Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Xây dựng trang web tư liệu hỗ trợ giảng dạy phần hiđrocacbon mạch hở SGK hóa học lớp 11 nâng cao trường THPT

việt, đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận. Các phần mềm tin học đưa vào dạy học trong nhà trường không thay thế SGK, mà chỉ vạch rõ con đường để hình thành các loại kỹ năng khác nhau. Ở Nhật Bản, CNTT đặc biệt là việc khai thác các phần mềm tin học được dùng làm công cụ để trình bày kiến thức rèn luyện kĩ năng tiếp thu bài mới và giải quyết vấn đề đặt ra trong tiết học. Nhật Bản đã khẳng định việc xây dựng và khai thác các phần mềm để dạy học, đặc biệt trong nhà trường phổ thông. Điều đó đã kích thích tốt hứng thú học tập của người học, nâng cao chất lượng giảng dạy. 1.1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta [7, 13] Trong xu thế phát triển của thời đại, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta gắn liền với xu hướng chung của thế giới. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tạo những bước chuyển cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng XI đã nêu: “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh”. Điều đó cũng được thể hiện trong Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 02/12/1998 đã ghi rõ ở điều 24: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Hiện nay, nói đến đổi mới dạy và học không thể không nói đến việc ứng dụng CNTT, hầu hết các trường đều có máy tính, nhiều trường tiểu học tự trang bị máy tính để HS làm quen. Vì vậy, một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta là: “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy, coi 5 CNTT là hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học”. 1.2. Cơ sở lí luận để đổi mới phương pháp dạy học [1, 5, 6] 1.2.1. Phương pháp tích cực Phương pháp tích cực là cách nói ngắn gọn để chỉ các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực sáng tạo của học sinh. - Tính tích cực: là một phẩm chất vốn có của con người. Con người không chỉ sử dụng những gì vốn có trong tự nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, chủ động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy mà hình thành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển xã hội. - Tích cực học tập: là tích cực nhận thức, biểu hiện ở khát vọng hiểu biết cố gắng phát triển trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Trong học tập, HS phải khám phá ra những tri thức hiểu biết mới đối với bản thân, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Tính tích cực trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập, động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác. Tính tích cực tạo ra nếp tư duy độc lập, tư duy độc lập là mầm mống của sáng tạo. 1.2.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực Phương pháp tích cực có 4 dấu hiệu đặc trưng cơ bản để phân biệt với các phương pháp thụ động: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS Trong phương pháp tích cực, HS được đặt vào vị trí chủ thể của hoạt động học tập, GV là tác nhân, là người tổ chức chỉ đạo hướng dẫn động viên để HS tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức do GV sắp đặt sẵn và thông báo. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, HS trực tiếp quan sát các đối tượng nghiên cứu, 6 giải quyết các vấn đề đặt ra theo cách nghĩ của mình, qua đó HS vừa nắm được kiến thức kỹ năng không theo khuôn mẫu sẵn có, vừa bộc lộ và phát huy được tiềm năng sáng tạo. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ về CNTT thì không thể dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức mà phải quan tâm dạy phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên cao thì càng được chú trọng. Trong phương pháp dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Tự học và phát triển tự học được đặt ra ngay trong trường phổ thông và không chỉ tự học ở nhà mà ngay cả trong các giờ lên lớp có sự hướng dẫn của giáo viên. - Dạy học tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác Học hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là khi xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hình thành nhiệm vụ chung. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp. Trong việc học tập hợp tác, tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tính ỷ lại được uốn nắn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. - Kết hợp đánh giá của thầy cô với tự đánh giá của trò Trong phương pháp tích cực, GV phải hướng dẫn cho HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Bên cạnh đó, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hành động kịp thời là năng lực cần cho sự thành đạt trong cuộc sống của HS sau này. Để đào tạo những con người năng động sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra - đánh giá không chỉ dừng lại ở nhu cầu tái hiện kiến thức lặp lại những kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống cụ thể. 7 1.2.3. Áp dụng dạy và học tích cực trong giảng dạy môn Hóa học Trong hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống, có một số phương pháp tích cực đó là: - Nhóm phương pháp trực quan (đặc biệt là sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan theo phương pháp nghiên cứu). - Nhóm phương pháp thực hành: HS được trực tiếp tác động vào đối tượng quan sát mẫu chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm, tự lực khám phá tri thức mới. - Vấn đáp tìm tòi: GV là người tổ chức sự tìm tòi còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức mới. - Dạy học nêu vấn đề. - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Trong các phương pháp tích cực, HS được phát huy tính tự giác, tích cực trong việc tìm tòi khám phá tri thức, qua đó không chỉ nắm được kiến thức mà còn nắm được cả con đường chiếm lĩnh tri thức mà GV đóng vai trò định hướng cho hoạt động nhận thức của HS. Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì thế dạy học Hóa học không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy tới trò mà là quá trình GV thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của HS để đạt mục tiêu cụ thể của mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần Hóa học cụ thể. Áp dụng dạy và học tích cực trong giảng dạy Hóa học cần phải đổi mới các phương diện sau: - Về mục tiêu dạy học: Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông cần thiết, đồng thời giúp HS vận dụng những kiến thức đó vào đời sống hàng ngày. - Về nội dung dạy học: Chú trọng thiết kế nội dung dạy học theo nguyên tắc hoạt động, để HS tự giành lấy kiến thức và vận dụng linh hoạt được những kiến thức đã học trong mọi hoàn cảnh khác nhau. 8 - Về phương pháp dạy học: Coi trọng việc rèn luyện cho HS phương pháp tự học, phát huy suy nghĩ và tìm tòi độc lập theo nhóm nhỏ thông qua thảo luận, thực nghiệm, thực hành và thâm nhập thực tế. GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân cũng như cả tập thể HS để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế nhiều phương pháp theo kiểu phân nhánh được GV sử dụng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học với sự tham gia tích cực của HS. Giờ học phân hóa theo trình độ năng lực của HS tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân. Hình thức bố trí tiết học được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động trong tiết học, thậm chí trong từng phần của tiết học. - Về kiểm tra - đánh giá: HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự giác đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng giai đoạn học tập, chú trọng mặt chưa đạt được so với nhiều mục tiêu. Trong phương pháp tích cực, vai trò của HS là: HS không phải được đặt trước những câu hỏi có sẵn mà là được đặt trước những tình huống vấn đề cụ thể và thực tế vô cùng phong phú, HS tự lực tìm hiểu phân tích, xử lý tình huống, tự mình tìm ra kiến thức chân lý. Bên cạnh đó, vai trò của GV là đảm nhiệm trách nhiệm chuẩn bị cho HS thật nhiều tình huống phong phú chứ không phải là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu HS. GV là người định hướng đạo diễn cho HS tự mình khám phá ra chân lý, tự mình tìm ra kiến thức. 1.3. Công nghệ mới và việc đổi mới phương pháp dạy học [3, 8, 10] 1.3.1. CNTT với đổi mới phương pháp dạy học Công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, với việc dạy và học thì vai trò của CNTT là rất quan trọng và càng quan trọng hơn khi vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục hiện nay đang là vấn đề rất cấp thiết. 9 Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả GV và HS; nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của HS, tạo điều kiện để HS có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án điện tử trên máy tính; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Theo quan điểm của CNTT, để đổi mới phương pháp dạy học người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Chính vì mục tiêu đó, CNTT đã sáng tạo ra những phương tiện dạy học nhằm trợ giúp GV và HS có thể tự tìm tòi và phát huy kiến thức một cách hiệu quả nhất. Dạy học với phương tiện hiện đại sẽ có ưu thế sau: - GV chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần. - Các phần mềm dạy học có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, trợ giúp cho quá trình giảng dạy thực hành của GV, tăng tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng. - Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để GV trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. - Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp. - HS không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ… và điều quan trọng hơn là nhiều HS được dự và nghe bài giảng của nhiều GV giỏi. Một số hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT: - Ứng dụng công nghệ hội tụ đa phương tiện, xây dựng trạm học tập tương tác, xây dựng mạng trực tuyến và các trang Web học tập để HS có thể tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét