Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 phẩm, bên cạnh đó là một số quan điểm non tay về kết cấu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định việc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công của tác phẩm. Tuy nhiên các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà chưa dành sự quan tâm thỏa đáng cho sự tìm hiểu về hiện thực cuộc sống nông thôn cũng như ảnh hưởng của nó đến chiều sâu tâm lí nhân vật trong cuốn tiểu thuyết. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu. 3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường nhằm mục đích sau: Khẳng định Nguyễn Khắc Trường với tư cách là một tác giả tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới, nhất là từ những năm đầu thập niên 90 và những đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết Việt Nam thời kì này. Cảm thụ toàn diện hơn về hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong phương thức nghệ thuật thể hiện hình ảnh nông thôn của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma so với những cuốn tiểu thuyết cùng thời cũng như trước đó. 3.2. Ý nghĩa nghiên cứu Triển khai đề tài này chúng tôi hướng tới những ý nghĩa sau: Giúp người viết có kinh nghiệm, phương pháp, có thói quen nghiên cứu khoa học; tiếp cận khám phá giá trị tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng cũng như các tác phẩm văn chương nói chung dưới góc độ một phương diện nghệ thuật. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là những hành trang thiết thực, bổ ích trong bước đường nghề nghiệp tương lai của tác giả khóa luận. 6 Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đặt vấn đề tìm hiểu: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường, khóa luận sẽ khảo sát toàn bộ cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và trong một chừng mực nhất định sẽ có sự so sánh đối chiếu với tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn của một số nhà văn cùng thời. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Người viết đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, trên phương diện “nông thôn Việt Nam”. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở về đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên chúng tôi sẽ kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh văn học - Phương pháp hệ thống 6. Đóng góp của khóa luận Về mặt lí luận, với khóa luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về phương thức thể hiện hình ảnh nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Về mặt thực tiễn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đóng góp mới của Nguyễn Khắc Trường về nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn Khắc Trường trong văn học thời kì đổi mới, đồng thời sẽ giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này. 7. Bố cục của khóa luận 7 Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai thành 3 chương như sau: Chương 1: Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau 1986 - Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma Chương 2: Hiện thực nông thôn và thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện hình ảnh nông thôn qua Mảnh đất lắm người nhiều ma 8 Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN SAU 1986 - NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA Luồng sinh khí thông thoáng của thời kì đổi mới đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển và sáng tạo của văn học nghệ thuật. Yêu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết trong thời đại mới là nhu cầu có tính cấp thiết và tất yếu. Vậy đổi mới tư duy tiểu thuyết là đổi mới gì? Khi xã hội bước sang một thời đại mới, với những thay đổi toàn diện về cả chính sách và quan niệm, thì văn chương cần có một cách viết mới, hướng tới một đối tượng rộng hơn so với trước. “Văn học là nhân học”, đối tượng muôn đời của văn học là con người, nhưng tư duy của con người hiện đại đã thay đổi. Vậy nhà văn cũng phải đổi mới tư duy cho phù hợp, làm sao để thấu hiểu sâu sắc và tái hiện sinh động, chân thực con người hiện thực trong bối cảnh xã hội mới. Hoàng Quốc Hải trong bài Lại bàn về đổi mới tư duy (Bài viết tham dự Hội thảo về Đổi mới tư duy tiểu thuyết - họp ngày 07/11/2002 tại Đại Lải) cho rằng: Đổi mới tư duy tiểu thuyết trước hết là “đổi mới nhận thức của nhà văn trước những biến thái xã hội của thế giới...”, nghĩa là “Nhà văn cứ viết, viết không phụ thuộc vào hình thức biểu hiện, không phụ thuộc vào sự cho phép hay không cho phép của bất cứ ai...”. Đó là quan niệm hướng tới phản ánh sự thật theo chính sách đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù đổi mới bằng cách nào, thì văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng vẫn phải đạt tới chuẩn mực về sự hấp dẫn, nhân văn và nhân đạo. Hòa chung vào đời sống văn nghệ ấy, tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1986 cũng có những biến chuyển rõ rệt. 9 Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986 Nông thôn và nông dân là một đề tài lớn, phức tạp và hấp dẫn, được nhiều những thế hệ nhà văn quan tâm khai thác. Nhà văn Nguyễn Khải từng viết: “Hãy lật lưng áo của bất cứ một ông tiến sĩ nào, ta đều thấy dấu vết của những ngày chăn trâu cắt cỏ”. Cho đến bây giờ, nông dân ở nước ta vẫn chiếm 80% dân số. Cái gốc của người Việt Nam vẫn là nông dân. Do đó, sinh hoạt, cách ứng xử của người dân ít nhiều bị ảnh hưởng của nền kinh tế và tư duy nông nghiệp. Đặc điểm này in đậm trong sáng tác văn học ở các thời kì; góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn đàn thời kì đổi mới là hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn. Ngay trong Văn học 1930 - 1945, đề tài nông thôn đã được các nhà văn chú ý nhiều. Song ở các tiểu thuyết lãng mạn giai đoạn này, hình ảnh nông thôn được nhìn nhận một cách phiến diện, thi vị hóa. Các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… thường chỉ tập trung vào những gia đình thuộc tầng lớp trên ở nông thôn (Con đường sáng, Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân…). Hình ảnh nông thôn mà các tác giả này miêu tả chưa phải là chủ đích của bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Đó chỉ là những quan điểm cải lương, chưa được truy tìm tới nguyên nhân của sự kiện, hoàn cảnh. Cuộc sống nghèo khổ, nheo nhóc, cơ cực của người nông dân cũng chỉ là do mê tín, do thói quen, tập tục hủ lậu… chứ không được nhìn nhận như là hậu quả của sự chèn ép, áp bức của giai cấp thống trị trong xã hội. Đến Văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã xuất hiện và được khai thác có chiều sâu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)… Hình tượng chị Dậu, anh Pha là điển hình xuất sắc của văn học viết về người nông dân bần cùng bởi sưu cao, thuế nặng, chịu ách áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn địa chủ, cường hào. Nông thôn Việt Nam hiện lên với bao hủ tục nhiêu khê, hà khắc cùng bầu không khí oi nồng, ngột ngạt 10 Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 vây bủa, dồn đẩy người nông dân tới chân tường của sự sống. Từ sau Cách mạng tháng 8 - 1945, diện mạo nông thôn thay đổi và tiếp tục được phản ánh trong văn học. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, tiểu thuyết viết về đề tài này khá nhiều, thành công hơn cả là Con trâu của Nguyễn Văn Bổng. Tác phẩm phản ánh vấn đề xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Tiểu thuyết Xung đột (Nguyễn Khải) là sự mở đầu cho các sáng tác viết về nông thôn thời kì hòa bình ở miền Bắc. Đến 1961, với hai tiểu thuyết Cái sân gạch và Vụ mùa chiêm của Đào Vũ, một nông thôn mới trong hoàn cảnh mới, con người phải tự đấu tranh để điều chỉnh lại mình cho phù hợp với sự vận động và sự phát triển của xã hội đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiểu thuyết viết về nông thôn trong chiến tranh chống Mĩ 1964 - 1975 mang âm hưởng sử thi anh hùng ca. Tác phẩm tiêu biểu: Bão biển, Đất mặn (Chu Văn) thu hút độc giả nhiều hơn cả; ngoài ra còn có Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên), Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải), Vợ chồng ông lão chăn vịt (Vũ Thị Thường)… Ở giai đoạn này hầu hết các tác phẩm tập trung phản ánh vấn đề xây dựng nông thôn mới ở miền Bắc, hợp tác hóa, xây dựng nền kinh tế mới khẳng định sự thắng lợi của phương thức sản xuất tập thể; ca ngợi cuộc sống mới ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sau năm 1975, đất nước thoát khỏi chiến tranh, cùng với thành thị, nông thôn đang từng ngày thay da đổi thịt. Văn xuôi viết về nông thôn đã có sự chuyển mình. Các tác phẩm là lời tuyên cáo đối với cung cách làm ăn và quản lí nông thôn kiểu cũ, đồng thời đề cập đến lối làm ăn và quản lí nông thôn kiểu mới. Từ sau năm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, không khí dân chủ của xã hội đã khơi thông tư tưởng cho con người. Đây là thời kì đất nước 11 Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét