Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh sinh hoạt xã trực hưng huyện trực ninh tỉnh nam định và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Các hoạt động KT- XH của con người Các quá trình phi sản xuất Hoạt động sống và tái sản sinh của con người Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại Chất thải sinh hoạt Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt (Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng 2001) 1.2.2. Phân loại rác thải 1.2.2.1. Theo bản chất nguồn tạo thành - Rác thải sinh hoạt: là những chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. - Rác thải công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là rác thải công nghiệp. SVTH: Lương Thị Thảo 4 K35A- Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp - Rác thải nông nghiệp: là lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ… gọi chung là rác thải nông nghiệp. - Rác thải xây dựng: là các phế thải như đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình gọi chung là rác thải xây dựng. - Rác thải y tế: là chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế như khám bệnh, bào chế, nghiên cứu… sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng bao gồm: + Rác thải y tế thông thường: bao gồm bìa bao hộp đóng gói, thức ăn bỏ đi. + Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như bông băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm... - Rác thải từ các nguồn khác: thương mại, dịch vụ. 1.2.2.2. Phân loại theo mức độ nguy hại - Rác thải nguy hại là rác thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. - Rác thải không nguy hại là những loại rác thải không chứa các chất và hợp chất có một trong những đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. 1.2.2.3. Các cách phân loại khác - Rác thải sinh hoạt hữu cơ: là rác thải phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật thường là các gốc rau quả, thức ăn, rơm, rác, xương… - Rác thải sinh hoạt vô cơ: là các chất nilon, da, cao su, vải, sợi… được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là các chất thải có thành phần tái chế được. - Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành, sứ, đất sét… SVTH: Lương Thị Thảo 5 K35A- Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.3. Thành phần và tính chất của rác thải - Thành phần rác thải được mô tả bằng các thành phần riêng biệt từ đó tạo lên dòng chất thải và mối quan hệ giữa các thành phần này biểu thị bằng % theo khối lượng. Thành phần rác thải có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, các quá trình xử lý cũng như hoạch định các chương trình và hệ thống quản lý rác thải. - Rác thải đô thị: là các phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật khác nhau. Thành phần rác thải phụ thuộc vào mức sống của người dân, trình độ sản xuất, tài nguyên đất nước và mùa vụ trong năm. Thành phần riêng biệt của rác thải thay đổi theo vị trí địa lí, thời gian, mùa trong năm và điều kiện kinh tế. - Rác thải nông thôn: phát sinh từ các nguồn sinh hoạt hàng ngày, trồng trọt (lương thực, hoa màu, cây ăn quả), chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà, vịt), từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Thành phần rác thải nông thôn cũng nhiều chủng loại khác nhau: + Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: thức ăn thừa, phân gia súc, các phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ. + Các chất khó phân hủy và độc hại: bao bì đóng gói, chai lọ… 1.4. Ảnh hưởng của rác thải (chất thải rắn) tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường không khí - Chất thải rắn do có hàm lượng hữu cơ và đạm cao trong quá trình phân hủy sẽ tạo lên các chất trung gian và sản phẩm cuối cùng tạo ra CH4, H2S, CH3OH, phenol các chất này hầu hết là các chất độc, có mùi khó chịu và gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt hiện tượng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở những địa phương chưa có phương pháp thu gom, xử lý rác hợp lí. SVTH: Lương Thị Thảo 6 K35A- Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước - Việc thải bỏ rác thải vào nguồn nước gây tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực và tạo nguy cơ lan tràn các dịch bệnh như tiêu chảy, tả lị… Ngoài ra các bãi rác nước rỉ rác chứa nhiều kim loại nặng như Cu, Hg… hay chứa các ion làm tăng độ cứng của nước như: Ca2+, Mg2+. Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. 1.4.3. Ô nhiễm môi trường đất - Ô nhiễm môi trường đất do rác thải là do 2 nguyên nhân: + Rác thải bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất do trong rác có thành phần độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất… + Nước rỉ rác nếu không được thu gom, xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất. Hậu quả là đất mất dần độ tơi xốp trở lên chai cứng, thoái hóa dần kèm theo sự gia tăng sâu bệnh. Thoái hóa đất dẫn đến đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác. 1.4.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do: + Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật và rác thải y tế. + Rác thải chứa các vi khuẩn gây bệnh như: E - Coli, giun, sán… + Ruồi muỗi đậu vào rác rồi mang mầm bệnh đi khắp nơi. + Kim loại nặng như: chì, thuỷ ngân, crom… có trong rác không bị phân hủy sinh học mà tích tụ trong sinh vật tham gia chuyển hóa sinh học. + Furan, dioxin từ quá trình đốt rác thải không hợp lí. Từ đó gây ra các bệnh về da, bệnh phổi, phế quản… nghiêm trọng hơn cả là bệnh ung thư. SVTH: Lương Thị Thảo 7 K35A- Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Theo nghiên cứu của tổ chức WHO tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%. Môi trường không khí Bụi, CH4, NH3, H2S Rác thải (chất thải rắn) - Sinh hoạt - Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp…) - Thương nghiệp - Tái chế Nước mặt Nước ngầm Mt đất Người, động vật Hình 1.2. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người (Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng 2001) SVTH: Lương Thị Thảo 8 K35A- Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.4.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến cảnh quan đô thị, nông thôn - Tình trạng rác thải ứ đọng, chưa được thu gom không chỉ làm mất mĩ quan đô thị và các vùng nông thôn mà còn làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 1.5. Khái niệm về quản lý CTR sinh hoạt và một số khái niệm liên quan 1.5.1. Khái niệm về quản lý CTR sinh hoạt - Hoạt động về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. 1.5.2. Một số khái niệm liên quan - Thu gom RTSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. - Vận chuyển RTSH là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi giữ, xử lý, chôn lấp các loại RTSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Xử lý RTSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong RTSH; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH. 1.6. Tổng quan về các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt 1.6.1. Công nghệ ủ thành phân bón hữu cơ SVTH: Lương Thị Thảo 9 K35A- Hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét