Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Khúa lun tt nghip Trng HSP H Ni 2 trường. Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh (thành phố) nơi học sinh ở. Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp. Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường. Học sinh còn biết được sự đa dạng, phong phú của thực vật và động vật; chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người. Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất; hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày đêm, năm tháng, các mùa[2]. Về kĩ năng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 giúp các em có kĩ năng biết tự chăm sóc bản thân, phòng chống một số bệnh tật và tai nạn; biết giữ vệ sinh ở nhà, trường học, giữ an toàn ở nhà, ở trường và khi đi trên đường; biết quan sát nhận xét, nêu thắc mắc của mình về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội. Về thái độ và hành vi, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 giáo dục học sinh có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương[2]. Với mục tiêu giáo dục như trên, ta nhận thấy môn Tự nhiên và Xã hội, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dung gắn liền với tự nhiên và xã hội. Có thể hiểu các em được học môn Tự nhiên và Xã hội chính là được học về tự nhiên, học về cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh các em. Những bài học trên lớp sẽ hình thành chủ yếu cho học sinh kiến thức về tự nhiên (sự đa dạng của tự nhiên), về cuộc sống xung quanh các em, về cách giữ gìn và bảo vệ môi trường, còn hoạt động ngoại khoá sẽ đưa các em tiếp cận chính cuộc sống tự nhiên đó. ở đó, các em được vui chơi, được tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ. Điều đó không chỉ Trn Th Hi Yn 11 Lp K34B - GDTH Khúa lun tt nghip Trng HSP H Ni 2 giúp củng cố, mở rộng kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống, mà còn giúp hình thành ở học sinh tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên, biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp và hơn thế nữa, nó giúp hình thành ở các em những kĩ năng và hành vi bảo vệ tự nhiên hay chính là bảo vệ cuộc sống của chính các em - một mục tiêu mà những buổi học trên lớp không thể đạt được. Như vậy, để đạt được mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3, việc dạy học bằng việc tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau, trong đó việc dạy học bằng hình thức dạy học ngoài trời là hết sức hiệu quả và thực sự cần thiết nhằm phát huy được hết những ưu điểm của nội dung chương trình và đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 1.2.2. Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Về nội dung, môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội; về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất. Nội dung này rất phù hợp cho việc xây dựng và tổ chức các tiết học ngoài trời để các em có thể học giữa thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và hoà nhập cùng thiên nhiên nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất. Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được chia thành 3 nội dung tương đương với 3 chủ đề đó là: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. * ở mảng kiến thức Con người và sức khoẻ, học sinh được học các nội dung cơ bản là tìm hiểu về các cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh... cách vệ sinh phòng trừ các bệnh liên quan tới các cơ quan đó. * ở mảng kiến thức xã hội, học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia đình và các thế hệ trong gia đình, một số hoạt động ở trường. Đặc biệt học sinh được khám phá các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc trong tỉnh và các nước. Ngoài ra học sinh còn được học về làng quê và đô thị... Trn Th Hi Yn 12 Lp K34B - GDTH Khúa lun tt nghip Trng HSP H Ni 2 * ở mảng kiến thức về Tự nhiên - Xã hội, học sinh được tìm hiểu về thực vật, động vật học đến chi tiết các bộ phận của cây, rễ, hoa, quả, lá. Học sinh được học về Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời song tất cả mới chỉ dừng lại ở kiến thức sơ đẳng, ở mảng này có một số bài rất gần gũi thực tế với học sinh như: Tôm, cua, cá, chim, thú... Bên cạnh đó Tự nhiên và Xã hội lớp 3 còn cung cấp cho học sinh về năm, tháng, mùa, các đới khí hậu và bề mặt của Lục địa... Với nội dung như trên thì việc tổ chức cho học sinh học tiết học ngoài trời là rất cần thiết và quan trọng. 1.2.3. Đặc điểm chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được xây dựng dựa trên quan điểm tích hợp được thể hiện như sau: Các chương trình xem xét tự nhiên, con người, xã hội trong một thể thống nhất và có quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Không chỉ thế kiến thức trong chương trình là kết quả của việc tích hợp các kiến thức của nhiều ngành khoa học như: sinh học, vật lí, hoá học, địa lí, lịch sử, dân số, môi trường. Và tùy theo trình độ nhận thức của học sinh ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc phù hợp. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được cấu trúc đồng tâm từ theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Các chủ đề này được mở rộng và nâng cao theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh có cách nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống xung quang dưới dạng tổng thể đơn giản. Một đặc điểm nữa quan trọng của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đó là chương trình chú ý tới vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong việc tham gia xây dựng các bài học. Trn Th Hi Yn 13 Lp K34B - GDTH Khúa lun tt nghip Trng HSP H Ni 2 Như vậy, qua việc phân tích đặc điểm chương trình môn T nhiên và Xã hội, tôi thấy việc nghiên cứu và tổ chức tiết học ngoài trời cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là hết sức cần thiết và hiệu quả. 1.3. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3 Trẻ ở tuổi tiểu học là một thực thể, một chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưa hoàn thiện mà các em đang tiếp tục lớn lên, đang phát triển không chỉ về thể xác mà cả về trí tuệ. Trong mỗi em, mỗi bộ phận, mỗi cơ quan của cơ thể với chức năng riêng cũng phát triển không đồng đều. Về mặt tâm lí cũng vậy, các quá trình và các thuộc tính tâm lí cũng phát triển chưa đều. Vì vậy, tất cả những sự kiện, hiện tượng gì xảy ra trong thời điểm này cũng có thể gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho các em. Với học sinh tiểu học, nhất là với học sinh lớp 3 đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 về mặt tâm lí và nhận thức thì tri giác góp phần quan trọng vào việc thu nhận kiến thức. Nhờ trực giác, học sinh cảm nhận được tức thì mọi sự vật, mọi hiện tượng. Bước đầu các em đã biết đi sâu vào tìm hiểu bản chất sự vật, biết phân tích, suy luận mỗi khi tri giác, biết đi vào cấu tạo bên trong của sự vật. Các em đã bước đầu nắm được mục đích quan sát, phát biểu được mục đích quan sát một cách gẫy gọn, rõ ràng. Sau khi quan sát các sự vật, hiện tượng với các chi tiết riêng lẻ, các em đã có năng lực tổng hợp các chi tiết đó ở mức độ đơn giản. Từ các đặc điểm tri giác trên cho thấy, việc tổ chức cho học sinh học tiết học ngoài trời là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em. Qua đó ta cũng thấy được vai trò rất lớn của người giáo viên trong việc gợi mở và định hướng cho tri giác của trẻ đi đúng hướng, đúng mục đích đã đặt ra, hướng dẫn các em xem xét và biết phát hiện những dấu hiệu thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng. Trn Th Hi Yn 14 Lp K34B - GDTH Khúa lun tt nghip Trng HSP H Ni 2 Một đặc điểm tâm lí rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, đó là sức tập trung và độ bền vững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý, mức độ hoạt động của sự vật, sức chú ý của các em chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định[5] và sức chú ý đối với những hiện tượng bên ngoài thường bền vững hơn sự chú ý đối với việc thực hiện các hoạt động trí tuệ[6]. Vì vậy, cho các em được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thực tế, được học mà vui, vui mà học trong môi trường thiên nhiên là điều kiện tốt để gây hứng thú học tập cho các em và việc học tập của các em đạt hiệu quả. Đặc điểm về trí nhớ của các em thời kì này là trí nhớ trực quan hình tượng, các em có khả năng nhớ được nhiều điều, thậm trí cả những điều mà các em không hiểu. ở lớp đầu bậc tiểu học, đặc biệt là lớp 1,, ghi nhớ của các em chủ yếu vẫn là ghi nhớ không chủ định, nghĩa là các em chỉ ghi nhớ những gì các em thích. Những điều gì gây ấn tượng mạnh mẽ, gây được cảm xúc thì các em dễ nhớ và có thể nhớ lâu[7]. Chính vì thế, các em sẽ thấy khó khăn khi phải ghi nhớ, học thuộc rồi vận dụng các kiến thức khô khan trong sách vở vào cuộc sống. Đưa các em trực tiếp tham gia hoạt động, được tiếp xúc và cảm nhận trực tiếp những vấn đề thực tế đang diễn ra ngay xung quanh các em sẽ là những bài học bổ ích và thiết thực nhất để giáo dục ý thức, hành vi và hình thành thói quen tốt cho các em. Từ đó cũng đặt ra thách thức cho người giáo viên là phải có kiến thức vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn học sinh cùng tham gia, cùng hành động. Về tưởng tượng và tư duy, với học sinh lớp 3, hình ảnh của tưởng tượng hình thành trong tư duy của các em còn đơn giản và chưa bền vững, hoạt động phân tích, tổng hợp về hình thức và nội dung rất đơn giản. Khi tiến hành phân tích, tổng hợp, các em thường căn cứ vào những đặc điểm bên ngoài, cụ thể và trực quan. Chính vì vậy, để tổ chức cho các em một tiết học hiệu quả nhất chỉ Trn Th Hi Yn 15 Lp K34B - GDTH Khúa lun tt nghip Trng HSP H Ni 2 có thể thông qua chính đồ dùng trực quan là cảnh vật, cuộc sống xung quanh các em. Qua việc phân tích những khía cạnh tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học, cho thấy các em học sinh lớp 3 bước đầu đã có khả năng tìm tòi để phát hiện tri thức ở mức độ nhất định. Như thế, việc tổ chức tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cho học sinh là hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Mục đích của việc khảo sát thực trạng - Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. - Tìm hiểu thực trạng hình thức sử dụng hình thức dạy học ngoài trời. - Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và quan sát thực tế sử dụng hình thức dạy học hiện nay của giáo viên tại các trường Tiểu học. 2.2. Nội dung của việc khảo sát thực trạng - Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học. - Thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. 2.3. Phạm vi khảo sát Tiến hành điều tra, khảo sát Phạm vi khảo sát: trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. 2.4. Kết quả khảo sát 2.4.1. Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 2.4.1.1. Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học về môi trường, tự nhiên và xã hội gần gũi bao quanh học sinh. Do đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần Trn Th Hi Yn 16 Lp K34B - GDTH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét