Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

+ Tư duy hình ảnh cụ thể Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ: Khi ta nghĩ xem từ trường học về đến nhà đi con đường nào ngắn nhất thì phảI có sự so sánh hình ảnh, độ dài các con đường ở trong đầu. + Tư duy lý luận Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận. Ví dụ: Sự tư duy của trẻ khi nghe cô giáo kể chuyện. Sự tư duy của cô giáo khi soạn bài. Trong thực tế, không phải con người chỉ sử dụng một loại tư duy để giải quyết nhiệm vụ mà thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau. Trong quá trình sử dụng đó, nếu loại tư duy nào phù hợp với tính chất của các hoạt động nghề nghiệp thì loại tư duy đó sẽ giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ: Một người công nhân sử dụng tư duy thực hành là chính, nhưng họ vẫn có tư duy lí luận, tư duy hình ảnh. Hay một người nghệ sĩ thường thiên về tư duy hình ảnh nhưng để xây dựng các hình ảnh mới họ cũng sử dụng cả tư duy lí luận. 1.2.3.3. Theo mức độ sáng tạo của tư duy Tư duy của con người được chia thành 2 loại: + Tư duy Angôrít Là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc lôgíc có sẵn, một khuôn mẫu nhất định. Loại tư duy này có cả ở người và máy móc (tư duy máy). Tuy nhiên tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của máy (rô bốt), bởi vì dù có thông minh đến mấy thì tư duy của máy cũng do con người sáng tạo ra. 11 + Tư duy ơritxtic Đây là loại tư duy sáng tạo có tính chất cơ động linh hoạt, (không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào ngoài ra còn có khả năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người.) => Trên đây chúng tôi điểm qua các cách chính phân loại tư duy của con người. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài chúng tôi đi sâu tìm hiểu cách phân loại theo lịch sử hình thành tư duy của con người: Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan - hình ảnh, tư duy trừu tượng. 1.3. Các dạng hoạt động và sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn 1.3.1. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo lớn Trẻ mẫu giáo lớn là lứa tuổi rất hiếu động, nghịch ngợm, trẻ học mà chơi, chơi mà học và chơi là chính. Vì vậy đối với trẻ giai đoạn này hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Không phải vì nó chiếm nhiều thời gian nhất của giai đoạn này mà cái chính là hoạt động vui chơi gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Hoạt động vui chơi đã chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các hoạt động khác như : học tập, lao động làm cho hoạt đông vui chơi mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hình thức vui chơi như : Hoạt động với đồ vật, trò chơi có luật, trò chơi đóng vai theo chủ đề thông qua mỗi hoạt động vui chơi trẻ sẽ tiếp thu và lĩnh hội được những điều mới mẻ chẳng hạn như: Khi trẻ hoạt động với đồ vật trẻ sẽ biết được chức năng và phương thức sử dụng đồ vật. Trẻ biết cái chén dùng để uống nước, cái thìa để xúc cơm trẻ biết mình phải sử dụng thế nào để không bị vỡ chén, vỡ cốc. Bên cạnh việc hoạt động với đồ vật trẻ còn được giao lưu trực tiếp với người lớn, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, những hành vi văn hoá với người xung quanh. Đặc biệt khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn nguyện vọng sống và hoạt động như người lớn. Đó là trẻ đã bắt chước và mô phỏng lại 12 mối quan hệ của người lớn, trẻ thích trò chơi nào thì chơi rất say mê trò chơi đó, có vui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui. đây chính là tính chất đặc biệt của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo được coi là hoạt động chủ đạo bởi vì: ở cuối tuổi ấu nhi trẻ xuất hiện mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập của trẻ phát triển mạnh, trẻ có nguyện vọng được làm những công việc như của người lớn với một bên là năng lực của trẻ còn non yếu chưa làm được những công việc như người lớn. Bên cạnh đó trẻ còn có mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hoạt động của trẻ và bên kia là những yêu cầu, chuẩn mực của người lớn. Chính vì vậy để giải quyết những mâu thuẫn trên trẻ đã tìm đến hoạt động mới đó là hoạt động trẻ không được làm thât như người lớn mà trẻ sẽ làm giả vờ, và hoạt động vui chơi giúp đáp ứng nhu cầu đó của trẻ. Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi Bác sĩ trẻ mô phỏng mối quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân. Khi tham gia trò chơi điều mà hấp dẫn cuốn hút trẻ chính là việc Bác sĩ cầm ống nghe đưa vào tai và hoạt động đặt ống nghe lên người bệnh, còn việc khám có đúng bệnh và chữa có khỏi bệnh hay không thì điều đó trẻ không cần chú ý đến. Khi mô phỏng lại hoạt động giống như một Bác sĩ thực trẻ tỏ ra rất hứng thú và say mê. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo, người lớn cần phải có kế hoạch, có nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp để thoả mãn nhu cầu bức thiết của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt đông vui chơi. Hoạt động này sẽ giúp trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng có tính chủ định nhiều hơn so với những lứa tuổi trước. ở tuổi mẫu giáo lớn, việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch cho hành động thường được thể hiện cách rõ nét. Điều này thúc đẩy các định hướng bên trong (tức là các quá trình tâm lý) 13 phát triển mang tính chủ định rõ ràng. Tính chủ định này được phát triển cùng với sự tiến triển của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo lớn, làm cho dạng trò chơi đóng vai theo chủ đề chuyển dần sang dạng trò chơi có luật rõ hơn. Cho đến lúc này chủ đề và nội dung chơi được mở rộng hơn đó là sự xuất hiện những chủ đề mới như: Tham quan, du lịch, điện thoại nội dung chơi phức tạp hơn so với lứa tuổi trước. ở lứa tuổi trước, trẻ chỉ tái tạo mối quan hệ bề ngoài của người lớn, còn ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tái tạo mối quan hệ bên trong người lớn về các mặt đạo đức, tình cảm thể hiện một cách sâu sắc hơn vào thế giới nhận thức. Vậy tại sao trẻ ở độ tuổi này lại có những thay đổi như vậy? chính bởi sự phát triển, sự lớn lên của trẻ giúp trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh một cách rộng rãi hơn. Trẻ đã mạnh dạn khám phá và tìm tòi, từ đó trẻ tích luỹ kinh nghiệm xã hội, việc tích luỹ kinh nghiệm sẽ giúp trẻ tư duy và tưởng tượng nhanh nhạy hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. ở trẻ mẫu giáo lớn bên cạnh trò chơi đóng vai theo chủ đề, xuất hiện khá nhiều trò chơi có luật, đây là bước phát triển mới cấu tạo tâm lí mới ở lứa tuổi này. Khi tham gia trò chơi này, động cơ hoạt động của trẻ không chỉ nằm ở quá trình chơi mà cả trong kết quả chơi, nghĩa là động cơ đang chuyển dần từ quá trình chơi sang kết quả. Với trẻ luật chơi là sự thoả thuận giữa các trẻ với nhau mang tính linh hoạt tuỳ thuộc vào nhóm chơi và chủ đề chơi. Ví dụ: Trò chơi cướp cờ trẻ không chỉ thích trò chơi này mà trẻ còn cố gắng làm sao để cướp cho bằng được lá cờ càng nhanh theo luật chơi càng tốt. Đội nào cướp được lá cờ trước và mang về cho đội theo lụât quy định thì đội đó sẽ thắng cuộc. Điều này chứng tỏ rằng việc tham gia vào những trò chơi có luật làm cho hoạt động của trẻ trở lên có chủ tâm hơn. Hoạt động tâm lí bên trong được biến đổi một cách rõ rệt từ quá trình tâm lí không chủ định chuyển sang quá trình tâm lí có chủ định như: Tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, ghi nhớ 14 có chủ định. Trẻ mẫu giáo lớn ý thức bản ngã được rõ ràng hơn và các quá trình tâm lí không chủ định chuyển dần sang qua trình tâm lí mang tính chủ định làm cho các hành động ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét trong hoạt động vui chơi và trong cuộc sống. Trẻ mẫu giáo lớn đã có những biểu hiện ý chí tương đối lâu, mặc dù về mặt này vẫn còn kém xa học sinh lứa tuổi đầu Tiểu học. Bên cạnh việc xuất hiện dạng trò chơi có luật thì trẻ mẫu giáo lớn đã biết cách hình thành, xây dựng trò chơi có ý đồ và vai trò của thủ lĩnh. Có thể nói rằng, việc phát triển hoạt động vui chơi giúp trẻ hiểu rõ hơn vai trò của người thủ lĩnh (tức là người đứng đầu có thể làm trọng tài, có thể là người dẫn đầu một cuộc chơi, hay một nhóm trẻ nào đó tham gia chơi). vì vậy trò chơi sẽ giúp trẻ khẳng định được nguyện vọng độc lập, sự nhanh nhạy trong quá trình phát triển tư duy. Có thể nói hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo nói chung, độ tuổi mẫu giáo lớn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát triển tư duy trẻ. 1.3.2. Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo Hoạt động học tập là hoạt động do người học thực hiện nhằm tiếp thu những tri thức khoa học và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách người học theo mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động học tập là dạng hoạt động chủ đạo của học sinh phổ thông, dạng hoạt động này mới phát triển tới mức chính thức, còn trước đó ở tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập đang ở thời kỳ phôi thai. Trẻ em mẫu giáo chưa thực hiện được hoạt động học tập bởi vì các chức năng tâm lý và sinh lý ở trẻ em chưa đủ để thực hiện hoạt động này. Thông qua giao tiếp và hoạt động vui chơi ( đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề ) đã hình thành ở trẻ mẫu giáo một số yếu tố sơ khai của hoạt động học tập đó là tri thức. Trong cuộc sống hằng ngày trẻ đã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy và sờ thấy được hoặc là người lớn kể lại qua 15 các câu chuyện, phim ảnh. Tuy nhiên đây chưa phải là tri thức khoa học mà là tri thức kinh nghiệm, tri thức tiền khoa học. Sự phát triển lòng ham hiểu biết của trẻ trong suốt thời kỳ mẫu giáo được thể hiện ở sự tăng lên mạnh mẽ ở số lượng và sự biến đổi tính chất trong những câu hỏi của trẻ. Nếu lúc 3 4 tuổi trẻ chỉ có một số câu hỏi hướng vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh, thì đến 5 6 tuổi những câu hỏi tìm hiểu cái mới đã chở nên chiếm ưu thế. Nhiều trẻ đã quan tâm đặc biệt đến nguyên ngân của những hiện tượng muôn màu muôn vẻ, và những mối quan hệ giữa chúng trong thế giới tự nhiên, trong đời sống xã hội, như: Tại sao có mưa?, Tại sao bàn tay có 5 ngón?Lòng ham hiểu biết của trẻ mẫu giáo vẫn chưa đủ để bảo đảm thái độ sẵn sàng học tập, tiếp thu tri thức một cách có hệ thống trong các môn học. ở trẻ mẫu giáo sự hứng thú đối với một hiện tượng nào đó xuất hiện nhanh chóng ở trẻ cũng lại biến mất ngay và liền được thay thế bằng một hứng thú khác mới hơn. Hứng thú bền vững sẽ xuất hiện ở trẻ em vào cuối tuổi mẫu giáo lớn nếu như trẻ được giáo dục và dạy dỗ một cách hợp lý, có tổ chức và có khoa học. Việc hình thành những hứng thú bền vững và nảy sinh những kỹ năng hoạt động trí tuệ cho trẻ vào trường phổ thông, người ta đã dạy trẻ trong các hình thức có tổ chức đặc biệt gọi là tiết học. Đó là một khoảng thời gian nhất định được tăng dần lên theo lứa tuổi (ở lứa tuổi mẫu giáo bé khoảng 10 15 phút; ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 15 20 phút; ở lứa tuổi mẫu giáo lớn từ 20 25 phút). Khoảng thời gian đó trẻ được dạy những tri thức, những kỹ năng tương đối có hệ thống về các lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ theo một chương trình nhất định ( nhưng còn khác xa với chương trình các môn học ở trường phổ thông) nhằm chính xác hoá và hệ thống hoá những tri thức vô cùng phong phú nhưng còn tản mạn mà trẻ đã thu lượm được trong sinh hoạt hằng ngày ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên trong các tiết học của trẻ mẫu giáo bước đầu đặt ra những yêu cầu nhất định về mức độ và chất lượng lĩnh hội các tri thức. Luyện tập cho trẻ những kỹ năng nghe, làm theo lời chỉ 16

2 nhận xét:

  1. Bài viết này không nói lên đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo mà đang nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ(có vẻ hơi lạc với tiêu đề trên)

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết này không nói lên đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo mà đang nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ(có vẻ hơi lạc với tiêu đề trên)

    Trả lờiXóa