV có hình thức sở hữu ruộng đất như:
- Ruộng sơn lăng
Với tư cách giai cấp thống trị, nhà Lý và nhà Trần đều sử dụng quyền sở
hữu ruộng đất của mình để cấp đất, đặt ruộng phù hợp với một triều đại quân
chủ. Đây là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà Vua. “ Ở
các vùng có lăng mộ nhà Vua, ruộng đất được giao cho dân cày cấy và nộp
một khoản hoa lợi phục vụ việc thờ cúng, bảo vệ lăng mộ của các vua ” [14,
tr.23]. Cư dân ở đây được miễn mọi lao dịch. Tuy nhiên, tổng diện tích của
ruộng sơn lăng rất nhỏ không có tác dụng gì đáng kể trong chế độ sở hữu
ruộng đất nói chung.

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét