Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Nghiên cứu hóa học dịch chiết etyl axetat cây chiết cánh (mallotus glabriusculus)

Khúa lun tt nghip Trng i hc S phm H Ni 2 Chi ba bét ( Mallotus) là một chi khá lớn, gồm khoảng 150 loài phân bố tại các khu vực từ ấn Độ , Sri Lanka đến Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và khắp vùng Malesian. Về phía Nam, chúng phân bố tới miền Đông Fiji, miền Bắc và Đông Australia. Lên phía Bắc, có thể bắt gặp khá nhiều loài phân bố tại Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Cây Chiết Cánh (Mallotus Glabriusculus), thuộc họ Thầu dầu (Euphobiaceae) là một loài cây phổ biến, đã được sử dụng phổ biến từ lâu trong dân gian làm thuốc chữa bệnh, như rễ cây được dùng làm thuốc bổ phổi và chữa ho, viêm đau họng, kiết lỵ và một số bệnh ngoài da... Tuy nhiên cho tới nay chưa có một sản phẩm dược phẩm cụ thể được sản xuất. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên nên tôi đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp là : Nghiên cứu hoá học dịch chiết Etyl axetat cây Chiết cánh Mallotus glabriusculus Luận văn này tập trung nhiên cứu thành phần hoá học từ lá cây Chiết cánh bao gồm những nội dung chính là: 1. Thu mẫu lá cây Chiết cánh (Mallotus glabriusculus), xử lý mẫu và tạo dịch chiết etyl axetat. 2. Phân lập một số hợp chất Flavonoid từ cây Chiết cánh. 3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được. 11 Nguyn Th Hng Nh K33C - Khoa Húa hc Khúa lun tt nghip Trng i hc S phm H Ni 2 Chương 1: Tổng Quan 1.1. Tng quan v cõy Chit cỏnh 1.1.1. Thực vật học Tên khoa học: Mallotus glabriusculus Tên tiếng việt : Chiết cánh Tên khác : Ba bét nhẵn, kiết cánh, ruối không lông, nhung diện Coudere Họ: Thu du ( Euphorbiaceae) Chiết cánh là loại cây bụi cao tới 1m, có khi là cây gỗ cao 8-10 m, nhánh nhẵn hơi dẹp. Lá mọc đối, hình trái xoan ngọn mác, gốc tròn chóp nhọn, lúc non có lông hình sao về sau không lông, khi khô có màu gỉ sắt, dài 11-20 cm,rộng 5-9 cm, mép nguyên ; gân gốc 3, các gân bên chỉ đến giữa chiều dài của phiến, gân phụ 4-5 đôi, cuống lá ở mỗi mắt có 1 dài, 1 ngắn (có 1 lá lớn hơn lá kia) ; lá kèm 5mm. Cụm hoa ở nách, rất ngắn, gần như hình xim co, cỡ 1cm. Hoa đực có 3 lá đài, 30 nhị hay hơn. Cụm hoa ở nách lá dài 2,5-5-3 cm, quả nang gần tròn, đường kính khoảng 12mm. Hạt tròn, đường kính khoảng 3mm. Hoa tháng 5-8. Hình 1.1: Lá Chiết cánh 12 Nguyn Th Hng Nh K33C - Khoa Húa hc Khúa lun tt nghip Trng i hc S phm H Ni 2 1.1.2. Phân bố, sinh thái. Tại Việt Nam: Cây phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hoà, Ninh Thuận(Phan Rang), Đồng Nai (Biên Hoà, Bảo Chánh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc). Trên thế giới : Lào, Cămpuchia, Myanma. Cây ưa sáng, mọc trong rừng thường xanh, trên đất sa phiến thạch ở độ cao 100- 500m. 1.1.3. Công dụng Nhân dân dùng rễ cây làm thuốc bổ phổi và chữa ho. Chiết cánh được dùng như một vị thuốc chữa các chứng ho có đờm, ho ra máu, viêm đau họng khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng 4- 20 g, dạng thuốc sắc. Ngoài ra người ta còn dùng chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài chữa bệnh ngoài da. 1.1.4. Thành phần hoá học Thành phần hoá học của loài Mallotus glabriusculus đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình chính thức nào được công bố. 1.2. Giới thiệu về lớp chất Flavonoid [4, 5, 6, 7]. 1.2.1. Giới thiệu chung Flavonoid là một trong những nhóm hợp chất phân bố rộng rãi nhất trong tự nhiên. Cho đến nay có hơn 4000 Flavonoid được tìm thấy từ thực vật. Sự tiến hoá của Flavonoid liên quan đến quá trình tiến hoá thực vật. Từ các loài có gỗ sơ khai đến các loài cây bụi đã phát triển dẫn đến 3 sự thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc của Flavonoid: 13 Nguyn Th Hng Nh K33C - Khoa Húa hc Khúa lun tt nghip Trng i hc S phm H Ni 2 - Sự biến mất Proantoxianidin trong lá. - Sự mất 3 nhóm OH ở vòng benzen. - Sự thay thế Flavonol (Quercetin) bởi Flavon (Luteonin). Ban đầu chúng được phát hiện với vai trò là các sắc tố của thực vật vào mùa thu khi các loài hoa, lá cây dần chuyển sang màu vàng, da cam, đỏ. Các Flavonoid cũng được tìm thấy trong rau, quả, quả hạch, hạt, cỏ, gia vị, thân cây, các loại hoa cũng như trong chè và rượu vang đỏ. Chúng là các thành phần nổi bật trong quả giống cam, quýt và trong nhiều thức ăn khác và có mặt phổ biến trong thức ăn của con người. Như vậy Flavonoid đặc trưng cho các loài sinh vật bậc cao song song với sự phân bố axit Xiamic và Lignin trong cây. Flavonoid có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, quả, phấn, rễ và cư trú ở thành tế bào. Nó tham gia vào sự tạo thành màu sắc của cây đặc biệt là hoa. Flavonoid là một nhóm hợp chất poliphenol đa dạng về cấu trúc hoá học và tác dụng sinh học. Chúng có mặt ở hầu hết các bộ phận của cây, đặc biệt trong các tế bào thực vật, là hợp chất được cấu tạo gồm hai vòng benzen A, B được kết nối bởi 1 dị vòng C với khung các bon C6-C3-C6. Tại các vòng có đính một hay nhiều nhóm hydroxy tự do hay đã thay thế một phần. Vì vậy về bản chất chúng là các poliphenol có tính axit. Các poliphenol có thể phản ứng lẫn nhau qua các nhóm hydroxy để tạo thành các phân tử phức tạp hơn hay có thể liên kết với các hợp chất khác trong cây như các Oza (dạng glicozit) hay protein. Các flavonoid là dẫn xuất của 2 - phenyl chroman (flavan). 14 Nguyn Th Hng Nh K33C - Khoa Húa hc Khúa lun tt nghip Trng i hc S phm H Ni 2 2'' A 1'' 8 9 7 O B 3'' 4'' 2 5'' 3 6 10 5 6'' C 4 Hình 1.2: Flavan (2-phenyl chromen) Một số flavonoid có hoạt tính sinh học thể hiện ở khả năng chống oxi hóa. 1.2.2. Các nhóm flavonoid 1.2.2.1 Flavon và flavonol Nhóm flavon và flavonol chỉ khác nhau ở vị trí cacbon số 3. Công thức cấu tạo của hợp chất như sau: O O OH RO OH RO OH O O Hỡnh 1.3: Flavon (2-phenyl benzopyron, 2-phenyl cromon) Hỡnh 1.4: Flavonol (3-hidroxi flavon) Flavon và flavonol rất phổ biến trong tự nhiên, vị trí và số lượng các nhóm hydroxi liên kết với các nguyên tử cacbon của khung tạo nên các chất khác nhau. Trong thực vật, các flavon và flavonol thường không tồn tại dưới dạng tự do mà thường dưới dạng glycozit. 15 Nguyn Th Hng Nh K33C - Khoa Húa hc Khúa lun tt nghip Trng i hc S phm H Ni 2 1.2.2.2. Flavanon (dihydroflavon) Các flavanon có công thức cấu tạo chung như sau: OR O RO O Hình 1.5: Flavanon Các flavanon nằm trong cân bằng hỗ biến với các chalcol do vòng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ xảy ra mở vòng chuyển thành chalcol. OH O [OH] [ H] O O Flavanon Chalcol Hình 1.6: Flavanon v Chalcol 1.2.2.3. Flavanonol- 3 Các flavanonol-3 còn gọi là flavanon-3-ol hay dihydroflavonol, flavanonol có cấu trúc giống như flavanon chỉ khác nhóm thế hydroxi ở vị trí cacbon số 3 (C-3). 16 Nguyn Th Hng Nh K33C - Khoa Húa hc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét