Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Ngôn ngữ và sự hình thành phát triển ngôn ngữ 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tùy theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành dân tộc và ngôn ngữ dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kỳ một khác, theo những con đường khác nhau. Mác và Ăngghen đã viết: “Trong bất cứ ngôn ngữ phát triển nào hiện nay, cái nguyên nhân khiến cho một ngôn ngữ phát sinh một cách tự phát, được nâng lên thành ngôn ngữ dân tộc, thì một phần là do ngôn ngữ đó được phát triển một cách lịch sử từ chỗ nó được chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, như ngôn ngữ La Mã và ngôn ngữ Giécmani chẳng hạn, một phần là do sự giao dịch và hỗn hợp của các dân tộc, như tiếng Anh chẳng hạn; một phần nữa là do các phương ngữ tập trung thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất và sự tập trung đó lại do sự tập trung kinh tế, chính trị quyết định”. 1.1.2. Các bộ phận và các đơn vị của ngôn ngữ a. Các bộ phận của ngôn ngữ Ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ là từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp. Trong kết cấu ngôn ngữ, từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên các sự vật, hiện tượng của thực tế; còn ngữ âm phụ thuộc vào ngoại biên về chất liệu vì nó trực tiếp được tích lũy bởi giác quan con người. So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp luôn luôn là gián tiếp, không có tính chất cụ 11 thể. Nó chỉ liên hệ với thực tế thông qua từ vựng, chỉ lĩnh hội được thông qua ngữ âm. Vì vậy, ngữ pháp chiếm vị trí trung tâm trong kết cấu ngôn ngữ. b. Các đơn vị của ngôn ngữ * Âm vị: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phát âm ra được trong chuỗi lời nói. Ví dụ: Các âm [b], [t], [v],.v.v.. hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn. Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Ví dụ “bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào” có nghĩa là “một hành động đi từ ngoài tới trong”. Cái làm ta phân biệt được hai nghĩa đó không phải do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là [-ào] mà do sự đối lập giữa âm [b] và âm [v] tạo nên. * Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là “nước” và “gia” là “nhà”. * Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ các từ: Tủ, ghế, đi, cười.v.v.. * Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo. Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản.v.v.. bất cứ thứ tiếng (ngôn ngữ) nào, cũng chứa đựng hai phạm trù: Phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành tập từ và câu cũng như quy định sự phát âm, phạm trù này ở các thứ tiếng khác nhau là khác nhau. Phạm trù logic là quy luật, vì vậy tuy dùng các thứ tiếng khác nhau, nhưng các dân tộc khác nhau vẫn hiểu được nhau. 12 Tóm lại, ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy. 1.1.3. Chức năng của ngôn ngữ a. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người Không ai có thể phủ nhận ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Ngoài ngôn ngữ, con người còn có những phương tiện giao tiếp khác như cử chỉ, các loại dấu hiệu, ký hiệu khác nhau (ký hiệu toán học, đèn tín hiệu giao thông.v.v..), những kết hợp âm thanh của âm nhạc, những kết hợp màu sắc của hội họa.v.v.. nhưng ngôn ngữ là phương tiện trọng yếu nhất của con người. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Có hiểu biết lẫn nhau, con người mới có thể đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội, làm cho xã hội ngày càng tiến lên. b. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó, bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chỉ có thể giúp ta trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, do đó hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động nếu bản thân ngôn ngữ tàng trữ kinh nghiệm, những tư tưởng và tình cảm của con người. Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ thể hiện ở cả hai khía cạnh: + Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng. 13 + Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng, thực chất là không có ngôn ngữ. 1.1.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy và giao tiếp của con người a. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức Quá trình hình thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực (sự hiện hữu) của tư duy. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi: Đây là những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác, phát triển lời nói cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi, học tập. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cho ngôn ngữ trẻ phát triển. b. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” (Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển. Giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. 14 1.2. Sự hình thành, phát triển ngôn ngữ của cá nhân 1.2.1. Ngôn ngữ nói Bắt đầu từ 12 tháng trở đi, ở trẻ sẽ xuất hiện những âm bập bẹ có ý nghĩa đầu tiên và ngay lập tức trẻ huy động chúng vào giao tiếp với người lớn. Các âm bập bẹ nhanh chóng mất đi nhường chỗ cho các từ tham gia vào cấu tạo câu sử dụng trong giao tiếp. Những từ đầu tiên xuất hiện, các kiểu câu đơn giản gồm hai đến ba từ khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ tăng lên. Trẻ tích cực hơn trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp tăng lên thúc đẩy hoạt động giao tiếp ngôn ngữ; kết quả là các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ được hình thành. 1.2.2. Ngôn ngữ viết Trẻ luyện viết là hoạt động tập hứng thú và tự giác. Chính vì vậy, khi dạy viết cho trẻ quan trọng nhất là giải thích để trẻ hiểu được mục đích của việc luyện viết (lưu ý trẻ mẫu giáo chưa tiến hành hoạt động học tập). Giáo viên mầm non chỉ khuyến khích cho trẻ nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết. Trẻ sẽ tự giác ngồi vào vẽ chữ. Khi trẻ bắt đầu có hứng thú với chữ viết cô nên chuẩn bị dụng cụ để giúp trẻ luyện viết tại góc luyện viết (bút chì, bút màu, bút vẽ.v.v..). 1.3. Trẻ mẫu giáo 1.3.1. Khái niệm trẻ em Theo quan niệm cổ: “Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”. Ở thể kỷ XVIII, nhà giáo dục, nhà văn, nhà triết học J.J. Kơrutxô quan niệm: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Trẻ em là trẻ em, phát triển theo quy luật riêng của trẻ em. Người lớn không thể hiểu được tâm lý trẻ em và không nên can thiệp vào sự phát triển của trẻ em”. Quan niệm khoa học về trẻ em: 15 Trẻ em là một thực thể đang phát triển, là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó. Người lớn là hình thức phủ định của trẻ em, là giai đoạn phát triển mới của đời sống cá thể. Sự vận động tất yếu của trẻ em do quá trình phát triển bên trong của nó, sự tự phủ định bản thân mình để chuyển hóa sang một trình độ mới khác về chất – trở thành người lớn – Nên Người. 1.3.2. Sự phát triển vốn từ của trẻ Năng lực tư duy trừu tượng gắn liền với sự phát triển vốn từ. Được biết rằng từ 5 đến 9 tuổi vùng trán trên vỏ đại não đã tham gia tích cực vào sự phát triển lời nói, chữ viết. Vốn từ của trẻ được phát triển thuận lợi. Từ 1,5 tuổi trở đi trẻ đã biết mở rộng phạm vi áp dụng vốn từ của mình vào những đối tượng khác. Theo một nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1994) sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo ở nước ta như sau: Số tháng tuổi 39 48 60 72 Số từ trung bình 515 724 890 1023 Theo nghiên cứu của Casouy (1977), Dollaghan (1985) trẻ 18 tháng mới biết được khoảng 50 từ nhưng đến khi từ 3 – 6 tuổi đã có thể tích lũy được 8000 – 14000 từ, trung bình 5 – 8 từ/ngày. Điều đó cho ta thấy nếu trẻ em ở nước ta được đến trường sớm và được các cô giáo có trình độ đạt chuẩn chăm sóc và giáo dục thì chắc chắn ngôn ngữ sẽ tạo điều kiện căn bản cho trẻ vào lớp 1. 1.3.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ Để xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ là cả một nghệ thuật, nhất là khi trẻ em còn ở độ tuổi thơ dại. Chính vì vậy để vận dụng khả năng sư phạm của mình trong việc giải quyết tốt các tình huống xảy 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét