
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016
Nghiên cứu dạy học hoá học 12 trường trung học phổ thông nội dung kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học
1.1.1.1. Vị trí
Môn Hóa học là môn học trong nhóm môn tự nhiên. Môn Hóa học cung
cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, mối liên
hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trƣờng và con ngƣời. Những tri thức
này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp
phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân
cách ngƣời lao động mới năng động, sáng tạo.
1.1.1.2. Mục tiêu
Môn Hoá học nhằm giúp HS đạt đƣợc:
Về kiến thức:
HS có đƣợc hệ thống kiến thức Hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết
thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung.
- Hóa học vô cơ.
Về kĩ năng:
HS có đƣợc hệ thống kĩ năng Hóa học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc
khoa học gồm:
- Kĩ năng học tập Hóa học.
- Kĩ năng thực hành Hóa học.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học.
Trịnh Hà Phương
5
K34B- SP Hóa
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Về thái độ:
HS có thái độ tích cực nhƣ:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan trung thực trên cơ sở
phân tích Hóa học.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.
- Ý thức vận dụng những tri thức Hóa học đã học vào cuộc sống và vận động
ngƣời khác cùng thực hiện.
1.1.1.3. Quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình
Chƣơng trình môn Hóa học ở trƣờng phổ thông đƣợc xây dựng và phát
triển trên cơ sở các quan điểm sau đây:
a. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông
Mục tiêu của bộ môn Hóa học phải đƣợc quán triệt và cụ thể hóa trong
chƣơng trình của các lớp ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và THPT.
b. Đảm bảo tính phổ thông cơ bản, hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ thống
tri thức của khoa học Hóa học
Hệ thống tri thức của Hóa học cơ bản đƣợc lựa chọn bảo đảm:
- Kiến thức, kĩ năng Hóa học phổ thông cơ bản.
- Tính chính xác của khoa học Hóa học.
- Sự cập nhật một cách cơ bản những thông tin của khoa học Hóa học hiện
đại về nội dung và phƣơng pháp.
- Nội dung Hóa học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất.
- Nội dung Hóa học đƣợc cấu trúc có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp.
c. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hóa học
- Nội dung thực hành và thí nghiệm Hóa học đƣợc coi trọng, là cơ sở để
xây dựng kiến thức và rèn kĩ năng Hóa học.
Trịnh Hà Phương
6
K34B- SP Hóa
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Tính chất hóa học của các chất đƣợc chú ý xây dựng trên cơ sở các lí
thuyết chủ đạo của Hóa học và đƣợc kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm
Hóa học.
d. Đảm bảo định hướng đổi mới PPDH Hóa học theo hướng dạy và học tích
cực
- Hệ thống nội dung Hóa học cơ bản đƣợc tổ chức sắp xếp, sao cho:
GV thiết kế, tổ chức để HS tích cực hoạt động xây dựng kiến thức và hình
thành những kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn
đƣợc mô phỏng trong các bài tập Hóa học.
- Chú ý khuyến khích GV sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hoá học.
e. Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học của HS
Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học đáp ứng yêu cầu đa dạng, kết hợp
trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hóa học. Hệ
thống bài tập Hóa học này nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Hóa học của HS
ở ba mức độ biết, hiểu và vận dụng, phù hợp với nội dung và phƣơng pháp
của chƣơng trình.
f. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình Hóa học trong nước và
thế giới
Chƣơng trình môn Hóa học phổ thông đảm bảo tiếp cận nhất định với
chƣơng trình Hóa học cơ bản ở một số nƣớc tiên tiến và khu vực về mặt nội
dung, phƣơng pháp, mức độ KT- KN hóa học phổ thông. Chƣơng trình bảo
đảm kế thừa và phát huy những ƣu điểm, khắc phục một số hạn chế của các
chƣơng trình Hóa học trƣớc đây của Việt Nam.
g. Đảm bảo tính phân hóa trong chương trình Hóa học phổ thông
Chƣơng trình môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với
năng lực của mọi HS.
Trịnh Hà Phương
7
K34B- SP Hóa
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngoài nội dung Hóa học phổ thông cơ bản từ lớp 8 đến lớp 12 còn có
nội dung tự chọn về Hóa học dành cho HS có nhu cầu luyện tập thêm hoặc
tìm hiểu một lĩnh vực nhất định hoặc nâng cao kiến thức Hóa học. Nội dung
này góp phần giúp HS có thể tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bƣớc vào
cuộc sống lao động.
1.1.1.4. Nội dung
a. Mạch nội dung:
Chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao đều có nội dung dạy học
từng lớp phù hợp với quan điểm xây dựng và phát triển của từng loại chƣơng
trình. Ví dụ: Chƣơng trình Hóa học 10 nâng cao, chƣơng nguyên tử có khái
niệm obitan nguyên tử, do đó có khái niệm sau đó nhƣ lớp, phân lớp, năng
lƣợng của electron, cấu hình electron dạng ô lƣợng tử. Trong khi đó trong
chƣơng trình lớp 10 cơ bản thì khái niệm obitan nguyên tử chỉ trình bày ở nội
dung đọc thêm, không có nội dung các nguyên lí, qui tắc và không có cấu
hình electron dạng ô lƣợng tử…
b. Kế hoạch dạy học:
Chƣơng trình chuẩn:
Lớp
Số tiết (45 phút/ 1 tiết)
8
9
10
11
12
Tuần
2
2
2
2
2
Cả năm học
70
70
70
70
70
Toàn cấp
Trịnh Hà Phương
Trung học cơ sở: 140
8
Trung học phổ thông: 210
K34B- SP Hóa
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chƣơng trình nâng cao:
Lớp
Số tiết/tuần
Số tuần
Tổng số tiết/năm
10
2,5
35
87,5
11
2,5
35
87,5
12
2,5
35
87,5
Cộng (toàn cấp)
7,5
105
262,5
Nhận thấy có sự khác biệt lớn nhất giữa 2 chƣơng trình là thời lƣợng
tiết/tuần
+ Chƣơng trình chuẩn: 2 tiết/tuần x 35 tuần.
+ Chƣơng trình nâng cao: 2,5 tiết/tuần x 35 tuần.
Kế hoạch dạy học của hai chƣơng trình cơ bản và nâng cao phù hợp với
quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình. Đó là đảm bảo chênh lệch
20% về nội dung và và mức độ kiến thức giữa hai chƣơng trình nhằm đảm
bảo phân hóa và phù hợp trình độ HS.
1.1.1.5. Chuẩn KT- KN môn Hóa học của chƣơng trình giáo dục phổ
thông
Chuẩn KT- KN là nội dung mới rất quan trọng trong chƣơng trình giáo
dục phổ thông, là cơ sở để dạy học và KT- ĐG kết quả học tập của HS. Chuẩn
KT- KN góp phần đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa
học cũng nhƣ việc chỉ đạo thực hiện chƣơng trình và SGK mới.
Chuẩn KT- KN quy định mức độ cần đạt về KT- KN ở mỗi lớp, mỗi
cấp, mỗi chủ đề.
Về mức độ kiến thức: Chuẩn KT- KN quy định rõ mức độ biết, hiểu
về khái niệm, tính chất của chất, ứng dụng và điều chế các chất.
Ở mức độ biết: Yêu cầu HS không chỉ nhớ đƣợc các kiến thức về chất,
tái hiện lại nội dung đã học về chất và sự biến đổi của chúng, HS trả lời đƣợc
Trịnh Hà Phương
9
K34B- SP Hóa
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
các câu hỏi là gì? Nhƣ thế nào? Bằng cách nào?...Các động từ để chỉ mức độ
biết thƣờng là nêu đƣợc, phát biểu đƣợc, kể tên, liệt kê…
Ở mức độ hiểu: Yêu cầu HS không chỉ nhớ đƣợc các kiến thức đã học
mà có thể giải thích đƣợc, lấy ví dụ minh họa đƣợc cho mỗi trƣờng hợp, diễn
đạt theo các cách khác nhau, vận dụng trong những trƣờng hợp tƣơng tự có
biến đổi, suy luận để tìm ra câu trả lời… HS trả lời câu hỏi tại sao? Vì sao?
Cụ thể nhƣ thế nào…
Các động từ diễn đạt mức độ hiểu thƣờng là giải thích, minh họa, dự
đoán, biểu diễn…
Trong chuẩn kiến thức hiện nay để đơn giản nên chỉ mới dùng biết và
hiểu.
Về kĩ năng: Lần đầu tiên, trong chƣơng trình chuẩn đã đƣa ra 3 nhóm
kĩ năng cơ bản đó là: Kĩ năng học tập (nhận thức) hóa học, kĩ năng thực hành
hóa học và kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề mô phỏng
trong các bài tập hóa học theo các mức độ từ thấp đến cao: Học để biết, học
để làm, học để sáng tạo.
Nhóm các kĩ năng học tập Hóa học gồm có: Kĩ năng quan sát thí
nghiệm, kĩ năng tiến hành thí nghiệm, suy đoán, kiểm tra và kết luận…để rút
ra tính chất hóa học mới, phƣơng pháp điều chế chất…
Nhóm kĩ năng thực hành Hóa học gồm một số kĩ năng khi HS tiến hành
thí nghiệm thực hành nhƣ lắp đặt dụng cụ, kĩ năng sử dụng thiết bị, kĩ năng sử
dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm thành công và an toàn thí nghiệm, quan
sát và giải thích hiện tƣợng, viết tƣờng trình thí nghiệm…
Nhóm kĩ năng vận dụng gồm một số kĩ năng: Nhận biết hóa chất bị mất
nhãn, tách chất ra khỏi hỗn hợp, xác định phần trăm khối lƣợng trong hỗn hợp
khí, rắn, lỏng, khử chất thải độc hại, chống ô nhiễm môi trƣờng, giữ gìn vệ
sinh an toàn thực phẩm, giải thích một số hiện tƣợng thực tế.
Trịnh Hà Phương
10
K34B- SP Hóa

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét