Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong lĩnh nam chích quái

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hoàn cảnh ra đời của Lĩnh Nam chích quái Xã hội thế kỉ XIV - XV có nhiều biến động sâu sắc. Đất nước mở ra kỷ nguyên mới. Sau khi đánh đuổi được giặc nước, nhân dân có điều kiện phát huy những khả năng của mình. Các triều đại phong kiến đã dùng chính sách "khoan dân", "thân dân" để củng cố sự phát triển của đất nước. Nằm trong thời kỳ phục hưng của dân tộc đất nước ta đã có những bước tiến ban đầu. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, giao thông được mở mang. Nhìn chung nước Việt đang trên đà phát triển và đã có được nhiều thành tựu khác nhau. Giai đoạn này dân tộc ta đã bước vào thời kỳ phục hưng văn hoá dân tộc lần thứ nhất. Văn hoá nước Đại Việt được các triều đại phong kiến cùng thời hết mực quan tâm. Họ mong muốn xây dựng được một nền văn hoá riêng biệt. Thời Lý và Trần nhà nước đã cố gắng dung hoà văn hoá dân gian với hệ tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Phục Hưng văn hoá giúp cho nhân dân ta khẳng định được độc lập và vượt qua được cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Văn hoá không chỉ giúp người dân Việt hiểu rõ về nguồn cội và còn giúp các triều đại phong kiến củng cố vương quyền của mình. Thế kỉ XIV - XV đã thể hiện một cách rõ nét khát vọng độc lập dân tộc. Các triều đại phong kiến đặc biệt chú ý tới dã tâm cướp nước của giặc phương Bắc. Vì vậy họ đã dùng thành tựu văn hoá văn nghệ dân gian nêu cao những cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, hay những truyền thuyết về một số vị thần đã tăng thêm niềm tự hào dân tộc. Qua đó góp phần khẳng định 10 quốc gia ta trường tồn theo thời gian, không một thế lực nào đô hộ được trên phương diện chính trị cũng như tinh thần. Ý thức về dân tộc nên các triều đại phong kiến nước ta mong muốn sưu tầm lại văn hoá, văn nghệ dân gian. Xuất phát từ những điều kiện chủ quan đã tác động tới chủ thể văn hoá Việt nam trên tất cả các phương diện vật chất và tinh thần. Truyện đi từ nguồn gốc giống nòi và quốc gia tới công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó còn đề cập tới tất cả những con người cũng như thần linh trong quá trình bảo vệ quốc gia. Tất cả những yếu tố đó đã chi phối chủ thể văn hoá. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các tác giả sưu tầm, biên soạn văn học dân gian. Không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá những nhà chấp bút đã khẳng định được độc lập dân tộc. 1.2. Tác giả Vũ Quỳnh và Kiều Phú 1.2.1. Tác giả Vũ Quỳnh Vũ Quỳnh tự Thủ Phác, hiệu Đốc Trai, lại có hiệu khác là Yến Xương, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương, sinh năm 1453, đậu tiến sĩ năm 26 tuổi (niên hiệu Hồng Đức thứ 9, 1478) làm quan đến Lễ bộ Thượng thư, khi về trí sĩ trên đường trở lại quê nhà, bị cướp giết chết (1516). Vũ Quỳnh có soạn nhiều tác phẩm: Bộ sử Việt giám thông khảo, tập thơ Tố Cầm, tập truyện Lĩnh Nam chích quái và sách Đại thành toán pháp. 1.2.2. Tác giả Kiều Phú Kiều Phú hiệu là Hiếu Lễ, người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450, đậu tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6 (1475). Không rõ ông làm quan đến chức gì. 11 Trong sách Đăng khoa lục bị khảo, phần Sơn Tây, An Sơn viết về ông, có đoạn sau: "... lại cùng Vũ Quỳnh người Đường An, soạn Lĩnh Nam chích quái". Do đó, có thể nói ông và Vũ Quỳnh là hai nhà biên soạn sách Lĩnh Nam chích quái. Cũng như Nguyễn Văn Chất và Ngô Sĩ Liên, hai soạn giả Vũ Quỳnh, Kiều Phú đều là bậc đại khoa (cả bốn người đều đỗ tiến sĩ). Việc những người học rộng đỗ cao, những nhà nho có danh vọng mà chú ý đến kho tàng văn hoá, văn học dân gian đã phản ánh tinh thần dân tộc của các trí thức thời Lê. Vũ Quỳnh và Kiều Phú vẫn còn giữ quan niệm chép truyện như chép sử nhưng trong việc làm thì lại có khác những người đi trước ở chỗ coi trọng những chi tiết mang ý nghĩa văn học. 1.3. Tác phẩm Lĩnh Nam chích quái Lĩnh Nam chích quái được cho rằng do Trần Thế Pháp viết. Sau đó được nhiều người biên soạn lại như: nhà nho họ Đoàn ở đời nhà Mạc, Vũ Khâm Lân, Vũ Đình Quyền... Nhưng bản Lĩnh Nam chích quái truyền đến ngày nay là của Vũ Quỳnh và Kiều Phú. Chúng tôi muốn trình bày đôi điều về "hành trình" của các phẩm Lĩnh Nam chích quái qua những văn bản khác nhau. 1.3.1. Tác phẩm của Trần Thế Pháp Lĩnh Nam chích quái, hay Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIV của Trần Thế Pháp, gồm 22 truyện. Những truyện trong đó phần lớn có tính chất truyền thuyết. Những câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái được coi là những tia sáng soi chiếu văn hoá của dân tộc ta thuở xa xưa. Truyện kể về nguồn gốc quốc gia, dân tộc Việt, quá trình chinh phục tự nhiên mở mang đất đai; 12 chuyện xây dựng nền văn minh vật chất như đắp Loa thành, chế nỏ... Hay những phong tục tập quán, cưới xin bằng trầu cau, làm bánh chưng bánh dày ngày Tết, dưa hấu mùa hè, thiết lập quan hệ với nước ngoài... 1.3.2. Tác phẩm của Vũ Quỳnh, Kiều Phú Vũ Quỳnh, Kiều Phú là một trong những nhà nho có công trong việc soạn lại tác phẩm Lĩnh Nam chích quái. Vũ Quỳnh đã bảo lưu bản thảo của Trần Thế Pháp vào năm 1492, hoặc cải biên vài ba chi tiết trong tác phẩm sao cho phù hợp với quan điểm của mình như Kiều Phú vào năm 1493. Theo Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí quyển 45) thì nguyên bản của Vũ Quỳnh - Kiều Phú gồm 22 truyện, tập hợp trong hai quyển, còn một quyển thứ ba thêm vào sau gồm 19 truyện. Căn cứ vào bài hậu tự của Vũ Quỳnh và bài hậu tự của Kiều Phú thì con số 22 có lẽ gần đúng. Bên cạnh đó theo như Phan Huy Chú viết tổng hợp các truyện của Vũ Quỳnh và Kiều Phú viết gồm 23 truyện. Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại mang ý nghĩa nêu bật cội nguồn dân tộc, anh hùng dân tộc, linh khí núi sông, các phong tục độc đáo của quốc gia. Bên cạnh đó còn tỏ rõ ý thức về dân tộc, về dòng giống. Ngoài ra có truyện thái sinh, truyện hiếu sắc... Tình tiết các truyện đã phức tạp hơn. Các mô típ của truyện theo dân gian làm tăng sức hấp dẫn cho người đọc. 13 Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 2.1. Đề tài về nguồn gốc giống nòi và đất nước Việt Trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời đã có ý thức về nguồn gốc giống nòi và đất nước của mình. Đọc Lĩnh Nam chích quái, chúng ta tìm về với cội nguồn dân tộc sâu xa đó. Những truyện Hồng Bàng thị, Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những tư liệu quý giá sáng lên nhiều vấn đề văn hoá nguồn cội buổi bình minh. Lĩnh Nam chích quái đã giúp người Việt lý giải giống nòi của mình. Dân tộc nào cũng có nguồn cội ví như "trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua nhà Thương, thì ắt Truyện Hồng Bàng thị không thể mất được". Việc lý giải giống nòi đã có mặt trong truyện đó. Theo dòng thời gian, chúng ta trở lại với cội nguồn người Việt. Bằng cách tiếp cận văn bản, chúng ta thấy rằng, Truyện Hồng Bàng thị là câu chuyện thần thoại về thuỷ tổ người Việt. Ở đó Lạc Long Quân là một nhánh trong gia hệ của Viêm Đế - Thần Nông tách ra. Long Quân nòi rồng kết duyên cùng Âu Cơ giống tiên tạo nên một trăm người con trai. Vì Long Quân và Âu Cơ khác loài do đó một trăm người con trai của họ sinh ra cũng rất khác thường. Âu Cơ sinh ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một trăm con trai. Mang trong mình dòng máu Rồng Tiên nên một trăm người con đó "không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kì dị". Nòi Rồng và giống Tiên "tuy khí âm dương hợp" song thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được". Với kết luận như vậy đã dân tới cuộc chia li giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh em với nhau. Nhưng, chính nhờ sự phân chia nuôi dưỡng các con mà dân tộc Việt 14 được hình thành. Năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống Thuỷ Phủ, năm mươi người theo Âu Cơ "về ở trên đất, chia nước mà trị". Cuộc hành trình của Âu Cơ và năm mươi người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương. Nhắc tới vua Hùng trong tâm thức người Việt đó là người có công xây dựng cõi Việt ta. Phải nói rằng, dân tộc ta có nguồn gốc từ nòi Rồng và giống Tiên. Sự kết hợp giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sinh ra dân tộc Việt. Trong dòng máu người Việt đang chảy đều cơ sự hoà quyện giữa Rồng và Tiên. Chả trách, trong ý thức người con đất Việt họ đều coi mình là con của cha Rồng và mẹ Tiên. Nguồn gốc về giống nòi đã đẩy ý thức của người Việt Nam lên cao. Tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam này đều là anh em. Chúng ta cùng một mẹ một cha, cùng sinh ra từ một bào thai của mẹ Âu Cơ. Hai chữ "đồng bào" đã nói lên điều thiêng liêng ấy. Cõi Việt, đất nước của những người con Rồng Tiên đã dày công khai phá. Là con một nhà, mỗi người con Việt luôn đứng bên nhau trong mỗi hoàn cảnh nguy khốn cũng như chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước. Khái niệm đất nước được lý giải giản dị qua câu chuyện mẹ Âu Cơ và người cha Lạc Long Quân chia con đi làm ăn, sinh tụ ở hai không gian của người Việt cổ: vùng núi non (đất) và vùng sông biển (nước). Vậy là, những nơi ấy trở thành quê hương xử sở, là nơi sinh tụ làm ăn, cư trú của cha ông ta thuở trước. Họ đã ra đi ở buổi hồng hoang để con cháu sau này tiếp bước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa khái niệm về đất nước theo huyền thoại của dân gian: Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở. Từ cuộc khai mở của cha ông, một đất nước được hình thành. Sau này hai cõi không gian đất và nước trở thành biểu tượng gắn kết không rời. 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét