Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Xây dựng ebook thực hành hóa học hữu cơ sử dụng cho sinh viên khoa hóa học trường ĐHSP hà nội 2

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp việc tham khảo kinh nghiệm và áp dụng hệ thống tín chỉ vào chương trình đào tạo của mình. Có thể kể ra các trường đi đầu trong việc áp dụng này là các trường thuộc khối kỹ thuật như trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội... Nhìn chung, các trường được phép áp dụng thử nghiệm học chế tín chỉ từ năm 1993 - toàn bộ chương trình đào tạo đã được chuyển sang hệ tín chỉ. Mô hình nhóm ngành - ngành rộng được áp dụng. Đối với hệ đào tạo chính quy tại trường áp dụng loại hình tập trung, đào tạo theo học chế tín chỉ. Các học phần tự chọn sẽ được giới thiệu chi tiết, cụ thể trong chương trình đào tạo theo từng ngành học và từng học kỳ, người học sẽ dựa vào quy chế mà có thể đăng ký học những học phần hoàn toàn theo khả năng và sở thích của mình. Theo hệ thống này, người học không phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp hay phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp như trước đây mà người học có thể lựa chọn là hoàn thành thêm một số (thường là 10) tín chỉ ngoài các học phần như đã công bố trong chương trình đào tạo của từng ngành học. Hiện nay, các hoạt động về tổ chức đào tạo phục vụ cho học chế tín chỉ của nhà trường như đăng ký môn học, thời khoá biểu của người học, kết quả điểm tích lũy của từng môn học theo số tín chỉ v.v..., từng bước đi vào thế ổn định và mang tính bền vững. Nhiều trường đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần thống nhất cho các loại hình đào tạo Đại học chính quy, Đại học văn bằng 2, Đại học tại chức... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi hệ thống chuyển đổi tín chỉ đã được phổ biến rộng rãi ở các nước, nhiều trường Đại học Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa” và loay hoay với những mô hình đã thể hiện nhiều bất cập của mình. Những áp dụng còn tính chất “nửa vời” hiện nay cho thấy sự yếu kém của một cơ chế “bao cấp” còn sót lại và sự chưa triệt để của quyết tâm đổi mới giáo dục Đại học của chúng ta. Lê Đình Tuấn 5 K35A – SP Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2. Đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [16] Hội nhập với nền giáo dục thế giới nói chung, nước ta nói riêng, năm 2010, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã chuyển từ mô hình đào tạo theo hệ thống niên chế sang hệ thống tín chỉ, bắt đầu áp dụng với người học khóa 36. Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ. Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo cho một ngành cụ thể. Thời gian thiết kế cho một khóa đào tạo Đại học trong trường ĐHSP Hà Nội 2 là 4 năm đối với đối tượng học sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp; là 3 năm đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; là 2 năm đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo. Một năm học có hai học kỳ chính và có thể có một học kỳ phụ. - Học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 tuần thi. - Học kỳ phụ có 5 tuần thực học và 1 tuần thi, được tổ chức cho sinh viên học lại, học vượt hoặc học thêm các học phần ngoài chương trình đào tạo. Sinh viên đăng kí tham gia học kỳ phụ trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc. Việc tổ chức học kỳ phụ được căn cứ vào tình hình cụ thể từng năm học. -Ngoài ra, còn một số tuần dành cho các hoạt động khác như học Giáo dục Quốc phòng – An ninh, kiến tập, thực tập, nghỉ hè, nghỉ Tết. Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên tự sắp xếp để rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập như sau: - Thời gian rút ngắn tối đa là 2 học kỳ chính. - Thời gian kéo dài tối đa là 4 học kỳ chính. Thời gian tối đa sinh viên được phép học tập tại trường bao gồm cả thời gian dành cho học ngành phụ, học lấy bằng thứ hai (khi chưa làm thủ tục ra trường), các học kỳ được phép nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân và các Lê Đình Tuấn 6 K35A – SP Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp học kỳ học ở trường khác trước khi chuyển về trường ĐHSP Hà Nội 2 (nếu có). Tại trường ĐHSP Hà Nội 2, một tín chỉ được quy định bằng: 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc khóa luận tốt nghiệp. Đối với các học phần lý thuyết, hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu khối lượng kiến thức của 01 tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một kỳ thi chính và có thể tổ chức thêm một kỳ thi phụ (thi lại) để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính. Thời gian dành cho ôn thi kết thúc học phần tỉ lệ với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho 01 tín chỉ. Ngoài ra, người học có thể thi nâng điểm vào học kỳ chính. Học tập kinh nghiệm của những trường Đại học đi trước, qua 3 năm đào tạo theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã đạt được một số thành tựu như thuận lợi cho người học vì người học hoàn toàn chủ động lựa chọn loại hình học tập cũng như việc thực hiện kế hoạch học tập trong quá trình đào tạo của mình, giải quyết được khủng hoảng về đội ngũ giảng viên, tiết kiệm về cơ sở vật chất và nâng cao tính chuẩn mực trong chương trình đào tạo cho các hệ đào tạo của nhà trường... Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi có sự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm, do đó, giống như các ngôi trường Đại học khác của Việt Nam, việc thay đổi hệ thống giáo dục cũ đã ăn sâu vào gốc rễ bằng một hệ thống mới: hệ thống chuyển đổi tín chỉ, Lê Đình Tuấn 7 K35A – SP Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp chắc chắn sẽ tồn tại những hạn chế nhất định như các mô hình liên kết đào tạo với các trường trong nước và quốc tế đến nay vẫn chưa có hoặc chưa phát triển mạnh, đội ngũ cố vấn học tập còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học, nhiều người học còn chưa nắm rõ được các qui định, qui chế về việc học theo hệ thống tín chỉ... 1.2. Vai trò của thực hành trong Hóa học [4] Trong lịch sử hình thành và phát triển khoa học Hóa học, thực nghiệm Hóa học giữ một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu. Toàn bộ các thuyết Hóa học đều được xây dựng trên nền tảng vững chắc của thực nghiệm. Do đó, để người học có thể nắm bắt được các tri thức của bộ môn Hóa học thì việc tiến hành các thí nghiệm là hết sức cần thiết. Các thí nghiệm Hóa học sẽ tạo cơ hội cho sinh viên bổ sung kiến thức, nắm vững các khái niệm, định luật … về lý thuyết và rèn luyện kỹ năng làm thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học qua sách vở. Sự hình thành những câu hỏi, kiểm chứng giả thuyết, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để giải quyết vấn đề trong lý luận và thực tiễn về Hóa học chỉ có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do người học tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Đây là dạng thí nghiệm mà người học tập triển khai nghiên cứu các quá trình Hóa học như: nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương pháp học tập đặc thù của Hóa học có tác dụng giáo dục, rèn luyện người học một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển người học vì các lý do sau: + Bài thực hành giúp người học nắm vững kiến thức và thiết lập được lòng tin vào khoa học, hình thành và nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Lê Đình Tuấn 8 K35A – SP Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Trong giờ thực hành Hóa học, người học có điều kiện để tự mình thực hiện các thí nghiệm và quan sát đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nên người học sẽ cảm nhận được vai trò của mình như một người nghiên cứu, có niềm vui của sự thành công và nỗi trăn trở của những lần thất bại. Từ các hiện tượng quan sát được, trong người học nảy sinh các câu hỏi tại sao và nhu cầu giải thích để tìm ra các mối liên hệ giữa các hiện tượng đó với bản chất các quá trình hóa học trong thí nghiệm, giữa nguyên nhân và kết quả. Sự hướng dẫn của người dạy, những ý kiến thảo luận với bạn bè sẽ giúp các em giải quyết được các mâu thuẫn nhận thức nảy sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm, nắm vững kiến thức và cả phương pháp vận dụng chúng trong việc giải quyết vấn đề đồng thời còn có được niềm vui của người nghiên cứu. + Trong quá trình thí nghiệm, người học phải phải phát huy tối đa các hoạt động của mọi giác quan và hoạt động tư duy. Trong giờ thực hành, người học phải thực hiện các thao tác thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng Hóa học đã xảy ra trong quá trình thí nghiệm đồng thời đòi hỏi người học phải có hoạt động tư duy ở mức cao độ để hiểu được ý nghĩa các thao tác trong thí nghiệm, dự đoán các hiện tượng sẽ xảy ra theo lý thuyết, đối chiếu kết quả thu được với điều dự đoán, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra những nhận xét về kiến thức, kỹ năng tiến hành thí nghiệm. Cũng từ các hoạt động thực hành thí nghiệm mà các ý tưởng mới, sáng tạo của người học về cách tiến hành thí nghiệm, sự cải tiến dụng cụ thí nghiệm được nảy sinh và kiểm nghiệm. Như vậy, thông qua các bài thực hành, các hoạt động thực hành mà hoạt động của các giác quan, hoạt động tư duy sáng tạo của người học được phát triển tốt hơn. + Thí nghiệm thực hành là phương pháp học tập có ưu thế nhất trong việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo Hóa học cho người học, nhất là các kỹ Lê Đình Tuấn 9 K35A – SP Hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp năng, thao tác sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm và kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học. + Thông qua bài thực hành Hóa học mà người dạy hình thành ở người học phương pháp nghiên cứu Hóa học như phát hiện, đề xuất vấn đề nghiên cứu, dự đoán lý thuyết, lựa chọn dụng cụ hóa chất và xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm, quan sát trạng thái màu sắc các chất, tiến hành các thao tác thí nghiệm và quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm, đối chiếu với dự đoán, giải thích hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận. Các phương pháp này được hình thành dần dần qua các bài thực hành cụ thể. + Thông qua các bài thực hành mà rèn luyện cho người học những đức tính của người nghiên cứu khoa học như phong cách làm việc nghiêm túc, bố trí chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng và khoa học, cẩn thận và thành thạo trong thao tác, khách quan trong mô tả hiện tượng thí nghiệm, các kết luận đưa ra phải dựa trên những cơ sở lý thuyết chặt chẽ... Như vậy các bài thực hành có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nhằm hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy tích cực sáng tạo cho học sinh. 1.3. Ebook điện tử Thế giới đang biến động mạnh mẽ và sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó phải kể đến tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin. Nhu cầu to lớn của con người ngày nay không gì khác, đó chính là thông tin. Thông tin ngày càng trở nên quan trọng tới mức có câu nói rằng "Người nào nắm được thông tin, Người đó sẽ chiến thắng". Và ebook là một phương tiện hữu hiệu để góp phần truyền tải những thông tin đó đến với mọi người. Ebook là từ viết tắt của electronic book, có Lê Đình Tuấn 10 K35A – SP Hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét