Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương oxi lưu huỳnh hoá học 10 cơ bản

Trong phương pháp dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học thì kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Tự học và phát triển tự học được đặt ra ngay trong trường phổ thông và không chỉ tự học ở nhà mà tự học ngay cả trong các giờ lên lớp có sự hướng dẫn của giáo viên. Thứ ba: Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, trò - trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Học hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Thứ tư: Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Trong PPDH tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh kĩ năng tự đánh giá để kịp thời tự điều chỉnh hoạt động học tập là năng lực cần cho sự thành đạt của học sinh trong cuộc sống sau này. 1.2.3. Những phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông [2][4][12][15] Trong hệ thống các PPDH truyền thống, có một số PPDH tích cực, như: 1.2.3.1. Phương pháp vấn đáp tìm tòi (đàm thoại ơrixtic) Trong các phương pháp vấn đáp thì vấn đáp tìm tòi là một phương pháp tích cực. Trong đó, giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới. Giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để học sinh tìm hiểu, phát hiện ra bản chất của sự việc, tính qui luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Đồng thời, dưới sự tổ chức của giáo viên, học sinh được trao đổi ý kiến, tranh luận giữa thầy với trò, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Khi kết thúc cuộc đàm 11 thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. 1.2.3.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Phương pháp này được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 nhưng ít được áp dụng. Trong đó, giáo viên đặt ra trước học sinh các vấn đề khoa học (các bài toán nhận thức) và mở ra cho học sinh những con đường giải quyết các vấn đề. Việc điều khiển quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh được thực hiện theo phương hướng tạo ra một hệ thống những tình huống có vấn đề, những điều kiện bảo đảm cho việc giải quyết những tình huống đó và những chỉ dẫn cụ thể cho học sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề đó. 1.2.3.3. Phương pháp dạy học theo dự án Học theo dự án là phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó người học hoàn toàn tham gia chủ động các hoạt động dưới sự hướng dẫn của người dạy để tạo ra một sản phẩm. Quá trình học theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, xây dựng các kĩ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời. Dạy học theo dự án có thể áp dụng ở các bài mang tính tổng hợp của môn học hoặc liên môn. 1.2.3.4. Phương pháp dạy học theo nhóm Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 5 đến 8 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định được duy trì cố định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng hoặc do giáo viên cử. Trong nhóm có thể phân chia mỗi người một phần việc. Mỗi thành viên đều phải làm việc tích 12 cực, giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. 1.2.3.5. Phương pháp dạy học theo góc Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập, theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn hoạt động và phong cách học. Từ đó, học theo góc kích thích người học tích cực hoạt động, mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. 1.2.3.6. Phương pháp dạy học theo hợp đồng Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập. Trong đó, người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Giáo viên là người nghiên cứu, thiết kế các nhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, kí kết và thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học nội dung học tập. Mỗi hợp đồng bao gồm các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. Tùy theo nội dung bài học của từng môn học mà tổ chức dạy học theo hợp đồng cho phù hợp. Phương pháp dạy học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ của học sinh, rèn tính độc lập tư duy, hoạt động phong phú hơn, lựa chọn đa dạng, tránh chờ đợi. 1.2.3.7. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và phương tiện trực quan Về mặt hoạt động nhận thức thì nhóm các phương pháp thực hành và sử dụng phương tiện trực quan có tính tích cực hơn các phương pháp 13 dùng lời. Trong phương pháp thực hành, học sinh được tác động trực tiếp vào đối tượng (quan sát mẫu chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm…) tự lực khám phá tri thức mới, góp phần phát triển năng lực làm việc độc lập, sáng tạo của học sinh. Sử dụng phương tiện trực quan góp phần đơn giản hóa các hiện tượng, quá trình hóa học và kích thích hứng thú học tập của học sinh. Phương tiện trực quan trong dạy học có thể phân thành 2 nhóm gồm: các phương tiện dạy học truyền thống (các mô hình, tranh ảnh…) và các phương tiện nghe nhìn (đĩa CD, đĩa VCD, các phần mềm dạy học…). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu áp dụng hai phương pháp đó là PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc. 1.3. Phƣơng pháp dạy học theo hợp đồng [2][6] 1.3.1. Khái niệm PPDH theo hợp đồng là cách tổ chức hoạt động học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. 1.3.2. Bản chất của dạy học theo hợp đồng Trong dạy và học theo hợp đồng: Giáo viên là người nghiên cứu, thiết kế các nhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức, hướng dẫn học sinh nghiên cứu hợp đồng, điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của học sinh. Nội dung học tập được xây dựng theo hình thức phiếu học tập - hợp đồng có cam kết, gồm các nhiệm vụ bắt buộc (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng) và nhiệm vụ tự chọn (nội dung mở rộng và nâng cao). Học sinh là người nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng nhằm đạt được nội dung kiến thức học tập. Trong dạy học theo hợp đồng, các nhiệm vụ có đáp án và các phiếu hỗ 14 trợ theo các mức độ khác nhau để người học thực hiện, đáp ứng được trình độ học tập của mỗi cá nhân nhằm đạt được mục tiêu dạy học. 1.3.3. Ưu điểm và hạn chế 1.3.3.1. Ưu điểm Giáo viên có thể sử dụng sự khác biệt về trình độ và nhịp độ học tập giữa các học sinh để tạo ra hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng, phù hợp cho tất cả học sinh trong lớp. Bên cạnh đó, dạy học theo hợp đồng còn cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ người học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học. Hoạt động của người học đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho người học lựa chọn phù hợp với năng lực, khả năng, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, đảm bảo học sâu, hiệu quả. 1.3.3.2. Hạn chế Bên cạnh ưu điểm thì PPDH theo hợp đồng vẫn còn những mặt hạn chế như: - Cần thời gian nhất định để làm quen với phương pháp: Đây là một phương pháp mới, một cách học tập mới không giống với cách học tập truyền thống nên cần hướng dẫn kĩ để học sinh biết cách học theo hợp đồng. - Không thể mỗi nội dung đều có thể tổ chức theo phương ph áp hợp đồng - Thiết kế hợp đồng học tập đòi hỏi rất công phu và khó khăn với giáo viên, đặc biệt là người mới sử dụng phương pháp này. Vì vậy, phương pháp này khó thực hiện thường xuyên mà chỉ thực hiện có tính chất thay đổi hình thức tổ chức học tập nhằm phát triển tính chất độc lập, sáng tạo của học sinh. 1.3.4. Một số chú ý khi sử dụng PPDH theo hợp đồng - Nội dung dạy học: Do đặc điểm của học theo hợp đồng nên chủ yếu 15 áp dụng được cho các nội dung ôn luyện tập, thực hành và một số rất ít nội dung lí thuyết. - Thời gian: Thiết kế bài học theo phương pháp hợp đồng công phu, mất nhiều thời gian. - Giáo viên, học sinh: Giáo viên cần tìm hiểu kĩ nội dung bài học xem có thể áp dụng được theo phương pháp hợp đồng không và áp dụng như thế nào để có hiệu quả nhất. Còn học sinh cần nắm rõ, hiểu sâu về phương pháp để thực hiện đạt được mục tiêu học tập. 1.4. Phƣơng pháp dạy học theo góc [2][6][11] 1.4.1. Khái niệm Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập, theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. 1.4.2. Bản chất của dạy học theo góc Lớp học được chia ra thành các góc nhỏ. Ở mỗi góc người học có thể tìm hiểu nội dung kiến thức của từng phần bài học. Tại mỗi góc, học sinh cần hiểu nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm để có kết quả chung của nhóm rồi trình bày kết quả của nhóm trên bảng hoặc giấy. Người học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp… và một số PPDH khác. 1.4.3. Ưu điểm và hạn chế 1.4.3.1. Ưu điểm Người dạy có thể giao nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập. Mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ dưới 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét