Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án

Nguyễn Án là người thông minh, hiếu học, kiến thức rộng hiểu biết nhiều hay đi lại đây đó, từng trải nhiều và là người chứng kiến nhiều đổi thay của đất nước. Lớn lên trong thời ly loạn, việc học hành, thi cử lỡ dở. Ông đã sống gần như ẩn dật ở đất Thăng Long, trú ngụ trên mảnh đất của người khác và kiếm sống vất vả bằng nghề dạy học, làm thuốc, tìm niềm an ủi ở thiên nhiên và những người bạn văn chương. Rồi triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn lên ngôi. Năm Gia Long thứ tư (1805) lúc đã 35 tuổi, do được tiến cử, ông được bổ làm chức tri huyện Phù Dung (nay là Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), nhưng chỉ được một năm lấy cớ có việc riêng ông từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Năm Gia Long thứ 6, nhà Nguyễn mở khoa thi Hương đầu tiên tại Kinh Bắc, Nguyễn Án thi đỗ Hương Cống (cử nhân ). Năm Gia Long thứ 7 (1808) ông được bổ làm tri huyện Tiên Minh, tỉnh Kiến An (nay là huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng) Năm Ất Hợi (1815) ông mất sớm tại nhiệm sở lúc vừa tròn 45 tuổi. Về sáng tác văn ông có hai tác phẩm: Phong lâm minh lãi thi tập và Tang thương ngẫu lục (Tình cờ ghi chép trong thời bể dâu – ký) viết chung với Phạm Đình Hổ. Thơ chữ Hán của Nguyễn Án không có gì đặc sắc, nhưng tập ký viết chung với Tùng Niên Phạm Đình Hổ gồm những thiên ký sự chân thực sinh động. Bằng tâm huyết văn chương của mình, Tang thương ngẫu lục là tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Án, làm rạng danh dòng tộc. 1.2.2. Dịch giả Trúc Khê (Ngô văn Triện) Tang thương ngẫu lục là tác phẩm chữ Hán được Trúc Khê Ngô Văn Triện soạn dịch. Ông sinh năm 1901, mất năm 1947. Các bút danh khác là Cẩm Khê, Kim Phượng, Đỗ Giang, Khâm Trai, Ngô Sơn, Hạo Nhiên Đình. Ông là nhà văn ,nhà báo, nhà cách mạng Việt Nam. Quê ông ở làng Thi Cấm, 15 xã Phương Canh, phủ Hoài Đức (nay là xã Xuân Phương, Huyện Từ Liêm, Hà Nội). Năm lên 6 tuổi ông học chữ Hán với một ông đồ. Năm 11 tuổi ông học chữ quốc ngữ ở trường Pháp – Việt và tự học thêm tiếng Pháp. Đến năm 14 tuổi (1915) triều đình Huế bỏ khoa thi chữ Hán ông tiếp tục tự học. Năm 16, 17 tuổi ông làm thợ đan tăng đen rồi sang làm thợ đóng sách ở nhà in thực nghiệp Hà Nội. Năm 19 tuổi, bài viết đầu tay của ông: “Cải lương hương tục”, được đăng trên tờ Trung Bắc tân văn 1920. Khoảng năm 1927, ông dự định tìm người đồng chí hướng, thành lập đảng Tân Dân chủ trương đánh đuổi Thực dân Pháp. Nhưng rồi ông gặp Phạm Tuấn Tài với nhóm Nam Đồng thư xã, rồi sau nữa khi Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập ông theo đảng phái này. Ông hoạt động chính trị cho đến năm 1929, thì bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), nhận án 2 năm tù treo và 5 năm quản thúc. Ra tù, ông theo hẳn nghề báo. Điểm lại trước sau ông đã viết cho các tờ: Thực nghiệp dân báo (1929 – 1928), Tạp chí văn học (1932 – 1933). Từ 1935 ông chuyên viết cho Tiểu thuyết thứ 7, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn. Từ 1941, ông còn viết cho Tri Tân, Nước Nam, Đông Tây, Ích hữu, Dân báo, Khuyến học, Quốc gia, Truyền bá, Thương mại, Đông phương nhật báo… Mặt khác, năm 1937 – 1945, ông đã trước tác, dịch thuật khoảng 60 cuốn sách. Ngoài ra, ông còn tham gia sáng lập hội văn hóa Trúc Khê thư cục (1933). Năm 1941 – 1945 ông tham gia phong trào truyền bá chữ quốc ngữ tại Hà Nội. 16 Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình lên ở tại trại Ro, xã Nghĩa Hưng, Huyện Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ở đây ông được giao liên đưa lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng chưa kịp tham gia thì lâm bệnh nặng rồi mất. Năm 2005, UBND Thành phố Hà Nội đặt tên phố Trúc Khê cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, nối phố Nguyễn Chí Thanh với Vũ Ngọc Phan. Tác phẩm chính: Tiểu thuyết: Trăm lạng vàng, Nét ngọc, Đò chiều. Truyện ký danh nhân: Mai Thúc Loan, Cao Bá Quát (Nxb Tân Dân – Hà Nội, 1940), Nguyễn Trãi (Nxb Tân Dân – Hà Nội, 1940), Trần Thủ Độ, Chu Mạnh Trinh, Bùi Huy Bích. Biên khảo: Thánh Grandhi với cuộc vận động độc lập ở Ấn Độ, Hùng Vương diễn nghĩa, Tình sử Việt Nam. Tạp văn: Hồn quê I, II. Dịch thuật: Đồng mệnh điểu, Ngọc lê hồn, Hán Sở tranh hùng, Tôn Ngô binh pháp, Ẩm băng văn tập, Tình sử, Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục… Truyện thiếu nhi: Lê Như Hổ, Lên trời. Nhắc tới Trúc Khê, Lữ Huy Nguyên có lần đã bộc bạch như sau: “Tôi vẫn cứ muốn tin rằng nhà văn hóa Trúc Khê vẫn luôn hiện diện giữa chúng ta, chân đi giày Gia Định, áo the khăn xếp, bộ quân phục mà ông vẫn mặc những ngày làm báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, con đường phong nhã, Lịch thiệp nghiêm túc, Đạo đức ấy không nghiệm thứ gì…” (Trích Nhớ Trúc Khê). Trong lời bạt in trong tập thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch, Lữ Huy Nguyên cũng đã viết: “Ông là người ưa thích hoạt động xã hội, tinh thần tự 17 học rất cao và liên tục. Hồi còn đi học, ông học cả trong lúc ăn, xay lúa, giã gạo, đi đâu ông cũng mang sách theo. Ông là người có tinh thần dân tộc ngay cả trong sáng tác suy nghĩ cũng như trong sinh hoạt ứng xử, một người giàu lòng hiếu khách, yêu thiên nhiên hoa cỏ” (Trích Nhớ Trúc Khê). Nhận xét về tác phẩm của Trúc Khê trong bộ sách Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan xếp Trúc Khê vào những nhà chuyên viết ký sự và truyện ký [17,tr.552]. Nhà nghiên cứu Văn Tâm trong Từ điển văn học (bộ mới) có lời khái quát nhận xét như sau: “Trúc Khê dịch thơ chưa thật đặc sắc, nhưng cố gắng bám sát nguyên tác, biên khảo với tính chất cấp tiến… một bộ phận đáng chú ý trong sự nghiệp của ông là những ký sự danh nhân. Tất nhiên không tránh khỏi hạn chế về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, nhưng có quan điểm tiến bộ vốn Hán học sâu sắc và bút pháp cũng khá nhuần nhị, ông truyền đạt tư liệu lịch sử có hệ thống, viết được một số trang khá hấp dẫn với lời bình khá đúng mực” [6, tr.1828]. Vốn có lòng yêu nước nên ông đã viết một số tác phẩm theo thể loại này cốt để nâng cao tinh thần dân tộc như chính ông có lần bộc lộ: “Tiểu thuyết lịch sử … phải làm sao cho người đọc sinh lòng nhớ bến nước cũ, có mối cảm tình sâu sắc với chủng tộc, giang sơn” [6, tr.1828]. 1.2.3. Tác phẩm Tang thương ngẫu lục Trong lời tựa I ở đầu tác phẩm Phùng Dực Bằng Sô có ghi như sau: “Từ Lý, Trần, Lê, Trịnh tới nay trên dưới mấy trăm năm, có những điều quốc sử chưa ghi, dã sử chưa ghi chép, hai ông đều thu cả vào cõi mắt tang thương mà quên đi. Thì phỏng những chuyện ấy được mấy lâu mà mai một đi mất. May mà lấy ngòi bút tang thương mà ghi chép, nên nó còn là cánh bè chở bến mê, ngọn đèn soi nhà tối, đặt tên Tang thương ngẫu lục ý nghĩa có thể nhận biết được vậy” [1,tr.13]. 18 Đúng vậy, điều cần nói ngay là: Viết Tang thương ngẫu lục với tâm trạng của một kẻ hoài Lê, ghét Trịnh và chấp nhận triều Nguyễn các tác giả còn có nhiều ẩn ý. Khởi nghĩa Tây Sơn làm kinh thiên động địa nhưng thời đại ấy tồn tại quá ngắn, chưa đủ hoặc chưa thể để làm cho các tri thức như các ông tin theo. Nay ta đọc Tang thương ngẫu lục phần viết về triều đại Nguyễn Huệ không có bao nhiêu. Chủ yếu là các truyện ghi lại cảm quan trước thiên nhiên như Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi núi Phật Tích, Đền Trấn Vũ, Tháp Báo Thiên… xem truyện đủ biết là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án hòa vào thiên nhiên, tôn giáo để quên đi cuộc đời. Cũng như Nguyễn Du viết: Một phen thay đổi sơn hà, Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?. Thì không phải chuyện văn thơ bình thường mà biểu hiện tâm trạng hoảng hốt, bơ vơ thật của mình và của cả một lớp người khác phía trước chiến thắng vang dội của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thái độ của nhà thơ giàu tình cảm rất phức tạp, nhiều hướng, ở đây không bàn đến. Duy chỉ có cái mà Nguyễn Du nói trên cũng là cảm thán mà Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ chiêm nghiệm, tuy ứng xử khác nhau, nhưng bên trong máu thịt họ lúc nào cũng chung một niềm hối tiếc. Với Tang thương ngẫu lục ta thấy được tâm huyết của các tác giả, xuất phát từ ý thức ngợi ca, tôn vinh văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đất nước “ngàn năm văn hiến”. Hiện thực đương thời đang trong giai đoạn suy sụp của xã hội phong kiến, suy thoái các giá trị đạo đức văn hóa, triều đại mất hết kỷ cương, luân thường đạo lý bị đảo ngược, phủ chúa thành nơi làm hề với đủ mặt chân dung…không thể nào gột sạch được trong tâm trí của họ. “Một phen thay đổi sơn hà”. Cái cũ cần phải đổi nhưng cái mới sẽ ra sao? Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết Tang thương ngẫu lục là ghi lại bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đầy náo 19 loạn, rối ren, phức tạp. Điển hình của nó là cuộc sống xa hoa, vương giả trong phủ chúa. Bên cạnh đó, trong Tang thương ngẫu lục cũng ghi lại những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử, những sự tích hoang đường kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian. Sách của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (Tang thương ngẫu lục) không phân loại, thể hiện một phong thái tự do, không gò bó đọc thấy thú vị, mặc dù về nội dung cũng chừng ấy phạm vi, nó đánh dấu quá trình chuyển hóa từ sử sang văn, dần dần vứt bỏ sự phân loại về chuyện người, chuyện lạ, mồ mả, phong tục, học hành. Tang thương ngẫu lục gồm 90 thiên và thơ đề sau tập truyện được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết bằng chữ Hán. Gọi là “ngẫu lục” cả hai cùng viết nhưng ai viết thiên nào ghi tên vào thiên ấy. Ban đầu tác phẩm chỉ bản viết tay trong một thời gian gần trăm năm. Đến năm Bính Thân (1896) niên hiệu Thành Thái thứ 8, tiến sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm đang là tổng đốc Hải Dương, quyên tiền khắc ván từ đó mới có bản in Tang thương ngẫu lục được in bản tiếng Việt do Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (Nxb Tân Dân, 1943). Đây là tác phẩm viết về một xã hội đang phơi bày những mặt xấu xa đến tột cùng của nó. Yếu tố bi hài của xã hội hằn sâu vào tác phẩm. Chuyện cũ, mới, thật giả, hay dở lan tràn khắp nước trong dân gian mà tập trung nhiều nhất vẫn là nơi kinh thành, góc chợ, chốn nha lại, đường phủ. Những điều mà Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép vào sách chỉ là trong muôn sự thật, và cũng là “ngẫu nhiên”. Ngẫu nhiên mà lắm chuyện tang thương. Nên sự tang thương càng thêm đau đớn, khó nguôi. Hai bạn văn Phạm – Nguyễn lựa chọn thể ký nhằm tô đậm chủ đề dâu bể (vốn là một chủ đề được nhiều văn nhân thời đó góp bút). Bởi vì ký là thể loại phong phú, đa dạng: “Một người có thể viết nhiều loại ký khác nhau: ký phong cảnh, ký du ngoạn, ký 20

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét