Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Nghiên cứu thành phần tritecpenoit từ quả mướp đắng (momordi ca charantia)

từ 13-15 mm, rộng 7-8 mm, hình răng cưa, thắt đột ngột ở hai đầu. Vỏ hạt cứng, quanh hạt có màng màu đỏ như màng hạt gấc. Quả mướp đắng Quả và hạt mướp đắng Hoa mướp đắng Hình 1. Hoa, quả và hạt cây mướp đắng M. charantia 1.1.3. Phân bố và sinh thái Mướp đắng được trồng đại trà ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Amazon, Đông Phi, Châu Á, Ấn Độ, Nam Mỹ, và Cari-Bê. Loài này được trồng trên khắp thế giới và được sử dụng để làm rau và cây thuốc. Chi Momordica có tổng số 45 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp các châu lục. Ở Ấn độ, Châu Phi vẫn đang tồn tại quần thể mướp 4 đắng mọc hoang dại và trồng trọt với nhiều thứ khác nhau. Quần thể mướp đắng đã trở nên rất phong phú với các giống cây đa dạng được tạo ra trong quá trình chọn giống và lai tạo. Ở Việt Nam cây được trồng ở khắp nơi từ Nam đến Bắc, hầu hết các tỉnh từ đồng bằng, trung du đến miền núi để lấy quả làm thực phẩm. Mướp đắng thường được trồng xen với bầu, bí, mướp. Cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-240C, hoặc cao hơn. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, ra hoa và quả sau 7-8 tuần gieo trồng. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Sau khi trái già, cây tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4-5 tháng tồn tại. 1.1.4. Công dụng của cây mướp đắng trong y học dân gian Hầu hết các bộ phận của cây mướp đắng đều có công dụng chữa bệnh. Trong Y Học Cổ Truyền thì người ta đã sử dụng các thành phần của cây mướp đắng để chữa một số bệnh như sau: -Rễ: Rễ mướp đắng dùng để trị lị. Tại Ấn Độ, dịch rễ (cũng như lá và quả) mướp đắng được dùng để trị bệnh tiểu đường, do có tác dụng làm giảm đường glucose trong máu. Rễ mướp đắng có thể trị bệnh gan và ta có thể áp dụng ở mọi dạng bệnh. - Thân (dây): Thân cây mướp đắng dùng để trị một số bệnh như: uống xổ lòng (dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh), bệnh gan vàng da. - Lá: Lá có vị đắng, tính mát. Lá non ăn trị bệnh nóng bức trong người; giã lá, vắt nước, thêm chút muối uống trị bệnh nóng mê man, chữa chứng “đơn độc sưng đỏ, mụt nhọt, đau nhức”, chữa rắn cắn, giúp cơ thể mau bình phục khi mệt mỏi, khát nước, hồi hộp, đi đường xa vất vả, lao động quá sức. Lá cây mướp 5 đắng còn chữa được nhọt độc, sưng tấy, vết thương nhiễm độc ... Dịch lá mướp đắng còn có tính chất nhuận tràng, hạ sốt, diệt giun. Ngoài ra có thể dùng lá non để nấu canh. - Hoa: Hoa có công dụng chữa dạ dày, chữa đau mắt và chữa chứng lị cấp tính. - Quả: Ngoài công dụng làm rau ăn, quả mướp đắng còn được dùng để trị một số bệnh như: trị ho, sốt, kiết lị, làm lành da non các vết thương các vết loét ác tính. Quả mướp đắng có tính hàn, mát không độc. Lúc còn xanh có tính giải nhiệt, làm tiêu đờm, nhuận tràng, bổ thận, lợi tiểu, làm bớt đau khớp xương. Khi chín, trái mướp đắng có tính bổ thận, dưỡng huyết. Ở Trung Quốc trái mướp đắng còn dùng để trị đột quị tim, bệnh sốt, khô miệng, viêm họng. Ở Ấn Độ, dịch trái mướp đắng dùng để trị rắn cắn. Ở Thái Lan dịch quả dùng để trị bệnh về gan và lá lách, đặc biệt làm hạ đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. - Hạt: Hạt có chất béo, vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, lợi tiểu, chữa ho viêm họng, rắn cắn, trẻ động kinh. Theo “Từ điển Cây Thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi thì hạt mướp đắng có tính bổ dương, tráng khí, trẻ em lên cơn co giật do sốt cao hoặc kinh phong. Theo sách “ Những cây thuốc Việt Nam và vị thuốc Việt Nam ” của Đỗ Tất Lợi thì hạt mướp đắng dùng với liều 3 gam hạt khô, dưới dạng sắc lấy nước uống, có thể chữa ho, hạ sốt. 1.1.5. Tác dụng dược lí của M. charantia Việc sử dụng phổ biến làm thuốc với M. chrantia, đã có hàng trăm nghiên cứu các hoạt tính sinh học, dược lí và các phép thử lâm sàng của loài Mướp đắng trong vài thập kỷ qua với một số hoạt tính sinh học như tiểu đường, 6 hoạt tính kháng virus, chống ung thư, kháng khuẩn, diệt giun, chống oxy hóa, chống loét, chống viêm, tăng triglyceride máu, hạ huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch và các tính chất diệt côn trùng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng dược lý của mướp đắng như sau: 1.1.5.1. Hoạt tính trị đái tháo đường M. charantia được nghiên cứu nhiều nhất có liên quan đến tác dụng trị đái tháo đường; tất cả các bộ phận của cây đã cho thấy hoạt tính hạ đường huyết đối với động vật [1-8]. Một bài thuốc có chứa M. charantia thể hiện sự giảm đáng kể lượng đường trong máu, glycosyl hemoglobin, và làm tăng insulin huyết tương và hemoglobin toàn phần ở động vật [9]. Một cách chi tiết, một số các hợp chất đã được phân lập từ loài M. charantia (charantin, polypeptide, oleanolicacid 3-O-monodemoside, và oleanolic acid 3-O-glucuronide) đã thể hiện hoạt tính hạ đường huyết [10]. Mặt khác, bốn triterpenoid từ quả mướp đắng đã thể hiện hoạt tính hạ đường huyết theo mô hình kích hoạt AMP [11]. Đặc biệt, M. charantia cải thiện khả năng hấp thụ glucose và ngăn khả năng tăng đường huyết ở chuột [12]. Dịch chiết của M. charantia có thể làm tăng độ nhạy insulin và quá trình thủy phân lipit [13,14]. Một số nghiên cứu cũng khẳng định rằng tác dụng hạ đường huyết của M.charantia tương đương với một số loại thuốc như chloropropamide [15] và glibenclamide [16]. So với các nghiên cứu trên mô hình động vật, các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng hạ đường huyết của M. charantia rất ít và chưa có tính hệ thống. Trong thử nghiệm lâm sàng, dịch chiết nước của quả mướp đắng đã làm giảm có ý nghĩa nồng độ glucose trong máu của bệnh nhân mang bệnh đái tháo đường tuýp 2 bằng phép thử hấp thụ glucose. John và cộng sự đã chọn ngẫu nhiên 50 đối tượng (26 bệnh nhân lâm sàng và 24 đối tượng đối chứng) với bệnh đái tháo đường tuýp 2 để uống viên nang từ quả khô loài mướp đắng và giả dược. Tiêu chí thu nhận rõ ràng dựa trên hàm lượng đường trong máu lúc đói (fasting blood 7 sugar-FBS) và hàm lượng đường sau ăn (postprandial sugar-PPS) các cấp đã được thông qua. Kích thước mẫu được tính toán để lấy được một lượng giảm đều với nồng độ 300 mg/l trong tỉ lệ FBS/PPS. Tính chất cơ bản của tất cả các đối tượng đều có thể so sánh được. Chỉ số của FBS và PPS được đo bằng chỉ số fructosamine tại đường cơ bản trước khi điều trị 2 tuần và trong 4 tuần sau điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy không có thay đổi đáng kể lượng đường trong máu hoặc mức fructosamine trong điều trị hoặc nhóm dùng giả dược [17]. 1.1.5.2. Hoạt tính kháng khuẩn Các dịch chiết từ lá cây M. charantia có tác dụng lâm sàng cũng như phổ rộng thực nghiệm chứng minh tính kháng khuẩn [18]. Hoạt tính kháng khuẩn của các chất phân lập từ dịch chiết methanol của quả và lá cây M. charantia đã được quan sát thử nghiệm đối với các loài vi sinh vật: trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonasaeruginosa), vi khuẩn đại tràng (Escherichiacoli), nấm lưỡng bội gây suy giảm miễn dịch (Candida albicans), tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), và 4 chủng lâm sàng: Klebsiellapneumoniae, Proteus vulgaris, Salmonella typhi và Cryptococcus neoformans. Các kết quả cũng cho thấy các chất từ quả có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với lá [19]. Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II, chiết xuất từ lá M. charantia cho thấy sự ức chế tăng trưởng vi khuẩn lao bằng cách sử dụng phương pháp BACTEC 460 (sử dụng bằng ống nghiệm sàng lọc các loại thuốc chống lại trạng thái tiềm ẩn bệnh lao) [20]. Thử nghiệm trên rất quan trọng, nhờ kết quả đómà những dân cư sống ở các nước nhiệt đới được khuyến khích ăn quả của cây mướp đắng vì nó có tác dụng bảo vệ chống lại các sinh vật gây bệnh phổ biến ở các khu vực này. 1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus M.charantia và một số hợp chất tách ra đã được ghi nhận có hoạt tính kháng các loại virus Epstein-Barr, herpes, HIV, coxsackie B3, và bại liệt. Hoạt 8 tính chống HIV đã được hứa hẹn bởi một protein tách ra được gọi là MAP30. MAP30 được cấy trong một số ống nghiệm và trong cơ thể sống chống lại hoạt động của HIV. α-Momorcharin cũng đã được tìm thấy trong sự kết hợp của thuốc phá thai, ức chế khối u, hoạt động chống AIDS [21]. Đồng thời, MAP30 là chất không độc hại đối với các tế bào không bị nhiễm bệnh thông thường, vì nó không xâm nhập tế bào [22]. Quan trọng hơn trong nghiên cứu lâm sàng, sự kết hợp của MAP30 với liều thấp dexamethasone và indomethacin mang lại hiệu quả trong việc cải thiện hoạt tínhchống HIV [23]. Hoạt tính chống virus HIV của một số hợp chất được tách từ cây đã được công bố như protein, α, βmomorcharin [24,25], các cucurbitacin, kuguacin C và E [26]. Các lectin cũng như MRK29 từ cây này đã chứng minh hoạt động thông qua ức chế sao chép ngược của virus [27,28]. Phần muối kết tủa của MRK29 đã làm giảm 82% nhân protein p24 virus trong các tế bào nhiễm HIV. Hoạt tính chống tế bào herpes của MAP30 đã được báo cáo. MAP30 thể hiện tương ứng với HSV-1 và 2 với EC50 là 0,1 và 0,3 mM [25]. Những kết quả này cho thấy rằng có lẽ MAP30 rất hữu ích để điều trị nhiễm virus herpes. 1.1.5.4. Hoạt tính chống ung thư Nhiều nghiên cứu sơ bộ với các dịch chiết và các hợp chất từ M.charantia đã cho thấy hoạt tính chống ung thư bạch cầu, ung thư nhau thai, ung thư da, ung thư hạch, khối u ác tính, ung thư vú, khối u da, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư lưỡi và thanh quản, ung thư bàng quang và bệnh Hodgkin [29,30]. M. charantia đã chứng minh khả năng ức chế một enzyme tên là guanylate cyclase trong thử nghiệm lâm sàng [31]. Liên hợp của momordin, kháng thể đơn dòng và kháng nguyên trong huyết tương đã được thử nghiệm tẩy bên ngoài cơ thể sống trong việc cấy ghép tủy xương tự thân ở bệnh nhân đa u tủy. Liên hợp loại bỏ bệnh tối thiểu còn lại từ tủy xương [32]. Trong những nghiên cứu khác, điều trị với M. charantia trong khoảng 45 và 90 ngày trong cổ tử cung của bệnh nhân ung thư cho thấy giảm đáng kể một mức P-glycoprotein (P 200 mg / mL) [26]. Min-Ji cùng cộng sự đã phân lập 4 loại cucurbitane tritecpenoid mới từ M. charantia và xác định AMPK như một tiềm năng trung gian của các hợp chất này cho sự kích thích của GLUT4 chuyển vị trong cơ bắp và tế bào mỡ [11]. 1.2. Giới thiệu sơ lược về tritecpen 1.2.1. Giới thiệu chung Tecpen là lớp hợp chất thiên nhiên phổ biến và lý thú nhất về phương diện hóa học. Tecpen có thể tìm thấy trong tinh dầu thảo mộc (các tinh dầu thông, chanh, cam, sả, hoa hồng, .v.v…) với bộ khung cacbon là sự sắp xếp của các tiểu 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét