Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 9 andehit xeton axit cacbonxylic sách giáo khoa hoá học 11 nâng cao

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 - Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng. - Nên tránh những câu hỏi “lừa gạt” học sinh. - Tránh để học sinh đoán đƣợc đáp án nhờ dữ kiện cho ở một đáp án khác. - Các câu hỏi nên có độ khó khoảng 50%. - Nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự của mức độ khó ở mỗi dạng bài. - Nên đặt câu hỏi cùng loại chung một chỗ. - Tránh để các đáp án đúng ở một vị trí cố định. - Nên soạn các “khóa” đáp án để chấm bài TNKQ trƣớc khi thi. - Mỗi câu hỏi phải đƣợc viết thế nào để chỉ có một đáp án đúng. - Với các đáp án ở dạng đoạn văn hoặc câu văn, nên có độ dài gần giống nhau, đáp án đúng nên tránh dài quá hoặc ngắn quá so với các đáp án không đúng. - Với câu hỏi tính toán mà đáp án là số thì nên soạn các đáp án nhiễu theo tƣ duy sai của học sinh. 1.2.2. Phân loại các câu hỏi TNKQ [5, 6, 8, 11] 1.2.2.1. TNKQ nhiều lựa chọn Khái niệm Câu TNKQ nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất. Mỗi câu hỏi loại này có một câu phát biểu gọi là câu dẫn và có nhiều đáp án để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một đáp án đúng nhất hay hợp lí nhất, còn lại đều là sai; những đáp án sai gọi là câu “mồi” hay câu “nhiễu”. Ví dụ: Đốt cháy andehit mạch hở thu đƣợc số mol CO2 bằng số mol H2O thì đó là andehit A. no, đơn chức. C. vòng no, đơn chức. B. no. D. không no, một nối đôi. Ƣu điểm Nguyễn Thị Oanh 11 K34B- SP Hóa Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn nhƣ: - Xác định mối tƣơng quan nhân quả. - Nhận biết các điều sai lầm. - Ghép các kết quả hay các điều quan sát đƣợc với nhau. - Định nghĩa các khái niệm. - Tìm nguyên nhân của một số sự kiện. - Nhận biết điểm tƣơng đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật hoặc hiện tƣợng. - Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện. - Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều sự vật hiện tƣợng. - Xét đoán vấn đề đang đƣợc tranh luận dƣới nhiều quan điểm. - Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phƣơng án lựa chọn tăng lên. - Tính giá trị tốt hơn: Với bài TNKQ có nhiều đáp án để lựa chọn, ngƣời ta có thể đo đƣợc các khả năng nhớ, áp dụng các công thức, nguyên lí, định luật,… - Thật sự khách quan khi chấm bài: Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ ngƣời chấm bài… Nhƣợc điểm Loại câu này khó soạn vì chỉ có một đáp án đúng nhất, còn những đáp án còn lại cũng phải có vẻ hợp lí (có độ nhiễu cao). Ngoài ra, phải soạn thế nào đó để đo đƣợc các mức trí năng cao hơn mức biết nhớ hiểu. - Những học sinh nào có óc sáng tạo, tƣ duy tốt, có thể tìm ra đáp án hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn. - Các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo đƣợc khả năng Nguyễn Thị Oanh 12 K34B- SP Hóa Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận. - Ngoài ra, còn có những nhƣợc điểm nhỏ nhƣ tốn kém giấy mực để in đề và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi. Một số lƣu ý khi soạn câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn - Phần chính hay phần dẫn của câu hỏi phải mang đầy đủ ý nghĩa và phần trả lời phải ngắn gọn. - Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết. Khi mục đích câu hỏi không phải là để TNKQ khả năng nhận xét sự việc chính trong một đoạn văn, chúng ta nên loại bỏ những từ không cần thiết để diễn tả ý nghĩa câu hỏi. - Phần chính hay phần dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Các đáp án để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu. - Nên có bốn phƣơng án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, nếu chỉ có 3 hay 2 phƣơng án thì yếu tố may rủi tăng lên. Nhƣng nếu có quá nhiều phƣơng án để chọn thì khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi. - Nên tránh 2 thể phủ định liên tiếp nhƣ 2 chữ “không” trong 1 câu hỏi. - Các đáp án nhiễu và đáp án đúng phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn nhƣ nhau. Nếu câu nhiễu sai hiển nhiên thì thí sinh sẽ loại dễ dàng. - Phải chắc chắn chỉ có một phƣơng án trả lời đúng, các phƣơng án còn lại thật sự nhiễu. - Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh luận xác định về nguồn gốc hay phải định rõ tiêu chuẩn để xét đoán. - Độ dài của các đáp án phải gần bằng nhau. - Không nên đặt nhƣng vấn đề không thể xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi. - Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết suy luận hay khả năng áp dụng các Nguyễn Thị Oanh 13 K34B- SP Hóa Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 nguyên lí vào trong những trƣờng hợp mới nên đƣợc trình bày dƣới hình thức mới. - Lƣu ý đến các điểm về văn phạm có thể học sinh nhận biết về đáp án. - Cẩn thận khi dùng hai đáp án trong hai phƣơng án cho sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau nếu một trong hai câu là đáp án đúng nhất. - Không nên dùng một đáp án cuối là “không câu nào trên đây là đúng” hoặc “tất cả các câu trên đây đều đúng” vì về phƣơng diện văn phạm thì đáp án này thƣờng không ăn khớp với câu hỏi. - Các đáp án đúng nhất phải đƣợc đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện trong các vị trí A, B, C, D gần bằng nhau. 1.2.2.2. TNKQ loại đúng - sai Khái niệm Đây là loại câu đƣợc trình bày dƣới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời bằng phƣơng pháp lựa chọn một trong hai phƣơng án “đúng” hoặc “sai”. Ví dụ: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống ở mỗi câu sau A. Axit cacboxylic có nhóm cacboxyl. (...Đ...). B. Axit cacbonic là axit cacboxylic. (...S...). C. Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. (...S...). D. Axit cacboxylic không no là axit chứa liên kết C=C hoặc C≡C. (...Đ...). Ƣu điểm Đây là loại câu hỏi đơn giản thƣờng dùng để TNKQ kiến thức về những sự kiện hoặc khái niệm, vì vậy viết loại câu này tƣơng đối dễ, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm. Nhƣợc điểm - Học sinh có thể đoán mò và đúng ngẫu nhiên tới 50% nên độ tin cậy Nguyễn Thị Oanh 14 K34B- SP Hóa Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 thấp. - Dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu. - Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay “sai” khi câu TNKQ viết chƣa kĩ càng. Một số lƣu ý khi soạn câu hỏi TNKQ đúng - sai - Nên dùng những từ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản, rõ ràng. - Mỗi câu hỏi loại đúng - sai chỉ nên mang một ý tƣởng chính yếu hơn là có hai hay nhiều ý tƣởng trong mỗi câu. - Tránh dùng những chữ “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ” vì các câu mang từ này thƣờng có khả năng “sai”. Ngƣợc lại những chữ nhƣ “thƣờng thƣờng”, “đôi khi”, “ít khi” lại thƣờng đi với những đáp án “đúng”. - Nếu có thể đƣợc, nên soạn các câu hỏi thế nào cho nội dung có nghĩa hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. - Những câu hỏi phải đúng văn phạm để học sinh nào cẩn thận không cho câu đó sai chỉ vì cách diễn đạt không chính xác. - Nên dùng những từ nhấn mạnh ý tƣởng. - Tránh dùng những câu ở thể phủ định, nhất là phủ định kép. - Khi nêu trong vấn đề một vấn đề khác đang đƣợc tranh luận phải nêu rõ ràng tác giả hay xuất xứ của ý kiến đã nêu. - Nên viết những câu để học sinh áp dụng những kiến thức đã học. - Mỗi câu hỏi phải có đầy đủ chi tiết để mang ý nghĩa xác định trọn vẹn. - Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ SGK, nên diễn đạt lại các điều đã học dƣới dạng những câu mới, biểu thị đƣợc mục tiêu cần khảo sát. - Nên dùng các từ định lƣợng hơn định tính để chỉ các số lƣợng. - Tránh để học sinh đoán đáp án đúng nhờ chiều dài câu hỏi, các câu đúng thƣờng dài hơn câu sai vì phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết. - Tránh khuynh hƣớng dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngƣợc Nguyễn Thị Oanh 15 K34B- SP Hóa Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 lại trong bài thi. - Tránh làm cho các câu hỏi trở nên sai chỉ vì một chi tiết nhỏ. 1.2.2.3. TNKQ loại ghép đôi Khái niệm Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm cách ghép các đoạn văn chƣa hoàn thành ở cột này với đoạn văn chƣa hoàn thành ở cột khác sao cho phù hợp cả về câu và nội dung. Ví dụ: Hãy ghép các tên andehit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho ở cột bên trái sao cho phù hợp 1, Mùi xả trong dầu gội đầu là của.... A. andehit xinamic 2, Mùi thơm đặc trƣng của kẹo bạc hà là của... B. xitral 3, Mùi thơm đặc biệt của bánh quy là của.... C. meton 4, Mùi thơm của quế là của.... D. vanilin ( Đáp án: 1 – B; 2 – C; 3 - D; 4 - A ) Ƣu điểm - Câu hỏi loại ghép đôi dễ viết, dễ dùng. - TNKQ loại ghép đôi rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ: ai, ở đâu, khi nào, cái gì…có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một số từ kê trong cột thứ nhất với ý nghĩa kê trong cột thứ hai. - So với loại câu có nhiều lựa chọn câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị tốt trƣớc kì thi vì yếu tố đoán mò giảm đi nhiều, nhất là khi phải ghép những cột có ít nhất 8 đến 10 phần tử với nhau. Nếu số phần tử ở cột trả lời khác nhau yếu tố may rủi càng giảm đi nhiều. - Dùng loại câu hỏi này có thể đo các mức trí năng khác nhau. Nhƣợc điểm - Loại câu TNKQ ghép đôi không thích hợp cho việc đánh giá các khả Nguyễn Thị Oanh 16 K34B- SP Hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét