
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016
Nghiên cứu mạ hydroxylapatit (HA) trên nền titan
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
1.1. Cơ sở lí thuyết mạ điện.
1.1.1. Định nghĩa
Mạ điện là một công nghệ điện phân, tạo ra một lớp phủ lên bề mặt vật
cần mạ hay chính là dùng tác dụng của dòng điện để phủ một lớp kim loại lên
trên mặt vật thể.
Mạ điện là một trong những phương pháp rất có hiệu quả để bảo vệ kim
loại khỏi bị ăn mòn trong môi trường xâm thực và khí quyển. Các vật mạ điện
có giá trị trang sức, ngoài ra còn có độ cứng độ, dẫn điện cao được áp dụng
rộng rãi trong các nhà máy sản xuất thiết bị điện, ôtô, môtơ, xe đạp, dụng cụ y
tế, các hàng kim khí tiêu dùng.…
1.1.2. Sự tạo thành lớp mạ
Khi nhúng hai tấm kim loại (gọi là điện cực) vào dung dịch điện li và
nối với nguồn điện một chiều. Kim loại nối với cực dương của nguồn điện gọi
là anot (cực dương), kim loại nối với cực âm của nguồn điện gọi là catot (cực
âm). Khi có dòng điện chạy qua thì các ion dương sẽ theo chiều dòng điện
chạy về phía catot, nhận điện tử - bị khử. Ion âm sẽ theo chiều dòng điện chạy
về phía anot, cho điện tử - bị oxy hoá.
Trên catot:
Mn+ + ne
2H+ + 2e
Trên anot:
M
4OH-
M
H2
Mn+ + ne
2H2O + O2 + 4e
Ở catot, ion kim loại tạo thành nguyên tử kim loại, ở anot nguyên tử
kim loại tạo thành ion kim loại, đó là anot hòa tan.
Trần Thị Hương
2
K35C - Hóa2
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Hình 1. Sơ đồ mạ điện
1.1.3. Bản chất và yêu cầu đối với lớp mạ
Mạ điện là phương pháp điện phân để kết tủa lớp kim loại và hợp kim
mỏng, để chống sự ăn mòn, trang sức bề mặt, tăng tính dẫn điện, tăng kích
thước, tăng độ cứng bề mặt. Trong mạ điện, yếu tố quan trong nhất không
phải là tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu suất mà là vấn đề chất lượng lớp mạ.
Vì vậy, phải tìm thành phần dung dịch, điều kiện điện phân, để đảm bảo lớp
mạ có tính chất sau:
Bám chắc vào kim loại nền, không bong.
Lớp mạ kết tinh nhỏ mịn, độ xốp nhỏ.
Lớp mạ bóng, dẻo, có độ cứng cao.
Lớp mạ có đủ độ dày nhất định.
Cấu tạo tinh thể giữ vai trò quyết định đến chất lượng lớp mạ. Tinh thể
càng nhỏ mịn chất lượng lớp mạ càng tốt.
1.1.4. Quá trình điện kết tủa kim loại
Trong quá trình mạ cation kim loại trong dịch chuyển tới catot, thu điện
tử rồi kết tủa thành nguyên tử kim loại. Các nguyên tử liên kết thành ô mạng
cơ sở. Các ô mạng phát triển thành tinh thể, các tinh thể liên kết với nhau
thành lớp mạ.
Trần Thị Hương
3
K35C - Hóa3
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Quá trình điện kết tủa kim loại gồm nhiều giai đoạn, trong đó quan
trọng nhất là:
Các ion phóng điện khuyếch tán từ dung dịch đến điện cực.
Các ion hidrat hóa [M(H2O)x] phóng điện bao gồm các giai đoạn
khử vỏ hidrat của ion một phần hay toàn bộ và các phần tử hình thành sau khi
phóng điện hấp thụ lên điện cực catot.
Di chuyển các phần tử hình thành sau khi phóng điện (nguyên tử
kim loại) đến nơi kết tinh và các nguyên tử kim loại đi vào mạng lưới tinh thể
tạo thành và phát triển thành mầm tinh thể.
Cấu trúc của lớp mạ phụ thuộc vào tỉ lệ tốc độ tạo mầm tinh thể và sự
lớn lên của nó. Tốc độ tạo mầm càng lớn thì cấu trúc lớp mạ càng nhỏ mịn.
Tốc độ phát triển mầm lớn thì tinh thể thô và to. Mỗi giai đoạn có một tốc độ
nhất định và phụ thuộc vào điều kiện điện phân (nhiệt độ, pH, mật độ dòng,
tốc độ khuấy, thành phần dung dịch...) mà quyết định giai đoạn nào chiếm ưu
thế.
Yêu cầu về lớp mạ là kết tinh nhỏ mịn, sự kết hợp giữa các tinh thể chặt
chẽ. Vì vậy phải dùng phương pháp làm tăng tốc hình thành mầm tinh thể.
Nếu tốc độ hình thành mầm tinh thể càng cao thì trong một đơn vị thời gian
kết tủa trên bề mặt càng nhiều, tốc độ tạo mầm lớn hơn tốc độ phát triển mầm.
Phân cực catot có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lớp mạ. Ngoài ra, khi kết
tinh thì hình thức sắp xếp tinh thể cũng quyết định tính chất lớp mạ.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc lớp mạ
1.2.1. Ảnh hưởng của chất điện giải
a) Ảnh hưởng của nồng độ ion chất điện giải
Nồng độ ion kim loại trong dung dịch có ảnh hưởng rất lớn đến độ mịn
của tinh thể. Muốn thu được lớp mạ tốt cần đảm bảo nồng độ dung dịch thích
hợp.
Trần Thị Hương
4
K35C - Hóa4
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Nếu nồng độ dung dịch quá cao sẽ làm giảm phân cực catot, lớp mạ kết
tinh xấu, thô. Dung dịch tương đối loãng thì lớp mạ mịn, nếu loãng quá thì
mật độ dòng điện giới hạn bé, tốc độ kết tinh giảm, hiệu suất thấp, lớp mạ
xấu, thô, có độ dẫn điện kém, tốn nhiều năng lượng.
b) Ảnh hưởng của thành phần dung dịch chất điện giải
Trong dung dịch mạ ngoài muối kim loại còn có thêm một số muối
khác và các axit tương ứng, để đạt 3 yêu cầu sau:
Tăng độ dẫn điện của dung dịch
Làm cho cấu trúc lớp mạ tốt
Khống chế pH của dung dịch
Để tăng độ dẫn điện, lớp mạ phân bố tốt, kết tinh nhỏ mịn trong quá
trình mạ thường cho thêm muối của kim loại kiềm. Để giữ pH ổn định thường
cho vào các chất đệm như: axit boric, axit axetic, nhôm sunfat...
1.2.2. Ảnh hưởng của chế độ điện phân đến cấu trúc lớp mạ
a) Ảnh hưởng của mật độ dòng điện
Mật độ dòng biểu thị tốc độ kết tủa trên catot ảnh hưởng đến cấu trúc
lớp mạ. Mật độ dòng tăng thì phân cực catot tăng. Khi mật độ dòng tăng cao,
tốc độ di chuyển của ion và tốc độ phóng điện của nó khác nhau rõ rệt. Do đó
kết tinh nhanh, lớp mạ mịn và kín. Mật độ dòng nhỏ, mầm tinh thể sinh ra ít,
lớp mạ thô. Nhưng mật độ dòng quá cao thì sự phóng điện của các ion ở lớp
sát catot lớn, khuyếch tán không bù kịp, chỗ nhọn, lồi hay ở biên vật mạ, mật
độ dòng điện tập trung, thể tích lớn lên rất nhanh, hình thành nhánh cây, thậm
chí tạo thành kết tủa sần sùi trên toàn bộ bề mặt, dễ bị bong và rời ra như bột.
Tăng mật độ dòng điện có thể tăng năng suất thiết bị nhưng không tăng
tùy ý được. Đối với mỗi loại dung dịch chỉ có một khoảng mật độ dòng thích
hợp, tương ứng với nồng độ ion kim loại mạ, pH, nhiệt độ đối lưu của dung
dịch. Nói chung ở nồng độ cao, dung dịch đặc, khuấy trộn mạnh thì có thể sử
dụng mật độ dòng cao.
Trần Thị Hương
5
K35C - Hóa5
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất phức tạp, nhiệt độ có thể làm cho
nhiều tính chất của dung dịch thay đổi như độ dẫn điện, hoạt độ ion, thế
phóng điện ion, quá thế hydro...Nhiệt độ dung dịch tăng lên, làm tăng sự dịch
chuyển của các ion, bổ sung rất nhanh số ion ở lớp catot và khuyếch tán mạnh
số ion của anot hòa tan. Nói chung nhiệt độ tăng làm giảm sự phân cực catot,
làm cho lớp mạ thô.
Khi tăng nhiệt độ quá cao gây nhiều tác hại như: độ nhớt của dung dịch
chất điện phân giảm, nồng độ các phân tử trong lớp sát cactot giảm do sự lắng
nhanh của các hạt (khi khuấy trộn yếu). Dung dịch bị phân hủy và hao hụt
nhiều do bay hơi, đồng thời tốn nhiều điện năng và thời gian để đun nóng
dung dịch.
Nhưng nếu nhiệt độ thấp dưới ngưỡng quy định sẽ cho lớp mạ giòn, tốc
độ mạ chậm,...chất lượng lớp mạ không đảm bảo. Vì vậy với mỗi một dung
dịch kim loại mạ tương ứng với nhiệt độ quy định, đảm bảo nâng cao năng
suất và chất lượng lớp mạ.
Trong thực tế sản xuất thường tăng nhiệt độ để hoà tan các loại muối,
tăng độ dẫn điện, giảm sự thấm hidro. Tăng nhiệt độ có thể nâng cao mật độ
dòng cho nên vẫn đảm bảo lớp mạ kết tinh mịn, tăng năng suất mạ.
c) Khuấy
Trong quá trình mạ điện, những phản ứng điện hóa gây nên sự thay đổi
nồng độ dung dịch gần điện cực, và sự biến đổi này được bù đắp bằng sự dịch
chuyển của các ion đến điện cực từ trong dung dịch; trong quá trình kết tủa
tạo mầm trên catot xảy ra hiện tượng nồng độ ion kim loại sát lớp catot bị
nghèo đi, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ gây ra phân cực nồng độ.
Không được dùng dòng điện lớn, tốc độ mạ chậm, lớp mạ dễ bị gai,
cây, cháy và dung dịch dễ xảy ra hiện tượng phân lớp nồng độ, ở gần catot
Trần Thị Hương
6
K35C - Hóa6
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
dung dịch loãng và nhẹ hơn sẽ chuyển động lên phía trên, ngược lại gần anot
dung dịch đặc và nặng hơn sẽ chuyển động xuống đáy. Các hạt sẽ lắng xuống
đáy và dễ kết tụ tạo thành từng khối dẫn tới lớp mạ thu được với số lượng hạt
ít và các hạt phân bố không được đồng đều.
Để khắc phục các hiện tượng trên thì dung dịch phải được khuấy đảo
liên tục, việc khuấy đảo dung dịch nhằm các mục đích sau:
San bằng nồng độ và nhiệt độ giữa các lớp catot cũng như toàn bộ khối
dung dịch, làm tăng sự khuếch tán đến điện cực. Tăng chuyển động tương đối
giữa catot và dung dịch, cho phép dùng dòng catot cao hơn, làm tăng tốc độ mạ.
Khuấy đảo duy trì dung dịch mạ luôn ở trạng thái huyền phù (các hạt ở
trạng thái lơ lửng), chống lại sự lắng xuống của các hạt, đặc biệt các hạt ở sát
lớp điện cực và các hạt có kích thước lớn, đảm bảo độ phân tán cao của các
hạt chống lại sự kết tụ và tạo keo của các hạt (đối với hạt có kích thước siêu
nhỏ), tạo tác dụng cơ khí cho các hạt lên quá trình điện cực, chống lại sự thụ
động của anot.
Khuấy thúc đẩy sự dịch chuyển các hạt, tăng khuấy sẽ làm cho nhiều
hạt tham gia vào lớp mạ. Tuy nhiên khuấy quá mạnh sẽ làm giảm các hạt
tham gia vào lớp mạ bởi vì các hạt này sẽ bị văng ra khỏi bề mặt catot trước
khi chúng được giữ lại.
d) Ảnh hưởng của pH
Bản chất của quá trình mạ điện là sự ăn mòn điện hóa, để quá trình này
xảy ra, kim loại mạ cần ở dạng ion, ion H+ có vai trò duy trì các kim loại ở
dạng ion. Nhưng ion H+ chỉ có tác dụng với các kim loại mạ đứng trước ion
H+ trong dãy hoạt động hóa học.
Trong quá trình mạ điện đã xảy ra các phản ứng trên điện cực, tại catot
ngoài phản ứng chính khử kim loại mạ, còn có phản ứng phụ khử ion H+:
` 2H+ + 2e
H2
Trần Thị Hương
7
K35C - Hóa7

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét