Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tự hát của xuân quỳnh

Khúa lun tt nghip i hc Trng HSP H Ni 2 nước trên thế giới. Rồi được tham dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 8 tại Helsinki (Phần Lan). Trong kì Đại hội đó, Xuân Quỳnh được các bạn quốc tế tặng nhiều hoa nhất trong cuộc thi chọn người đẹp của liên hoan. Sống trong môi trường nghệ thuật, Xuân Quỳnh cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào. Và cũng chính vào thời gian đó, năng khiếu thơ ca của Xuân Quỳnh bắt đầu được bộc lộ. Xuân Quỳnh đã ghi chép lại cảm xúc của mình lên trang giấy, những vần thơ mộc mạc thuở ban đầu đã báo hiệu một chồi thơ xanh biếc. Vì say mê thơ, Xuân Quỳnh đã quyết định từ bỏ ánh đèn sân khấu để chuyên tâm với sáng tác. Có thể nói, với Xuân Quỳnh, thơ đúng là sự lên tiếng của thân phận, là cuộc sống thứ hai, vừa giúp giải thoát vừa bù đắp cho tất cả những lo âu và khao khát. Thơ trở thành lẽ sống của Xuân Quỳnh. Theo đuổi văn chương khi chỉ có vốn văn hoá lớp 6, có thơ đăng báo năm 19 tuổi, Xuân Quỳnh đã cần mẫn học tập trong suốt cuộc đời cầm bút. Sau khi tốt nghiệp lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (1962 - 1964), Xuân Quỳnh đã trải qua nhiều công việc khác nhau: Làm việc tại báo Văn nghệ; báo Phụ nữ Việt Nam; là hội viên Hội Nhà văn từ năm 1967; uỷ viên Ban chấp hành khoá III... Phàm người tài hoa thường đa cảm, truân chuyên. Cuộc hôn nhân lần đầu của Xuân Quỳnh với một nghệ sĩ Violon đã tan vỡ sau khi họ chuyển về khu nhà 96 Phố Huế (Hà Nội) - cư xá dành riêng cho văn nghệ sĩ. Và rồi cũng chính ở đó sau này Xuân Quỳnh đã gặp Lưu Quang Vũ - một cuộc gặp gỡ định mệnh. Lưu Quang Vũ nhỏ hơn Xuân Quỳnh 6 tuổi và trước khi đến với Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã từng lập gia đình với một diễn viên điện ảnh. Năm 1973, Xuân Quỳnh tái hôn cùng Lưu Quang Vũ. Đó là thời điểm khó khăn, lận đận nhất của hai người. Họ rời gia đình cũ ra đi với hai bàn tay trắng. Cả hai đều mang trong lòng những nỗi đau, những cuộc khủng hoảng lớn trong tâm hồn nhưng Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã cùng nhau chia sẻ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hy Nguyn Th Hi 11 Lp K33A Ng Vn Khúa lun tt nghip i hc Trng HSP H Ni 2 sinh, Xuân Quỳnh có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp của chồng - nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ. Người bạn đời của bà đã nói về bà bằng những lời thật trân trọng: Biết ơn em, em từ miền cát gió Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em. (V anh tn ti - Lu Quang V) Ngày 27 - 8 - 1988, Xuân Quỳnh cùng chồng và con trai của họ - bé Quỳnh Thơ và gia đình hoạ sĩ Doãn Châu xuống làm việc với đoàn kịch Hải Phòng. Trong chuyến đi này, họ tranh thủ nghỉ ngơi, tắm biển tại Đồ Sơn. Chiều 29 - 8, trên chuyến xe trở về, khi vừa qua cầu Phú Lương (Hải Dương) thì chiếc xe chở họ gặp tai nạn. Linh cữu của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và bé Quỳnh Thơ sau đó được quản ở trụ sở Hội văn nghệ, 51 Trần Hưng Đạo. Không ai có thể cầm được nước mắt khi chứng kiến 3 cỗ quan tài đặt song song với nhau, 2 cái lớn, 1 cái bé. Bi kịch ập đến qúa khủng khiếp và đường đột. Vậy là Con ong xanh đã bay về miền thanh thản của cõi hư vô, Bông cúc nhỏ cánh đã rã rụng. Xuân Quỳnh đã ra đi khi tuổi đời và tài năng đang vào độ chín và hứa hẹn những đóng góp to lớn cho nền thơ ca dân tộc hiện đại. 1.3.2. S nghip sỏng tỏc Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của bà đã được thử thách qua thời gian với nhiều thể loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao. Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo đầy nữ tính. Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta hình dung được bà đã sống ra sao, đã yêu Nguyn Th Hi 12 Lp K33A Ng Vn Khúa lun tt nghip i hc Trng HSP H Ni 2 thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của bà, là những tâm trạng thật của bà trong mỗi bước vui buồn của đời sống. Thơ: - Tơ tằm - chồi biếc (In chung) - Hoa dọc chiến hào - Gió Lào cát trắng - Lời ru trên mặt đất - Sân ga chiều em đi - Tự hát - Hoa cỏ may (Giải thưởng văn học năm 1990 của Hội nhà văn). Sáng tác cho thiếu nhi: - Cây trong phố - Chờ trăng (tập thơ - In chung) - Bầu trời trong quả trứng (tập thơ - giải thưởng văn học năm 1982 - 1983 của Hội nhà văn) - Truyện Lưu Nguyễn (Truyện thơ) - Bao giờ con lớn (tập truyện) - Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện) - Mùa xuân trên cánh đồng (tập truyện) - Bến tàu trong thành phố (tập truyện) - Vẫn có ông trăng khác (tập truyện) Như vậy, qua hơn hai mươi lăm năm cầm bút, sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh tập trung ở hai lĩnh vực chính: văn xuôi và thơ. Song, nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nhớ đến bà với tư cách là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa sau thế kỉ XX. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình mà ở đó hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện Nguyn Th Hi 13 Lp K33A Ng Vn Khúa lun tt nghip i hc Trng HSP H Ni 2 như một bối cảnh cho tâm trạng. Thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không phải là thứ tháp ngà xa rời đời sống. Thơ Xuân Quỳnh là đời sống đích thực, đời sống của bà trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn. Xuân Quỳnh không cầu kì chế tạo ra câu chữ mà viết như kể lại những gì bà đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thời ấy nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng của tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn của tác giả hoà trong vui buồn chung của công dân. Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng nảy sinh từ đời sống và hoàn cảnh của riêng bà. Viết trên đường 20 của Xuân Quỳnh là bài thơ chiến tranh nhưng lại mang nỗi lòng trăn trở xao xác của một người đang yêu. Có bài bề bộn chi tiết hiện thực như một kí sự. Những năm ấy, đúng là kí sự về đời sống Hà Nội những năm chống Mỹ, nhưng nó không thành kí mà vẫn là thơ do nỗi lòng riêng của tác giả đã tạo nên một mạch trữ tình xâu chuỗi các chi tiết rời rạc của ngày thường lại, tổ chức nó thành kết cấu của bài thơ. Xuân Quỳnh có tài toả lên các chi tiết ngẫu nhiên quan sát được từ đời sống một từ trường cảm xúc của nội tâm mình, biến các chi tiết đời trở nên thơ, có sức gợi, sức ám ảnh kỳ lạ (Trời trở rét, Không đề, Gió Lào cát trắng, Mùa hoa doi, Hoa cỏ may) Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý (Cơn mưa không phải của mình, Đồi đá ong và cây bạch đàn, Chuyện cổ tích về loài người, Những người mẹ không có lỗi). Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp ích thực sự cho người đọc nhận thức và xử lý việc đời, không phải thứ triết lý tự biện, viển vông. Nguyn Th Hi 14 Lp K33A Ng Vn Khúa lun tt nghip i hc Trng HSP H Ni 2 Có thể nói, nếu những sáng tác truyện ngắn dường như dành cho thiếu nhi thì thơ Xuân Quỳnh lại trải rộng ở nhiều miền đề tài: đề tài công dân, đề tài về những tình cảm riêng tư. Xuân Quỳnh mang tâm hồn mình trải khắp khung cảnh, con người và các sáng tác ra đời là một sự đan dệt thống nhất giữa chủ quan và khách quan. Người đọc tìm đến thơ của bà để bắt gặp được mình trong đó. Tuy vậy dấu ấn chủ quan trong sáng tác của Xuân Quỳnh rất đậm nét. Bà đưa vào thơ chính bản thân mình, đánh đổi cả đời mình cho nghệ thuật. Vì thế, thơ Xuân Quỳnh dù là sáng tác về đề tài công dân, thiếu nhi hay tình yêu cũng đều mang dấu ấn cuộc đời nhà thơ. Hiện thực đất nước những năm chống Mĩ là nguồn cảm hứng lớn trong các tập Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978) của Xuân Quỳnh. ý thức của một nhà thơ công dân, nhà thơ chiến sĩ được bà diễn đạt rất chân thành: Dù thơ em viết chửa hay hơn Em đang tập làm thơ cho có ích (Vit trờn ng hai mi) Kính phục, tự hào trước cuộc chiến đấu anh hùng của người dân miền Trung, nhà thơ tự nguyện: Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi ; Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa. So với các cây bút trẻ cùng thời, thơ viết về chiến tranh của Xuân Quỳnh không có cái gân guốc, bề bộn như Nguyễn Đức Mậu, cái phóng túng, tài hoa như Phạm Tiến Duật, cái triết lí sâu đắm như Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh cảm nhận chiến tranh bằng con mắt một người phụ nữ, một người mẹ trẻ tha thiết với sự sống yên bình, xót xa trước những mất mát: Bãi cát bỏng ngọn gió Lào hung dữ Vết chân trẻ em làm đau nỗi nhớ. (Nhng nm y) Nguyn Th Hi 15 Lp K33A Ng Vn Khúa lun tt nghip i hc Trng HSP H Ni 2 Cột cháy đen, đau giọng hát trẻ em Chiếc giầy xinh bên cạnh mảnh bom. (Lng) Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mãi Bởi khi bay cánh cò đã gẫy Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình. (Khi con ra i) Bài thơ Tiếng gà trưa rất điển hình cho cách cảm thụ nhận thức của Xuân Quỳnh. Dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức vừa thức dậy. Kỉ niệm tuổi thơ không ấm áp mà se sót với khung cảnh nhà nghèo, quả trứng gà thành mơ ước hạnh phúc của bà và cháu. Trên đường hành quân ra trận, người chiến sĩ chợt nhận thấy tiếng gà trưa tình cờ cho anh hiểu sự gắn kết quá khứ với hiện tại, nỗi buồn xưa và niềm kiêu hãnh hôm nay, tình yêu bà với tình yêu Tổ quốc. Trách nhiệm trở thành nhu cầu tình cảm, cuộc chiến đấu mang gương mặt giản dị, đời thường. Thêm một lần nữa, ta có thể khẳng định: Từ Hoa dọc chiến hào đến Lời ru trên mặt đất thực sự là một minh chứng thuyết phục cho tinh thần và trách nhiệm của một người nữ thi sĩ trước dân tộc và lịch sử. Nó giống như Viên đá lát đường như nhát cuốc góp phần xây dựng nền thơ ca chống Mĩ cứu nước hào hùng của dân tộc. Cái không khí, cái hình hài vật chất của những năm tháng chiến tranh và cả những tâm trạng, những mong mỏi, những buồn vui rất thật thà mà Xuân Quỳnh đã thể hiện sâu sắc trong tập thơ của mình phải chăng đã là lời thuyết phục người đọc hãy giữ đôi mắt thật công bằng khi đưa ra các nhận xét phê bình về một cuộc đời thơ. Bên cạnh cảm hứng công dân, thơ về tình yêu và về trẻ con của Xuân Quỳnh ở chặng này có thể xem là những đóng góp đặc sắc. Đó là tiếng nói Nguyn Th Hi 16 Lp K33A Ng Vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét