Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ andersen

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 vì trong những loại truyện luân lí ngụ ngôn, truyện phúng thế hài đàm đâu phải không có những truyện có tính chất mê tín hoang đường. Và ngược lại, trong những truyện ma quỷ, truyện thần tiên, cũng chẳng phải là hiếm những đề tài có tính chất ái tình, luân lí? Cách chia của Nguyễn Văn Ngọc trong bài “Mào đầu” quyển truyện cổ tích nước Nam cũng chưa đem lại cho ta một sự phân biệt dứt khoát. Ông quan tâm nhiều đến tính thống nhất về mặt hình thức của những loại truyện cổ khác nhau chẳng hạn những truyện có kết thúc bằng những câu phương ngôn lý ngữ được ông liệt vào một loại, những truyện có xen lẫn câu ca bài hát được chia thành một loại khác. Nhưng quá thiên về hình thức, tác giả rốt cuộc đã không vượt khỏi chủ nghĩa hình thức đơn thuần. Có người không phân loại nhưng có ý sưu tập riêng một số truyện, cho đây là những truyện của trẻ em (đồng thoại) để mặc nhiên phân biệt với truyện của người lớn. Nếu có thể cho đây là một tiêu chuẩn thì cái tiêu chuẩn phân loại theo đối tượng thưởng thức kể ra cũng không có gì là phân minh, nhất là với truyện cổ Việt Nam. Vì khác với các dân tộc phương Tây, người Việt Nam trước đây sáng tác truyện cổ dường như không có ý định dành một loại nào riêng cho trẻ em cả. Có lẽ do chỗ khó khăn trong việc phân loại nên đã có người dựa vào tính chất ảo tưởng khá phổ biến trong các truyện cổ mà chia đại khái làm hai loại lớn: một loại trong đó ảo tưởng chiếm ưu thế. Như các truyện động vật, truyện ma quái, truyện thần tiên, .v.v…Và một loại truyện tương đối ít nhân tố ảo tưởng hơn như các truyện về sinh hoạt, truyện cười, truyện triết lí, ..v.v… Trong sách Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu cũng theo lối này. Ông chia toàn bộ truyện truyền miệng thành hai loại: thần kì và thế sự. Mỗi loại được chia thành nhiều hạng. Ví dụ, loại thần kì có bốn hạng: truyện thần tiên, truyện anh hùng, truyện ma quỷ và truyện nói về con người. Loại thế sự thì có các hạng: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện ngụ ngôn, Trương Thanh Huyền 11 K34A - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 truyện nói về nhân tình thế thái..v.v…Cách sắp xếp này có sự khái quát cao hơn hẳn những người đi trước, sau khi đi vào các hạng mục nhỏ cũng vẫn còn dấu vết hình thức. Một truyện triết lí, ngụ ngôn hay khôi hài không nhất định phải ít nhân tố ảo tưởng hơn một truyện anh hùng, truyện động vật. Ngược lại cũng không phải cứ truyện động vật, truyện anh hùng nào cũng đều phải có sự can thiệp của yếu tố thần tiên. Để đạt tới một kết luận định sẵn, tác giả của truyện không từ một biện pháp nào: có thần kì hay không thần kì đều dùng được cả. Như vậy cũng không thể lấy tính chất ảo tưởng làm tiêu chuẩn cơ bản trong việc phân loại truyện cổ. Phân loại như thế, dễ dẫn chúng ta đến một tình trạng khó xử: càng sắp xếp chi li thì những đặc điểm riêng về loại hình, về kết cấu nghệ thuật và cả những mối liên hệ trong nội dung tư tưởng…từng loại truyện càng dễ bị lẫn lộn. Thế thì phải chăng không thể phân loại truyện cổ tích một cách rành mạch được. Nhưng để có một ý niệm xác đáng, trước khi phân loại cần tìm hiểu thấu đáo những đặc trưng cơ bản nhất của từng loại truyện truyền miệng. Đó là phương pháp cần thiết trong khi nghiên cứu văn học dân gian. 1.1.2. Khái niệm cái kì ảo Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu, phê bình văn học phương Tây, có nhiều công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời. Việc chuyển dịch thuật ngữ về cái kì ảo, từ tiếng Pháp là Le Fantastique sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau, điều này cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề. Lê Nguyên Cẩn dịch là “Cái kì ảo”, giáo sư Hoàng Trinh dịch là “quái dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị” Tạp chí văn học nước ngoài dịch là “kinh dị” đó chính là các cách dịch khác nhau của thuật ngữ “Le Fantastique” (cái Trương Thanh Huyền 12 K34A - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 kì ảo). Trong đề tài này tôi dựa trên cách dịch của Lê Nguyên Cẩn là “Cái kì ảo”. Định nghĩa về “Cái kì ảo” là một vấn đề, có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau: Adian Mario trong từ điển các ý kiến văn học thì cái kì ảo chỉ là “những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực và được tạo ra do tưởng tượng”. Tiếp theo đó thuật ngữ này tiếp nhận ý nghĩa là “hình ảnh cảm giác (trong tâm lí học cổ điển) và hình ảnh trí tuệ (trong tâm lí học hiện đại)”. Ông xác định: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu”, “trong thực tế cái kì ảo có thể ra đời từ bản thân cái tưởng tượng - cái duy nhất sinh ra nó, hợp pháp hóa nó và xá định nó như một sản phẩm mỹ học đặc thù”, “Cái kì ảo tạo ra khả năng thường trực về suy luận, một sự thâm nhập của cái không có khả năng hoặc không thể nhìn thấy được trong lĩnh vực của những điều giải thích được” [2;28] Trong từ điển thuật ngữ văn học George Munteanu xác định: “Cái kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng hàng loạt nguyên nhân có thực’’ [2;28]. Trong văn học kì ảo Pháp, M.Schneider cũng đưa ra nhận xét: “ Cái kì ảo khai thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộc sống và hi vọng thay đổi” [2;18]. P.G.Castex cũng cho rằng: “ Cái kì ảo trong văn học là hình thức thuần túy (…) nó được tạo ra từ giấc mơ, từ sự mê tín, sợ hãi, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mội hiện tượng mang tính chất bệnh lý. Nó nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp điên cuồng’’ [2;20]. Trong cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, đã đưa ra định nghĩa từng các thuật ngữ kì ảo, quái dị, kinh dị… Có thể mỗi từ có một ý Trương Thanh Huyền 13 K34A - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 nghĩa riêng nhất định xong chúng đều nói lên một nội dung là: những điều không thực, gây ấn tượng mạnh. Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi đi vào mảnh đất của những cái kì ảo. Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận “Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac” cũng đưa ra nhận định dựa trên sự tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đã đưa ra kết luận rất xác đáng về khái niệm cái kì ảo :“Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… nó có mặt trong văn học dân gian văn học viết qua các thời đại nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [ 2;16]. Với định nghĩa trên đã giúp tôi lấy đó là cơ sở lí luận để khảo sát, phân tích yếu tố kì ảo được biểu hiện trong truyện cổ Andersen. 1.2.Truyện cổ Andersen 1.2.1. Andersen (1805-1875) – Thiên tài sáng tác truyện thần tiên Andersen tên thật là Hans Christian Andersen sinh năm 1805 mất năm 1875 là nhà viết truyện nổi tiếng của Đan Mạch. Các truyện của ông được phổ biến rộng rãi trong nền văn chương trên toàn thế giới bởi vì các tác phẩm này đã làm cho giới độc giả trẻ tuổi tin tưởng và say mê qua nhiều thế hệ. Andersen ra đời tại Odense, Đan Mạch là con trai của một thợ đóng giày nghèo khó, ông qua đời lúc cậu mới 11 tuổi. Vào thuở thiếu thời cậu bé này đã phải sống trong khu nhà tồi tàn, phải tranh đấu để vươn lên trong một xã hội có nhiều giai cấp gò bó. Sau khi theo học tại một ngôi trường dành cho các trẻ em nghèo, Andersen rời bỏ Odense vào tuổi 14 để theo nghề nghệ sĩ tại thủ đô Copenhagen. Mặc dù cố gắng kiếm ăn bằng các công việc như kịch sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, Andersen vẫn nằm trong cảnh túng thiếu. Tại Copenhagen, Andersen được ông Jonas Collin, một trong các giám đốc của Trương Thanh Huyền 14 K34A - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 rạp hát hoàng gia giúp đỡ và ông này trở thành người bạn thâm niên. Nhờ Jonas Collin, Andersen nhận được một học bổng để theo đại học Copenhaghen vào năm 1828. Năm sau, Andersen viết ra vở kịch đầu tiên, có tên là “Tình Yêu trong Tháp của Nhà Thờ Thánh Nicolai”. Andersen cũng viết các tiểu thuyết và các vở kịch nhưng các sáng tác này ít khi đươc đọc ngoài miền đất Scanđinavia. Cuốn tiểu thuyết danh tiếng nhất của ông là “Ứng Tác” (1835). Vào năm 1835, Hans Christian Andersen cho xuất bản tập truyện thần tiên đầu tiên và ông tiếp tục viết tới tập thứ 156 trước khi qua đời. Tập thứ nhất gồm các câu chuyện như “ Chiếc Hộp dễ cháy”, “ Claus nhỏ và Claus lớn”, “ Nàng Công Chúa và Hạt Đậu”, “ Các Bông Hoa của Bé Ida”… Các truyện của Andersen trở lên phổ biến vào đầu thập niên 1840. Các tác phẩm của Hans Christian Andersen đã mở ra một hướng mới về nội dung và thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong phương pháp kể chuyện. Các câu chuyện của ông hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn do tác giả đã đưa vào trong truyện các cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu biết tức thời của trẻ em, trong khi những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm nhìn của lớp thiếu niên. Andersen đã khéo léo phối hợp khả năng kể truyện tự nhiên và trí tưởng tượng dồi dào, đã dùng các đặc tính phổ thông trong tuyền thuyết dân gian để sáng tạo ra những câu chuyện liên quan tới nhiều nền văn hóa. Do là một nhà văn danh tiếng, Hans Christian Andersen đã quen với nhiều nhân vật trong hoàng gia Đan Mạch, thân với các nghệ sĩ lừng danh như nhà soạn nhạc Franz Liszt (1811- 1886), nhà thơ Heinrich Heine (1797-1856), các tiểu thuyết gia như Victor Hugo (1802-1885) và Charles Dickens (18121870). Andersen đã từng du lịch khắp châu Âu và viết ra nhiều cuốn sách có liên quan đến các kinh nghiệm của ông, trong số này đáng kể nhất là cuốn “Tạp Ghi của Nhà Thơ’’ và “Tại Thụy Điển’’. Một cuốn sách tự thuật khác của ông là cuốn “Truyện Thần Tiên của Đời Tôi”. Loại truyện trẻ em của ông Trương Thanh Huyền 15 K34A - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 bao gồm những truyện thần tiên, truyện dân gian thường hàm chứa các đức tính tốt, các sự việc cao đẹp, mô tả các đời sống đơn giản hơn thông thường, với các điều lành, điều dữ dễ dàng nhận dõ. Loại này cũng liên quan đến những con vật biết nói, với phần kết có những người tốt,người thiện được tán thưởng và các kẻ gian, kẻ xấu bị trừng phạt. Trong cốt truyện cũng kể tới các cuộc đi xa, các biến động, nhiều vấn đề rắc rối…nhưng cuối cùng đời sống tiếp tục tươi sáng và tương lai nhiều hứa hẹn. Có nhiều truyện trẻ em danh tiếng được nhiều người biết tới, chẳng hạn như truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô Bé Lọ Lem, Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng…Các nhà văn viết truyện trẻ em lừng danh như Charles Perrault người Pháp, anh em Grimm người Đức, đã tạo nên những câu rất phổ thông, gây ảnh hưởng tới nền văn chương của Phương Tây. Một bậc thầy hàng đầu của nhân loại về nghệ thuật viết truyện thần tiên hay truyện trẻ em là nhà văn Hans Christian Andersen. Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các truyền thuyết nhân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời.Qua đây ta có thể thấy được cuộc đời của ông cũng ảnh hưởng tới những sáng tác của ông sau này. 1.2.2. Sơ lược về truyện cổ Andersen Andresen là biểu trưng của nhân dân Đan Mạch, ông được nhân dân Đan Mạch yêu mến và tôn sùng. Đan Mạch tự gọi đất nước của mình là đất nước của Andersen. Ông được biết đến với những tác phẩm ở mọi thể loại như du kí, kịch, thơ, tiểu thuyết…nhưng nổi bật nhất là truyện. Truyện của ông dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết lịch sử, đời sống hàng ngày và cuộc đời của chính ông: “Truyện Andersen là một mảng thời thơ ấu của bất cứ người dân Đan Mạch nào. Thiên tài của ông khiến chúng cũng là người lớn. Những truyện đó không những là truyện truyền thống của trẻ em, mà còn chứa đựng nhiều yếu tố huyền thoại, truyền thuyết phản ánh qua một thế giới Trương Thanh Huyền 16 K34A - GDTH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét