Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này tác giả khóa luận hướng tới các mục đích sau: - Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may. - Thấy được vị trí, vai trò của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may. - Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung vào 20 bài thơ được tuyển chọn trong tập Hoa cỏ may do Nxb Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam ấn hành năm 1989. Tuy nhiên khoá luận không chỉ dừng lại khảo sát những sáng tác trong tập thơ Hoa cỏ may mà còn đặt trong mối quan hệ với nhiều sáng tác trước của tác giả, khi cần thiết cũng có sự liên hệ, so sánh với những sáng tác của các nhà thơ khác. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong khoá luận này, người viết sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tác phẩm 7. Đóng góp của khóa luận Vũ Thị Ánh Tuyết -- 6 K33A-Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Góp phần khẳng định sự sáng tạo độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Xuân Quỳnh trong nhà trường. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, phần nội dung khoá luận được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh. Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật góp phần thể hiện thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh. Vũ Thị Ánh Tuyết -- 7 K33A-Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái niệm Thế giới nghệ thuật và các phương diện thể hiện Thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sỹ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện thực, một mặt nó biểu hiện những khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của chủ thể sáng tạo. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng trong việc phản ánh thế giới” [4, tr.301,302]. Như vậy bản chất của thế giới nghệ thuật là đề cập đến vấn đề văn học thể hiện, đó là con người, không gian, thời gian…Những yếu tố ấy được nhìn qua lăng kính của người nghệ sỹ mang tính hiện thực cuộc sống mà không phải hoàn toàn miêu tả, sao chép lại. Điều này khẳng định văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống nhưng chứa đựng sự hấp dẫn với người đọc. Mỗi thế giới nghệ thuật tương ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong thơ nhằm tìm hiểu quan niệm của tác giả về hiện thực cuộc sống muôn màu, đồng thời giúp người đọc hình dung được tính độc đáo trong tư duy và cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ. Vũ Thị Ánh Tuyết -- 8 K33A-Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng với những yếu tố khác. Khi nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ trữ tình, các nhà lí luận văn học đã nghiên cứu trên các phương diện sau: Thứ nhất là phương diện hình tượng nghệ thuật. Đó là hạt nhân của chỉnh thể nghệ thuật, gồm: hình tượng nhân vật trữ tình; hình tượng không gian, thời gian nghệ thuật… Thứ hai là phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là những phương tiện nghệ thuật tiêu biểu thể hiện hình tượng như thể thơ; ngôn ngữ; hình ảnh; giọng điệu… 1.2. Tác giả Xuân Quỳnh và sự nghiệp thơ ca 1.2.1. Tác giả Xuân Quỳnh Trong bài thơ Thành phố quê anh, Xuân Quỳnh viết: Mỗi người có một quê Ngày dại thơ để ở Tuổi niên thiếu để yêu Và lớn lên để nhớ Có thể với ai đó, hai tiếng quê hương đã trở nên quá quen thuộc, gần gũi nhưng đối với riêng Xuân Quỳnh thì quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, không phải chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nơi in dấu tuổi thơ cả ngọt ngào lẫn cay đắng của bà. Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 trong một gia đình công chức nghèo. Bà sinh ra và lớn lên ở làng La Khê - một ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Nhuệ hiền hoà. Làng La Khê xưa nổi tiếng về nghề dệt the, dệt gấm. Những người dân làng La Khê sống cần cù, tần tảo sau lũy tre xanh. Họ vừa cày sâu cuốc bẫm, vừa Vũ Thị Ánh Tuyết -- 9 K33A-Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 chuyên nghề canh cửi. Tiếng hát của những người thợ dệt và tiếng đưa thoi đã in dấu trong tâm trí Xuân Quỳnh và hình ảnh làng quê đã đi vào những trang thơ của bà với tất cả những gì thân thương nhất. Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình có hai chị em. Cha Xuân Quỳnh là một ông giáo đầy tài năng, am hiểu cả Hán học lẫn Tây học. Chính người cha này đã truyền lại cho bà một tình yêu văn chương mà sau này món quà ấy đã giúp nhà thơ có thể trải lòng mình với cuộc đời và được nhiều độc giả mến mộ. Mẹ Xuân Quỳnh là người phụ nữ hiền thục nết na, sống nhân hậu, giàu lòng thương người và rất yêu thơ ca. Xuân Quỳnh may mắn được thừa hưởng ở người mẹ yêu kính nhan sắc và một tâm hồn yêu văn chương tha thiết. Những tưởng một người con gái xinh đẹp, hiền hậu như Xuân Quỳnh sẽ được sống êm đềm, hạnh phúc bên gia đình. Nhưng số phận khắc nghiệt đã cướp đi người mẹ từ khi Xuân Quỳnh còn trong trứng nước. Hình ảnh người mẹ đối với Xuân Quỳnh rất xa xôi nhưng nỗi đau mất mẹ đã ám ảnh suốt một đời nhà thơ. Mẹ mất, cha đi bước nữa, Xuân Quỳnh và chị gái Đông Mai phải về sống nương tựa vào bà nội. Tuổi thơ bơ vơ côi cút đã hằn in trong kí ức Xuân Quỳnh và trở thành nỗi ám ảnh cứ trở đi trở lại trong các sáng tác của Xuân Quỳnh sau này: Tôi không có một gian phòng Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ Công chúng biết đến Xuân Quỳnh ngay từ đầu không phải với tư cách một nữ thi sĩ mà trong vai trò một diễn viên múa của đoàn ca múa nhân dân Trung ương. Xuân Quỳnh đã đi biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới và dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo). Nhưng ánh đèn rực rỡ của sân khấu đã không níu kéo được trái tim người nghệ sỹ bởi chính Vũ Thị Ánh Tuyết -- 10 K33A-Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong lúc đỉnh cao nghệ thuật bà nhận ra thơ mới chính là cuộc sống thứ hai của mình. Bà đã quyết tâm sống hết mình cho đời, cho thơ. Xuân Quỳnh đã được cử đi học ở lớp bồi dưỡng viết văn của Hội nhà văn ở Quảng Bá. Không được may mắn học nhiều nhưng bằng tinh thần kiên nhẫn hiếm có, Xuân Quỳnh đã tự bồi đắp vốn văn hoá thiếu hụt bằng cách tự học. Sau khi ra trường, Xuân Quỳnh về công tác ở nhiều nơi: báo Phụ nữ, Tỉnh hội Vĩnh Phú…Cuối cùng bà về làm biên tập cho báo Văn nghệ và tham gia sáng tác thơ. Xuân Quỳnh không chỉ sớm chịu thiệt thòi vì nỗi đau mất mẹ mà ngay cả trong cuộc sống riêng tư sau này bà cũng luôn gặp phải những sóng gió, trắc trở. Cuộc hôn nhân lần thứ nhất với một người bạn trong đoàn văn nghệ không mấy hạnh phúc bởi bà nhận ra sự chênh lệch về tâm hồn giữa hai người. Bà đã quyết định chia tay để thay đổi cuộc sống ấy. Thời gian đó là những ngày nhà thơ sống trong tâm trạng hẫng hụt, hoàn toàn mất phương hướng: Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở Đến tận cùng đau đớn, tận cùng yêu (Thơ tình cho bạn trẻ) Nhưng Xuân Quỳnh không đầu hàng số phận. Bà chủ động mở rộng lòng mình, chủ động đi tìm hạnh phúc: Núi cao biển rộng sông dài Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu (Thơ viết tặng anh) Năm 1973, Xuân Quỳnh gặp và kết hôn với Lưu Quang Vũ - một người bạn quen biết từ lâu của mình. Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn yêu thơ văn ấy đã khiến hạnh phúc có thể mỉm cười với Xuân Quỳnh một lần nữa. Vũ Thị Ánh Tuyết -- 11 K33A-Ngữ Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét