Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể lí bạch qua một số sáng tác tiêu biểu

Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÀI NĂNG THƠ CA LÍ BẠCH Lí Bạch xuất hiện trên thi đàn đã đưa thơ lãng mạn cổ điển Trung Quốc đạt tới đỉnh cao của nó, nên không phải ngẫu nhiên mà thi tiên được các nhà nghiên cứu đánh giá là nhà thơ lãng mạn nhất đời Đường. Khi nhận xét về thơ ông, Trương Chính trong cuốn Thơ Đường (tập 2) từng viết: “Thơ Lí Bạch là thơ lãng mạn, nói chung là lành mạnh và tích cực. Nội dung và phong cách thơ ấy chính là phản ánh lối sống, tính cách và tư tưởng của ông,... Thơ Lí Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng rất đặc biệt” [2, 5]. Bởi ông có một tâm hồn thanh khiết, không hề xu phụ quyền quý, rất tự do, phóng khoáng. Sống trong xã hội đương thời bị ràng buộc bởi rất nhiều quy tắc lễ giáo, nhưng trong thực tế, chưa một lần Lí Bạch phải khom lưng uốn gối trước cường quyền hay bạc tiền. Nên xung quanh tính cách ngang tàng của ông, người đời đã thêu dệt lên biết bao giai thoại: rằng Lí Bạch là ngôi sao thái bạch giáng thế, rằng ông có “ngạo cốt” (xương kiêu ngạo) trong người nên chẳng bao giờ chịu quỳ gối trước những kẻ quyền quý. Con người Lí Bạch lãng mạn, tâm hồn Lí Bạch thanh khiết, bay bổng, nên thơ, nên thơ ông cũng phiêu dật, phóng khoáng không chịu bó buộc theo luật, lời thì luôn luôn theo hứng, ý thì kì lạ, tình thì man mác và tự nhiên như hơi thở và rất đỗi bình dị, không hề cầu kì đẽo gọt nhưng lại có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc đến lạ kì. Để tạo thành thiên tài thi ca lãng mạn của mọi thời đại trước hết là do năng khiếu bẩm sinh, do cá tính, tính cách yêu thích sự tự do, không muốn bị trói buộc của nhà thơ. Song đó chỉ là những tiền đề cơ bản ngoài ra còn những nguyên nhân khác như giáo sư Lê Đức Niệm nói: “tinh thần lãng mạn trong SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 12 Líp: K33C - Ng÷ v¨n Khóa luận tốt nghiệp thơ Lí Bạch được thời đại và truyền thống tiếp sức, nó là thứ lãng mạn tích cực, bắt nguồn từ hiện thực”[11, 75]. Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp nên tác giả khóa luận chỉ xin phép được đề cập tới những nguyên nhân khách quan góp phần tạo nên thiên tài thi ca lãng mạn Lí Bạch. Và trong số hàng loạt những nguyên nhân khách quan như: yếu tố thời đại, sự tiếp nhận ảnh hưởng từ học thuyết Lão Trang, ảnh hưởng của thơ bác học giai đoạn Nam Bắc triều,.... chúng ta có thể nhận thấy hai nguyên nhân hết sức cơ bản đó là sự kế thừa tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên và học tập từ dân ca Nam Bắc triều. Kế thừa vốn là một quy luật cơ bản của sự tồn tại và phát triển của mọi hiện tượng trong xã hội. Văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thế hệ sau cần phải biết kế thừa một cách có sáng tạo những tinh hoa văn học truyền thống mà cha ông đời trước để lại, chỉ có như vậy thì nền văn học nước nhà cũng như nền văn học nhân loại mới có thể phát triển và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn.Trong văn học giai đoạn Tiên Tần, ở lĩnh vực sáng tác thơ ca hình thành hai kiểu sáng tác cơ bản: kiểu sáng tác hiện thực tiêu biểu là Kinh thi và kiểu sáng tác lãng mạn tiêu biểu là thơ Khuất Nguyên. Và khi nhận xét về tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên có nhà nghiên cứu đã ví như chiếc áo bao trùm lên các nhà làm từ. Mặc dù Lí Bạch là nhà thơ có tài năng thiên phú, song ông cũng là người không ngừng tự rèn luyện, tự tu dưỡng khi “đọc nát vạn quyển sách” và có thái độ “không khinh người đời nay, rất yêu người đời xưa” nhờ vậy mà tài năng của ông ngày càng phát triển, ngày càng nở rộ. Trong khi đó giữa Lí Bạch và Khuất Nguyên lại có nhiều điểm tương đồng với nhau: cả hai là những người có lí tưởng chính trị nhưng luôn gặp thất bại, họ chưa bao giờ thực sự thành công trên con đường chính trị; hai nhà thơ đều có tinh thần phản kháng đối với hiện thực đương thời; đồng thời họ đều là những con người có SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 13 Líp: K33C - Ng÷ v¨n Khóa luận tốt nghiệp phẩm chất, nhân cách cao quý và đều là những thiên tài nghệ thuật. Dựa vào những điểm tương đồng như vậy, Lí Bạch đã kế thừa và tiếp thu một cách sáng tạo tinh thần lãng mạn của Khuất Nguyên. Có thể nói, Khuất Nguyên là người mở đầu còn Lí Bạch chính là người đã khơi nguồn dòng chảy và đưa thơ lãng mạn cổ điển Trung Quốc đạt tới đỉnh cao của nó. Xét về tinh thần lãng mạn tích cực, thơ Lí Bạch có nội dung phong phú, đa dạng hơn thơ Khuất Nguyên rất nhiều. Về bút pháp, ông cũng kế thừa và phát triển những thủ pháp biểu hiện tinh thần lãng mạn của Khuất Nguyên. Như Khuất Nguyên, thi tiên Lí Bạch cũng sử dụng hàng loạt các thủ pháp khoa trương, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.... để xây dựng nên một thế giới hình ảnh kì vĩ, thơ mộng. Nhưng những thủ pháp trên, đặc biệt là khoa trương, phóng đại được Lí Bạch sử dụng một cách bạo dạn và sáng tạo đến mức gần như phi lí nhưng ngẫm kĩ lại là điều có lí. Chẳng hạn: “Duy có gió bấc gào giận từ trên trời tới Hoa tuyết Yên Sơn lớn như chiếc chiếu, từng tảng, từng tảng rơi xuống đài Hiên Viên” (Bài hành gió bấc) ; Không chỉ khi viết tới những chủ đề nói về cái “tôi” hoặc khi nói về rượu, du lãm, mộng tiên.... mà ngay cả khi phản ánh cuộc sống thường ngày thậm chí nói tới chiến tranh nhà thơ cũng để cho trí tưởng tượng của mình được thỏa sức bay bổng. Có thể thấy, Lí Bạch đã tiếp thu có sáng tạo tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu đã cho rằng: bắt đầu từ Khuất Nguyên, tác giả cá nhân đã trở thành chuẩn mực, từ nay tác phẩm phải được đánh dấu bằng tên của người sáng tác ra nó. Thi tiên Lí Bạch đã biết tiếp thu sáng tạo hình tượng cái tôi cá nhân trong thơ Khuất Nguyên để từ đó in đậm dấu ấn con người cá nhân cá tính độc đáo của SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 14 Líp: K33C - Ng÷ v¨n Khóa luận tốt nghiệp mình vào mỗi tác phẩm, nhờ vậy mà ông đã trở thành thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại. Tiếp xúc, nghiên cứu những tác phẩm của Lí Bạch, có thể thấy, thi tiên có biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ sinh động, trong sáng, hoa mĩ mà lại vô cùng giản dị, tự nhiên, đặc biệt là ngôn ngữ giản dị tự nhiên; mà giản dị chính là con đường duy nhất để đạt tới chiều sâu của thi ca chân chính. Giản dị đồng nghĩa với chín đầy bởi đường tới sự giản dị là cả một sự phức tạp lớn (Reetana – Cuba). Trong Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Khâu Chấn Thanh đã từng dẫn lời cổ nhân cho rằng giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương: Văn chương quý ở sự giản dị. Phàm viết văn những tay bút già dặn thì giản dị, ý chân thực thì giản dị, từ thiết thực thì giản dị, thanh đạm thì giản dị, thần cao mà hàm chứa không cùng thì giản dị. Vì vậy giản dị chính là cảnh giới tận cùng của văn chương [15, 405]. Để có thể đạt tới “cảnh giới tận cùng của văng chương”, Lí Bạch đã tiếp thu tinh hoa văn hóa dân gian, học tập lời ăn tiếng nói của những người thôn cùng ngõ hẻm, học tập loại “sáo trời” (thiên lại) tự kêu, thẳng thắn bộc lộ cái chí của mình giống như gió lướt trên mặt nước, tạo thành làn sóng, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng. “Sáo người dễ làm, sáo trời khó học” (nhân lại dị vị, thiên lại nan học) [15, 406] bởi tiếng sáo trời tự nhiên ấy “kỳ thực là do sự tích lũy hàng ngày mà có, tựa như nước kia có tích lũy thì khi có gió thổi tới là tự nhiên xao động thành sóng ngay” [15, 410]. Dù cho khó học nhưng nếu có ý thức thâm nhập sâu vào đời sống quần chúng nhân dân, học tập quần chúng từ tư tưởng tình cảm đến lời ăn tiếng nói hàng ngày thì cuối cùng vẫn có thể đạt tới, nên mới có câu “sáo người cuối cùng cũng thuộc về sáo trời vậy” (nhân lại tất qui thiên lại hĩ) [15, 410]. Chính bởi học tập những kinh nghiệm quý báu từ thơ ca dân gian nên Lí Bạch cho rằng ngôn ngữ cần tự nhiên, không nên đẽo gọt. Và điều này đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của ông khi chính nhà thơ đã nói: SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 15 Líp: K33C - Ng÷ v¨n Khóa luận tốt nghiệp “Thanh thủy xuất phù dung Thiên nhiên khử điêu sức” (Nước trong sẽ nở hoa sen Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời) Đây vừa là yêu cầu vừa là đặc điểm của phong cách thơ Lí Bạch. Qua thơ, Lí Bạch đã bày tỏ những tâm tư tình cảm suy nghĩ chất chứa trong lòng không chút vẽ vời hay che đậy, giấu giếm, mà luôn yêu ghét phân minh..... Nhắc tới thơ cổ thể Lí Bạch, bạn đọc không thể không nhớ tới 59 bài Cổ Phong còn được gọi là ngũ thập cửu thủ, ngoài ra còn có những bài cổ phong rất nổi tiếng khác như: Nghĩ cổ, Cổ ý, Cảm ngộ, Cảm hứng,.... Như chúng ta đã biết, cổ phong vốn không bị niêm, luật, số câu, số chữ gò bó, có màu sắc tự do, phóng khoáng, có khả năng miêu tả và biểu hiện khá phong phú. Cổ phong cũng có truyền thống phát triển lâu đời. Trải qua thời gian từ thời Hán Ngụy, Lục Triều tới nhà Đường nó đã có sự đổi mới đáng kể, không bị giới hạn ở tả tình tả cảnh đơn giản mà đã có khí thế rộng lớn, bài dài, ngôn ngữ trong sáng, dùng để kể lại các sự kiện, khắc họa nhân vật, phô bày cảnh, bàn luận, khiến cho khả năng biểu đạt của thơ được phát huy cao độ. Kế thừa những thành tựu đã đạt được và bằng khả năng của bản thân, Lí Bạch đã đưa cổ phong đời Đường lên tới đỉnh cao. Điều này có thể minh chứng qua việc ông là người có số lượng tác phẩm đứng hàng đầu trong thể loại cổ phong từ xưa đến nay. Trong số hơn nghìn bài thơ của Lí Bạch có rất nhiều bài làm theo thể Nhạc phủ như Tí dạ ca, Tây khúc ca, Ô dạ đề..... Với Nhạc phủ, nhà thơ có những nghiên cứu thấu triệt, có hẳn tri thức về “nhạc phủ học”, những sáng tác theo Nhạc phủ của ông bài nào cũng có cái mới, hơn nữa lại có sự cách điệu trong sáng, khỏe khoắn của dân ca tạo thành những thi phẩm vô tiền khoáng hậu. Thơ ông dường như buột miệng mà thành, không hề câu nệ về mặt hình thức, nhiều câu tự nhiên lưu loát như khẩu ngữ, thủ pháp thì biến hóa SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 16 Líp: K33C - Ng÷ v¨n Khóa luận tốt nghiệp linh hoạt vô cùng. Chẳng hạn như trong Thục đạo nan có câu ba chữ, câu bốn chữ, có câu năm chữ, có câu bảy chữ, có câu mười một chữ dài ngắn xen kẽ nhau tạo nên âm hưởng của bài thơ, góp phần tác động vào trí tưởng tượng của độc giả: “Y! Hu! Hi! Nguy hồ! Cao tai! Thục đạo chi nan Nan ư thướng thanh thiên! ” (Ôi! Chao! Hỡi ôi! Nguy hiểm sao ! Cao thay! Đường Thục khó đi, khó hơn lên trời xanh!) Vì vậy khi nói thi tiên đã kế thừa các thể loại thơ ca truyền thống, sáng tạo và đưa chúng mà đặc biệt là Nhạc phủ phát triển tới đỉnh cao khiến cho người đời sau khó còn chỗ kế thừa cũng không phải là nói quá. Kết hợp với đó là một tâm hồn phóng khoáng yêu tự do, ghét mọi sự ràng buộc nên thể loại được Lí Bạch ưa chuộng, yêu thích là cổ thể tự do, phóng khoáng. Lưu Hiệp từng cho rằng: sắc đẹp của một áng mây còn vượt cả sự tuyệt diệu của họa công, cây cỏ xanh tươi không đợi thợ tô vẽ cho thêm kì lạ. Làm chi phải trang sức bề ngoài, chỉ cốt sao được tự nhiên mà thôi. Thơ Lí Bạch sở dĩ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến muôn đời là bởi ông có nhiều “bài thơ cuộc đời” chảy tràn từ dân ca Nam Bắc triều, kết hợp với tâm hồn Lí Bạch phóng khoáng, giản dị để trở nên tự nhiên như hơi thở của cuộc sống. Như vậy, có thể thấy để tạo nên thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại Lí Bạch là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau, một trong số những yếu tố đó là sự tiếp thu, kế thừa, học tập một cách sáng tạo những tinh hoa văn hóa quá khứ với một tinh thần “không khinh người đời nay, rất yêu người đời xưa” của ông. Vậy thì thiên năng của Lí Bạch được thể hiện ở trong thơ như thế nào, người viết xin trình bày cụ thể trong phần nội dung chính: Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu ở chương 2. SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 17 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét