Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử pác bó trường hà hà quảng cao bằng và những giải pháp bảo tồn

Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình Du lịch về nguồn là một hành trình văn hoá hết sức thiết thực. Đối với mỗi người “Về nguồn” là về với những gì bản sắc nhất, truyền thống nhất để lắng đọng và cảm nhận “Khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi”, đến với cái đích “Chân - Thiện - Mỹ” trong cuộc sống hiện đại. Nó sẽ góp phần khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng. 2.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử Chúng ta cùng nhau đi phân tích hai từ “Di tích”. - Di: có nghĩa là còn sót lại, rơi lại, còn lại. - Tích: một dấu tích nào đó hay một dấu vết. Vậy di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về văn hoá và lịch sử. Di tích lịch sử là những bằng chứng, chứng tích mang tính vật chất có liên quan đến sự hình thành, phát triển tồn tại của một cộng đồng, một tộc người, một khu vực lãnh thổ hay một giá trị. Di tích lịch sử của bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có khối lượng rất lớn để nghiên cứu và khai thác các giá trị do các di tích lịch sử để lại cũng như bảo quản, trùng tu cần phải phân loại các di tích lịch sử tuỳ theo mục đích nghiên cứu và khai thác mà có các hình thức phân loại khác nhau. Những người nghiên cứu có nhiệm vụ bảo quản, khôi phục, trùng tu các di tích. Họ phân loại theo kiểu kiến trúc vật liệu để nghiên cứu lịch sử phát triển của từng lĩnh vực và đưa ra các phương án trùng tu, bảo vệ và khai thác. Các di tích lịch sử nó không chỉ tồn tại với tư cách là một chứng tích một bằng chứng trong quá khứ, nó không chỉ có giá trị về mặt khoa học, văn hoá, lịch sử, nó còn là một phần không thể thiếu trong đời sống đương đại, nó nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Vì vậy, nó được nghiên cứu để thực hiện với nhiệm vụ với tư cách là một sản phẩm văn hoá – du lịch. SVTH:Bế Thị Thầm Lớp: K33A - Sinh Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình Từ các di tích lịch sử để hiểu lịch sử của một cộng đồng, một dân tộc. Vì lịch sử là tất cả những ghi chép, những nhận xét, đánh giá về quá khứ nhưng tất cả những nghi chép ấy không khách quan vì người viết lịch sử thường là những người đang cai trị xã hội. Lịch sử thường thuộc về kẻ chiến thắng và những gì lịch sử ghi lại bằng văn bản phải có lợi cho người cầm quyền, phải được soi sáng bởi quan điểm của người chiến thắng. Như vậy, việc nghiên cứu các di tích lịch sử là căn cứ khách quan hoá lịch sử, đính chính lịch sử, trả lại bản chất đúng đắn cho lịch sử. Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được chia thành: - Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu cho địa phương. Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích. - Di tích cấp quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia. - Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Do Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quyết định việc đề nghị tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục di sản thế giới. Trong trường hợp di tích được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào đó có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó. 2.1.3. Một số khái niệm khác - Bảo tồn di tích: là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại lâu đời, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó. SVTH:Bế Thị Thầm Lớp: K33A - Sinh Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình - Bảo quản di tích: là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố vốn có nguyên gốc của di tích. - Tu bổ di tích: là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích. - Gia cố, Gia cường di tích: là biện pháp xử lí các cấu kiện của di tích nhằm giữ ổn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này. - Tôn tạo di tích: là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hoá của di tích. - Phục hồi di tích: là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó. - Tu sửa cấp thiết di tích: là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sụp đổ trước khi tiến hành công tác tu bổ toàn diện. 2.2. Mục đích du lịch Mục đích du lịch được thể hiện qua động cơ du lịch a) Động cơ du lịch là gì? Động cơ là mục tiêu chủ quan của hoạt động con người nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nói cách khác, động cơ phản ánh mong muốn, những nhu cầu của con người và lí do của hành động. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định nó quyết định đến hành động của con người. Động cơ du lịch là lí do của hành động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của du khách. SVTH:Bế Thị Thầm Lớp: K33A - Sinh Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch nơi nào, thực hiện loại du lịch nào. b) Các loại động cơ du lịch Các nhà nghiên cứu du lịch Mỹ Mcintosh, Goeldner và Ritchie cho rằng có năm động cơ khiến người ta đi du lịch. - Động cơ về thể chất: thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vận động để khắc phục sự căng thẳng, thư giãn sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe. - Động cơ về văn hóa: thông qua hoạt động du lịch như khám phá và tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật văn hóa, di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng… nhằm thỏa mãn sự ham hiểu biết kiến thức, các loại hình nghệ thuật, món ăn… - Động cơ giao tiếp: thông qua hoạt động du lịch để kết bạn, mở rộng quan hệ, thăm bạn bè người thân và muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ, thiết lập được mối quan hệ và củng cố theo hướng bền vững. Đối với loại động cơ này du lịch là sự trốn tránh khỏi sự đơn điệu trong quan hệ xã hội thường ngày hoặc vì lí do tinh thần và trách nhiệm xã hội. - Động cơ về sự khẳng định vị trí, địa vị và kính trọng: thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát khoa học, giao lưu nghệ thuật tham dự hội nghị… - Động cơ kinh tế: thông qua hoạt động du lịch như khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, cơ hội làm ăn… Trong những động cơ du lịch trên thì du khách đến với khu di tích chủ yếu thuộc động cơ văn hóa nhằm mục đích hiểu sâu sắc thêm cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác, thấy được những khó khăn về vật chất mà Bác vẫn sống vì một lí tưởng cao đẹp. SVTH:Bế Thị Thầm Lớp: K33A - Sinh Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình Ngoài ra khách du lịch đến đây còn có động cơ giao tiếp đây là dịp tốt cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và tăng thêm mối quan hệ hữu nghị hợp tác. Hoặc theo tiến sĩ Harssel (Trường đại học Nigara, New York, Mỹ) con người du lịch với nhiều lí do khác nhau. Theo ông những lí do của người đi du lịch có thể chia thành các nhóm sau: - Tự khám phá: con người đi du lịch nhằm mục đích khám phám những điều thú vị bất ngờ chưa biết hoặc muốn được chiêm nghiệm thực tế những gì họ đã được nghe, đã được đọc sách báo… - Giao lưu xã hội: nhu cầu giao tiếp với xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Trong trường hợp này du khách thường hoạt động thể thao, giải trí, tham gia lễ hội… - Sự hứng thú: một trong nhu cầu khá phổ biến của khách du lịch là tìm kiếm sự thay đổi khác lạ so với công việc và cuộc sống đơn điệu quen thuộc hàng ngày. Thông qua du lịch họ có nhiều hưng phấn khi quay về thực tại. - Tăng cường bản ngã hay còn gọi là “Nâng cao thương hiệu cá nhân”: đối với nhiều khách du lịch uy tín các nhân tố thường ảnh hưởng tới sự lựa chọn của chuyến đi. Việc đến nơi kì lạ nổi tiếng với chi phí cao hơn mức bình thường được họ lựa chọn hơn những nơi chi phí trung bình, việc đi du lịch và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của họ ngoài mục đích thoả mãn nhu cầu của chuyến đi họ còn muốn người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm muốn tới nơi họ đã tới. Trong trường hợp này thì du khách đến với Pác Bó chủ yếu với lí do tự khám phá và giao lưu xã hội. 2.3. Vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử ở một số bảo tàng lớn ở Việt Nam Ở Việt Nam một số bảo tàng lớn như Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng quân đội… Vậy những SVTH:Bế Thị Thầm Lớp: K33A - Sinh Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình bảo tàng lớn đó có những hoạt động gì để bảo tồn nét đẹp, nét văn hóa có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu một số bảo tàng lớn sau. 2.3.1. Bảo tàng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân cả nước để tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của mình. Đảng và nhà nước ta quyết định xây dựng công trình bảo tàng Hồ Chí Minh. Công trình được khánh thành vào ngày 19/05/1990 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Công trình thể hiện lòng biết ơn với Bác và tỏ sự quyết tâm của nhân dân Việt Nam tiếp tục kế thừa sự nghiệp cách mạng, đoàn kết, phấn đấu độc lập, dân giàu, nước mạnh, hợp tác và hữu nghị với nhân dân thế giới. Từ ngày khánh thành bảo tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và học tập. Với chức năng nhiệm vụ của một thiết chế văn hóa, bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, giới thiệu cuộc đời của một vỹ nhân vào thế kỷ thứ XX. Trong cuốn sổ vàng nhà văn Trần Văn Giàu có viết “Cụ Hồ là một nhà yêu nước, một nhà hoạt động cách mạng, một nhà tư tưởng và triết học lớn, viện bảo tàng đã nói lên tư tưởng chính trị và triết học của cụ Hồ…”. Người khách nước ngoài đánh giá cao tính giáo dục của bảo tàng một vị khách nước ngoài viết “Bảo tàng tồn tại như một tượng đài. Hồ Chí Minh sống mãi”. Tòa nhà bảo tàng là một hình vuông đặt chéo góc mỗi cạnh khoảng 70m và mang dáng một bông sen. Ở bảo tàng có kho bảo quản hiện vật bảo đảm mọi điều kiện kĩ thuật có tầng trưng bày, có gian triển lãm, bảo tàng còn SVTH:Bế Thị Thầm Lớp: K33A - Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét