
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Sử dụng phần mềm modde 5 0 để tìm hiểu điều kiện tối ưu cho phản ứng trùng hợp acrylamit
Khóa luận Tốt nghiệp
Hoàng Thị Xuân
là trong môi trường phân tích sắc ký (như nhựa trao đổi ion và làm kém hoạt
động enzym). Các ứng dụng này thường yêu cầu diện tích bề mặt lớn, điều
cần thiết để hình thành các lỗ xốp (với kích thước yêu cầu) trong cấu trúc hạt.
Hạt polyme có thể được làm xốp bằng cách cho vào dung chất pha loãng trơ
(porogen) vào pha monome, có thể chiết ra sau khi trùng hợp. Có thể bổ sung
vào pha monome chất ổn định UV (xeton và este vòng), chất ổn định nhiệt
(dẫn xuất etylen oxit và muối vô cơ kim loại), chất bôi trơn và tạo bọt
(porogen).
1.1.3.4. Trùng hợp nhũ tương
Đây là phương pháp kỹ nghệ dùng trùng hợp gốc trong chất nhũ tương
hoá. Phản ứng được tiến hành ở nhiệt độ thấp, tốc độ quá trình lớn, polyme có
trọng lượng phân tử lớn và tính đồng đều về trọng lượng phân tử cao. Nhưng
nó thường được áp dụng cho trùng hợp các loại monome tan trong nước.
Phương pháp này có những thuận lợi như:
• Vận tốc trùng hợp cao.
• Nhiệt độ phản ứng thấp.
• Trọng lượng phân tử của polyme cao hơn.
• Phân bố trọng lượng phân tử đồng đều hơn.
1.2. Trùng hợp trên cơ sở acylamit
1.2.1. Giới thiệu chung về acrylamit [4]
Tên hoá học: acrylamit. Tên gọi khác của acrylamit là acrylic amit;
propenamit; 2-propenamit; axit acrylicamit; etylen carboxamit; propenoic axit
amit và vinyl amit. Công thức phân tử (C3H5NO).
Lớp K33D Hóa học
11
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận Tốt nghiệp
Hoàng Thị Xuân
Công thức cấu tạo:
Acrylamit được kết tinh trong dung dịch nước dưới dạng tinh thể màu
trắng, không mùi. Acrylamit tan tốt trong nước, metanol, etanol, dimetylete
và axeton. Acrylamit không tan trong benzene, clorofom và hexan.
Acrylamit có độ hoạt động hoá học cao. Có hai loại phản ứng tác dụng
lên phân tử, đó là nhóm amin và nối đôi. Hợp chất có một số tính chất hoá
học như: phản ứng thuỷ phân thành axit cacboxylic, phản ứng khử thành
amin, phản ứng tách thành nitril, phản ứng thoái biến Hoffman. Acrylamit có
liên kết hydro giữa các phân tử, thể hiện tính bazơ rất yếu và tính axit cũng rất
yếu.
Acrylamit dạng momome dễ dàng polyme hoá tại điểm nóng chảy hoặc
dưới sự chiếu sáng của tia cực tím. Tinh thể acrylamit bền ở nhiệt độ phòng,
nhưng sự polyme hoá xảy ra mạnh mẽ khi nóng chảy hoặc tiếp xúc với tác
nhân oxi hoá như clo và brom. Khi nhiệt phân huỷ acrylamit sinh ra khí độc,
khói cay (NOx). Nếu nhiệt độ cao acrylamit có thể phát nổ.
Acrylamit được sử dụng như hợp chất hoá học trung gian trong tổng
hợp polyacrylamit. Acrylamit có thể tự trùng hợp hoặc với các momome chứa
nhóm vinyl khác như acrylic axit trong điều kiện có gốc tự do và không có
oxi. Quá trình này có thể hình thành polyme có khối lượng phân tử trong
khoảng 103 đến > 107 g.mol-1. Những polyme tổng hợp có thể biến tính để
thành không ion, anionic hoặc cationic tuỳ mục đích sử dụng.
Ngoài ra, dưới điều kiện pH tương đối thấp và nhiệt độ thay đổi các
hợp chất có thể phản ứng với acrylamit tại vị trí nối đôi, hình thành các sản
Lớp K33D Hóa học
12
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận Tốt nghiệp
Hoàng Thị Xuân
phẩm cuối ít độc hơn. Đó là các hợp chất amoni, amin, ancol, xenlulo, tinh
bột, mercaptan, sulfit, bisulfit và các tác nhân oxi hoá mạnh như clo,
hypoclorơ, brom, pemanganat hay ozon. Đặc biệt trong phản ứng polyme hoá,
thêm sulfit hoặc bisulfit là một phương pháp làm giảm lượng acrylamit dư
trong sản phẩm polyacrylamit thương mại. Sulfit cũng được tìm thấy trong
nước tự nhiên dưới điều kiện khử nhẹ.
1.2.2. Trùng hợp acrylamit
Trong các phản ứng trùng hợp dẫn xuất của axit acrylic thì acrylamit
được nghiên cứu nhiều nhất, phản ứng được tiến hành trong các dung môi
khác nhau, thường được tiến hành trong dung dịch nước, sử dụng chất khơi
mào tạo gốc tự do, các hệ quang hoá và chiếu xạ tia X .
Khi có mặt các gốc tự do, acrylamit trùng hợp nhanh chóng thành các
polyme trọng lượng phân tử cao. Các chất khơi mào thường được sử dụng là
các peoxit, các hợp chất azo, cặp oxy-hoá khử, các hệ quang hoá và tia X.
Trùng hợp dung dịch là một phương pháp thường được sử dụng nhất. Phản
ứng trùng hợp dung dịch của acrylamit có thể được tiến hành trong môi
trường nước sử dụng chất khơi mào kali pesunfat ở 60-100C, hoặc phản ứng
được thực hiện với hệ khơi mào oxi hoá khử K2S2O8-Na2S2O3 xảy ra ở nhiệt
độ phòng. Trong mỗi trường hợp điều chỉnh trọng lượng phân tử có thể được
thực hiện bằng sự biến đổi nồng độ của chất khơi mào, nhiệt độ của phản ứng
và bao gồm cả chất điều chỉnh mạch [15]. Phản ứng trùng hợp dung dịch thì
cũng được tiến hành trong metanol với azobiisobutyronitrin như chất khơi
mào ở nhiệt độ 50-100C. Trọng lượng phân tử được điều chỉnh bởi sự thêm
các số lượng khác nhau của 2-propanol trong dung môi metanol, trọng lượng
phân tử thấp. Tuy nhiên nếu nồng độ monome ban đầu lớn hơn 10% thì cần
lưu ý để tránh phản ứng không có khả năng điều khiển và hình thành các sản
Lớp K33D Hóa học
13
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận Tốt nghiệp
Hoàng Thị Xuân
phẩm tan không hoàn toàn. Polyme có thể được thu hồi nếu cần bằng cách kết
tủa và chiết với metanol hay axeton.
Dainton et al [11] đã tiến hành trùng hợp dung dịch acrylamit sử dụng
tia X, các tác giả đã nghiên cứu động học của phản ứng, kết quả cho thấy rằng
gốc tự do hydroxyl chiếm tỷ lệ lớn hơn trong các gốc tự do được tạo thành.
Kern và cộng sự [24] cũng đã trùng hợp acrylamit trong nước nhưng sử dụng
tia , đã thu được polyme có trọng lượng phân tử lớn và các gốc tự do hoạt
động chủ yếu là H• và •OH.
Phản ứng trùng hợp ở pH thấp dẫn tới sự imit hoá, ở pH cao có thể dẫn
tới sự thuỷ phân nhóm chức amit. Sản phẩm polyme có trọng lượng phân tử
cực kỳ cao, quá trình thì luôn luôn được tiến hành trong dung dịch loãng (ví
dụ 10% acrylamit trong nước). Nếu độ nhớt của hệ thống tăng lên tới giới hạn
điều đó khó điều khiển. Sự thêm nước có thể trong phản ứng trùng hợp giữ
điều kiện phản ứng thì khả năng kiểm tra dễ dàng hơn.
Hong-Ru Lin [100] đã nghiên cứu động học của phản ứng trùng hợp
acrylamit trong dung dịch nước sử dụng chất khơi mào kali persulfat. Sự
chuyển hóa của monome được phân tích bằng phương pháp trọng lượng.
Nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc của hàm lượng chất khơi mào đến tốc độ
phản ứng trùng hợp tuân theo lý thuyết động học cổ điển, độ chuyển hóa của
monome tăng theo sự tăng của nhiệt độ phản ứng, trong khi thay đổi giá trị
pH thì không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào lên độ chuyển hóa monome tại
các giá trị nhiệt độ cố định.
Caudau [31] đã nghiên cứu động học quá trình trùng hợp của acrylamit
với các muối natri và amoni của axit acrylic bằng phương pháp nhũ tương
ngược sử dụng chất nhũ hoá sorbitol monooleat (SOM) và xác định tốc độ
của cả chất khơi mào, monome và chất nhũ hoá cũng như năng lượng hoạt
Lớp K33D Hóa học
14
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận Tốt nghiệp
Hoàng Thị Xuân
hoá của quá trình trùng hợp. Các phép đo động học của acrylamit không ion
và muối ion hoá của axit acrylic cũng được so sánh. Các dữ liệu động học này
khá phù hợp với cơ chế trùng hợp đề xuất nhưng khác với cơ chế trùng hợp
nhũ tương truyền thống. Bậc tốc độ gần như đẳng phân tử đối với monome
chứng tỏ sự tham gia trong phản ứng khơi mào. Điều này cũng giải thích lý
do tại sao nhiệt độ trùng hợp thường thấp khoảng 40oC. Để giải thích cơ chế
trùng hợp trong trường hợp này không thể sử dụng lý thuyết tạo mixen của
Smith Ewart vì chất khơi mào không hoà tan trong pha liên tục mà trong pha
phân tán. Do đó, phản ứng khơi mào bắt đầu trong các giọt phân tán mịn đối
với dung dịch nuớc của monome. Việc giải thích cơ chế trùng hợp thường liên
quan đến nhiệt độ trùng hợp thấp. Phản ứng khơi mào diễn ra trong pha nước
và có thể trải qua giai đoạn phức tạp. Phức amoni pesunfat và acrylamit phân
huỷ thành hai gốc không ghép đôi có khả năng phát triển mạch. Sự hình thành
phức làm tăng cường quá trình phân huỷ của amoni pesunfat ở nhiệt độ thấp.
Quá trình trùng hợp nhũ tương các monome axit acrylic khơi mào pesunfat
diễn ra như trùng hợp dung dịch các hạt nhỏ. Không giống như quá trình
trùng hợp nhũ tương truyền thống, quá trình tạo mầm trong các mixen của
chất nhũ hoá không diễn ra. Bậc tốc độ đối với chất nhũ hoá là do tăng nồng
độ của chất ổn định giống như trong trùng hợp huyền phù hay do hoạt động
ức chế. Sự phát triển của các hạt không diễn ra do khuyếch tán monome mà
do va chạm tương hỗ của các hạt trong giai đoạn đầu của quá trình trùng hợp.
Tác giả Dimonie và cộng sự [32] lại nghiên cứu quá trình trùng hợp
acrylamit trong huyền phù ngược và so sánh với phương pháp trùng hợp dung
dịch. Ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như nồng độ chất khơi mào, quy
trình thêm pha nước, bản chất và nồng độ chất nhũ hoá, nồng độ muối, thời
gian từ khi trộn các pha tới khi bắt đầu quá trình trùng hợp,…tới trọng lượng
phân tử của monome cũng được nghiên cứu. Các tác giả đã sử dụng phép đo
Lớp K33D Hóa học
15
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận Tốt nghiệp
Hoàng Thị Xuân
độ dẫn, phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và kính hiển vi điện tử để thiết
lập các giai đoạn phản ứng và đặc trưng của polyme. Các kết quả chứng tỏ
tầm quan trọng của mỗi giai đoạn phản ứng và giúp hiểu rõ hơn quá trình
trùng hợp. Các tác giả cũng nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điện ly và
thấy rằng chất điện ly làm thay đổi các tính chất bề mặt chung của dung dịch
chất hoạt động bề mặt cũng như cấu hình của polyacrylamit trong dung dịch
nước. Khi không có mặt chất điện ly, trọng lượng phân tử của polyacrylamit
được tổng hợp bằng phương pháp huyền phù ngược phụ thuộc trực tiếp vào
cách đưa monome vào hỗn hợp phản ứng, theo giai đoạn hoặc liên tục. Mức
độ trùng hợp giảm đáng kể khi monome được thêm vào theo từng giai đoạn là
do giảm tỷ lệ pha nước/ pha hữu cơ. Khi thêm một số muối vô cơ như
NaNO3, NaCl hay Na2SO4 vào hỗn hợp phản ứng, tiến trình chung của quá
trình không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, khi thêm các muối như mono-,
di- hay polycacboxylic axit, thậm chí chỉ một lượng nhỏ, cũng làm tăng đột
ngột trọng lượng phân tử của polyme thu được trong quá trình trùng hợp dung
dịch đặc hay huyền phù ngược cũng như tiến trình phản ứng riêng quan sát
được trong quá trình trùng hợp huyền phù, điều này nhấn mạnh những đặc
trưng hoàn toàn khác của quá trình trùng hợp huyền phù trực tiếp thông
thường.
Động học quá trình trùng hợp acrylamit trong vi nhũ tương ngược cũng
được Caudau và cộng sự [33] nghiên cứu nhờ sử dụng chất nhũ hoá AOT và
các chất khơi mào AIBN và kali pesunfat (K2S2O8). Các hạt latex
polyacrylamit đảo được tạo thành rất sạch và có độ bền cao. Kỹ thuật đo độ
giãn nở được sử dụng để theo dõi độ chuyển hoá của monome ở nhiệt độ
45oC. Tốc độ trùng hợp là bậc 1 đối với nồng độ monome ban đầu và khi có
mặt AIBN và bậc 1,5 đối với K2S2O8. Mối quan hệ nghịch đảo giữa khối
lượng phân tử và nồng độ chất nhũ hoá chứng tỏ có sự tham gia của chất nhũ
Lớp K33D Hóa học
16
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét