Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố vĩnh yên

chất ăn, ở, mặc, đi lại, phòng chống các loại bệnh tật và những đáp ứng kịp thời về tình cảm, tinh thần, an toàn cho sự phat triển toàn diện ở trẻ. Gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ nằm trong loại gia đình mở rộng (có thêm ông, bà hoặc thêm cô, dì, chú, bác... những người ruột thịt). Loại gia đình này còn đang phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Gia đình truyền thống có tác động mạnh đến sự chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm lí cho trẻ. Theo nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh về “Cấu trúc hộ gia đình và sức khoẻ trẻ em: Những phát hiện qua khảo sát nhân khẩu học và sức khoẻ 1997” cho thấy: Loại gia đình mở rộng có đầy đủ cha mẹ, có thêm ông bà là một thuận lợi đối với việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ em. Theo tác giả, “các bậc ông bà với bề dày kinh nghiệm của mình đã giúp sức tích cực cho việc tiêm phòng, hỗ trợ tốt cho chăm sóc sức khoẻ trẻ em”. Nghiên cứu còn phát hiện gia đình có nhiều nam giới là một bất lợi đối với việc chăm sóc trẻ. Gia đình Việt Nam ngày càng có xu hướng chuyển đổi từ cấu trúc mở rộng sang loại hình gia đình hạt nhân hai thế hệ. - Gia đình thiếu hụt cha hoặc mẹ (gia đình khuyếm khuyết mẹ hoặc cha). Loại gia đình này thể hiện trong thực tiễn rất đa dạng: + Gia đình có cha mẹ li dị, con ở với mẹ hoặc cha, đứa trẻ không được hưởng sự chăm sóc đầy đủ của cha và mẹ. + Gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời, con chỉ được sự chăm sóc của cha hoặc mẹ. Những đứa trẻ trong các gia đình này chỉ được hưởng sự chăm sóc của cha hoặc mẹ. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không được đáp ứng đầy đủ, ăn uống thất thường và còn thiếu cả sự động viên, khích lệ, âu yếm, yêu thương từ nơi cha và mẹ. Sự bất hạnh này thường tạo ra những cảm xúc u buồn, tự ti rõ rệt ở trẻ. Những trẻ ở những gia đình như thế này thường có tính cách lạnh nhạt, đơn độc, thêm vào đó, do thiếu sự giáo dục của cha và mẹ, đứa trẻ thường không cân bằng những nét tính cách, dễ bị kích động, hung tính hoặc chai lì... Tỉ lệ trẻ tự kỉ ở các gia đình thiếu hụt cha hoặc mẹ cao hơn ở gia đình đứa trẻ được chăm sóc yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Theo điều tra của các nhà tâm lí ở Thượng 11 Hải (Trung Quốc) thì những đứa trẻ ở các gia đình này dễ bắt chước, tiêm nhiễm những ảnh hưởng xấu từ xã hội, thậm chí dễ đi vào con đường vi phạm pháp luật, phạm tội, trở thành những đứa trẻ hư so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Những đứa trẻ sống trong các gia đình này, từ nhỏ đã thiếu vắng các mẫu hành vi giới của cha hoặc mẹ, lớn lên trẻ lúng túng, khó thích ứng, khó hợp tác với những người xung quanh, tự ti, nhút nhát, rụt rè khi phải giao tiếp, hợp tác với những người khác giới, hoặc đồng giới. - Gia đình đặc biệt. Gia đình đặc biệt không bao gồm những gia đình đã phân tích trên, đó là những gia đình: + Có mẹ và bố dượng - Sau khi li hôn, hoặc mất bố, mẹ đi lấy chồng, con theo mẹ. + Có cha và mẹ kế - Sau khi li hôn, hoặc mất mẹ, bố đi lấy vợ, con theo bố. + Có cha nuôi, mẹ nuôi - Đứa trẻ vì nhiều lí do khác nhau không ở với cha mẹ mình (chiến tranh li tán, đói nghèo, vì đi làm ăn xa... hoặc cha mẹ đẻ đã mất vì bệnh tạt, tai nạn...). + Gia đình chỉ có mẹ (con ngoài giá thú). + Hiện nay ở Việt Nam xuất hiện loại gia đình: bố mẹ đi lao động hoặc học tập, công tác ở nước ngoài, con gửi cho ông bà nội, ông bà ngoại, hoặc cô dì,chú bác nuôi - nghĩa là đứa trẻ sống thiếu sự chăm sóc của cả cha và mẹ. Hầu hết những đứa trẻ ở gia đình đặc biệt, không được hưởng sự chăm sóc đầy đủ từ cha hoặc mẹ... đặc biệt về mặt tâm lí, số đông trẻ ở các gia đình này có sự mặc cảm mình thiếu cha che chở, vắng mẹ chăm sóc, hoặc do thiếu cả hai, nên lúc nào cũng cho rằng mình thiếu thốn tình cảm. Mặc cảm này được biểu hiện ở các phản ứng hành vi buồn rầu, e ngại, thụ động, nhút nhát... Trường hợp ngược lại, do quá thiếu thốn các đối tượng thoả mãn nhu cầu (ăn đói, mặc rách) hoặc bị hành hạ về thân xác hoặc tinh thần thì những đứa trẻ này dễ có tâm lí bất cần, dễ bị cám dỗ vào các tệ nạn xã hội. Theo đó, không ít người lớn xung 12 quanh nhìn trẻ bằng con mắt thiếu đồng cảm, hoặc miệt thị, khinh bỉ nếu không may trẻ phạm lỗi. Đứa trẻ sống trong các gia đình đặc biệt dễ gặp phải các trường hợp sau: + Loại cha, mẹ, người đỡ đầu, nuôi dưỡng... quá yêu chiều trẻ thường cho rằng trẻ thiếu thốn tình cảm... nên họ cố gắng bù đắp cho trẻ, không dám nặng lời trách phạt trẻ khi trẻ phạm lỗi, luôn chiều theo mọi yêu cầu của trẻ. Cách chăm sóc này dẫn đến hình thành ở trẻ tính ỷ lại, kiêu ngạo, ương bướng, tự cho mình là trung tâm... nếu các nhu cầu của trẻ không được thoả mãn thì trẻ sẽ sinh ra các hành động chống đối. Những trẻ này khi ra ngoài xã hội thường nhút nhát, khó thích ứng. + Loại mẹ kế, bố dượng, người nuôi dưỡng... thiếu tình cảm, yêu thương, họ xem thường hoặc cự tuyệt những nhu cầu hợp lí chính đáng của trẻ, thậm chí các ông bố, bà mẹ trước mặt vợ kế, bố dượng muốn chứng tỏ mình nghiêm khắc, không muốn chiều con, đánh đập hoặc có thái độ lãnh đạm, khắc nghiệt đối với con cái. Trong những trường hợp này, trẻ em dễ hình thành tâm lí không lành mạnh, đố kị, thù hằn đối với mọi người, luôn xét nét và để ý, dễ có hành vi xấu như trốn học, nói dối, trộm cắp, phá hoại để “trả đũa” cha mẹ, thậm chí trút giận hờn, bực dọc bằng cách đánh đập, tấn công những đứa trẻ khác để tìm sự thoả mãn, vui vẻ. Tóm lại, sự hoà thuận, cân bằng mối quan hệ cha mẹ trong gia đình là môi trường thuận lợi để nảy nở tình yêu thương chăm sóc giữa cha - mẹ và giữa cha mẹ - con. Chỉ có tình yêu thương đích thực của cha mẹ mới có thể che chở cho con cái, chỉ có sự trìu mến thân thương của mẹ, cha mới tạo cho trẻ được cảm giác an toàn, mới hình thành và phát triển ở trẻ những trạng thái tâm lí tích cực, những thói quen, hành vi tốt, lành mạnh, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội. 1.2 Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo 13 Mỗi con người để được sinh ra trong một gia đình. Ngay từ khi thai nhi được hình thành trong bụng mẹ đã được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý để hình thành nên một con người nhỏ bé nhưng khoẻ mạnh. Mỗi trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã được quan tâm, yêu thương bởi cha mẹ, anh chị và những người thân. Chế độ nuôi dưỡng trẻ phức tạp dần tuỳ thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống của gia đình và sự hiểu biết của cha mẹ. Sống trong gia đình, trẻ được cha mẹ và người thân yêu thương, chăm sóc từ thể chất đến tinh thần. Trẻ không những được chăm lo về chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà còn luôn được yêu thương, dỗ dành. Những yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển từng ngày của đứa trẻ. Tóm lại, nuôi dưỡng con người được diễn ra sớm nhất, lâu dài nhất từ gia đình. Nuôi dưỡng không chỉ là cung cấp các dưỡng chất thuộc lương thực, thực phẩm để cơ thể tăng trưởng, mà nuôi dưỡng còn là sự chăm sóc, cung cấp các dưỡng chất thuộc tinh thần, tâm lý đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh về thể chất và tâm lý. Đó là sự nuôi dưỡng chăm sóc toàn diện cả về vật chất và tinh thần cho con cái, là một chức năng quan trọng của gia đình. Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ đã được học cách làm người. Có thể nói giáo dục gia đình là khởi đầu sớm nhất của quá trình giáo dục và giáo dục gia đình sẽ thông qua quá trình thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất. Dù muốn hay không, trẻ vẫn bị tác động bởi những hành vi của bố mẹ và những người gần gũi với mình. Do vậy, bố mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Nhiều hành vi xã hội bắt đầu được hình thành trong quá trình thoả mãn ở gia đình như nhu cầu ăn: Trẻ được dạy cách ăn (Cách cầm thìa, cách xúc cơm, trước khi ăn phải mời những người xung quanh...), cách nói (lễ phép với người lớn, phải biết vâng dạ, phải biết cảm ơn...) hay ngay trong chính những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: Rửa mặt, rửa tay chân, vệ sinh cá nhân... trẻ cũng được bố mẹ, người thân dạy dỗ từ rất sớm. Có thể thấy, trong gia đình, giáo dục diễn ra thường xuyên liên tục, mọi lúc mọi nơi. Theo đó, giáo dục gia đình làm hình thành những đặc trưng xã hội của con người, nền tảng các 14 năng lực và hành vi kiểu người. và đó cũng là nền tảng cơ bản của giáo dục trẻ em trong gia đình bắt đầu từ hành vi. Giáo dục gia đình không những diễn ra sớm nhất mà còn được diễn ra lâu dài nhất.Trẻ được học làm người ngay từ khi mới sinh ra, bắt đầu từ những hành vi kiểu người cho đến giáo dục suốt đời, học cách lập gia đình, học cách làm cha, làm mẹ... để thực hiện các vai trò khác nhau trong gia đình. Không những thế, giáo dục gia đình là thân mật nhất, bằng tình cảm ruột thịt và huyết thống, giáo dục trong gia đình diễn ra bằng trách nhiệm và niềm yêu thương của những bậc sinh thành, luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Vì thế giáo dục trong môi trường gia đình có ý nghĩa rất đặc biệt đối với mỗi con người. 1.3. Vai trò của nhà trường Mầm non trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất, nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất. Nếu một đứa trẻ không được khuyến khích để khai thác tiềm năng phát triển một cách đúng đắn, nó sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Nhà trường lại là nơi thực hiện chức năng diáo dục chuyên nghiệp nhất, vì thế ngay từ bậc học mầm non, trẻ cần được đến trường để được học tập và phát huy khả năng một cách đúng đắn, đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất cho sự phát triển toàn diện một con người. Giáo dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Khác với Giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non lấy việc phát triển trẻ em làm mục đích, còn việc trang bị tri thức cho trẻ làm phương tiện. Trường mầm non thực hiện đồng thời hai vai trò: chăm sóc và giáo dục trẻ. Trẻ em khi được đến trường mầm non sẽ hoạt động theo các chế độ sinh hoạt hàng ngày vào những múi giờ nhất định. Việc này giúp hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt (ăn, ngủ, nghỉ) theo nề nếp hợp lí. 15 Để việc chăm sóc trẻ đạt hiệu quả và đi đúng hướng, trong mỗi trường mầm non đều có đội ngũ giáo viên mầm non được đào tạo chuyên biệt cho công việc này. Trẻ đến trường không chỉ để học mà còn được đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp sao cho trẻ được khoẻ mạnh về thể chất cũng như tinh thần. Nhiệm vụ của trường mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi. Vì vậy, trẻ được đến trường sẽ được chăm sóc như ở chính gia đình mình. Trẻ cũng sẽ được các cô giáo chăm sóc, dỗ dành. Các cô giáo sẽ dạy trẻ những qui phạm đạo đức phù hợp với chuẩn mực của hành vi xã hội. Trẻ được ăn uống đảm bảo đủ chất cho sự phát triển về thể hình và được vui chơi, ngủ nghỉ với chế độ đảm bảo cho sự phát triển về tâm lí. Trẻ khoẻ mạnh và vui chơi thoải mái ở lớp học dưới sự giám sát của cô giáo. Vì thế, bất cứ sự sai lệch nào trong quá trình chăm sóc cũng sẽ được giáo viên phát hiện rồi điều chỉnh cho hợp lí và đúng hướng. Trong báo cáo giám sát toàn cấu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO có đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”. Lịch sử giáo dục mầm non cũng ghi nhận: Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam. Trường mẫu giáo là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống Giáo dục Quốc dân của nước ta, không những đảm nhiệm nhiệm vụ chăm sóc mà còn có nhiệm vụ giáo dục trẻ từ 3 - 5 tuổi nhằm mục đích giáo dục toàn diện, chuẩn bị cho trẻ vào nhà trường phổ thông. Việc giáo dục trẻ ở giai đoạn này bắt đầu từ việc dạy trẻ các chuẩn mực xã hội như: Cách sử dụng đồ dùng sinh hoạt; cách ứng xử, hành vi có văn hoá... đến dạy trẻ khám phá xã hội; dạy trẻ tìm hiểu môi tường xung quanh nhằm khơi gợi trong trẻ niềm đam mê khám phá và tìm tòi, cùng với đó, đảm bảo việc hình thành nên nhân cách toàn diện cho trẻ. Hệ thống tri thức được sắp xếp theo trình tự và đảm bảo qui luật từ dễ đến khó, từ đơn giản dến phức tạp, từ ít đến nhiều phù hợp với sự phát triển 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét