
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016
Nghiên cứu khả năng gia cường của tro bay biến đổi bề mặt tới tính chất của cao su blend trên cơ sở cao su thiên nhiên và cao su styren butadien
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Những yếu tố này bị chi phối bởi điều kiện chuẩn bị và gia công vật liệu.
1.1.4. Một số loại polyme blend [2]
Sự phát triển và ứng dụng của vật liệu polyme blend nói chung, cao su
blend nói riêng, là một trong những thành tựu quan trọng của thế kỉ XX. Do
có ưu thế ở nhiều mặt mà chúng đã được sản xuất và ứng dụng ở hầu khắp các
lĩnh vực của nền kinh tế, từ các sản phẩm thông dụng cho tới các sản phẩm kĩ
thuật cao và được ứng dụng trong ngành điện, chế tạo máy, giao thông vận
tải, xây dựng, khai thác dầu khí, lĩnh vực an ninh – quốc phòng,… và các sản
phẩm polyme blend đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như
chủng loại.
Để cải thiện tính năng vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu kĩ thuật ngày càng
cao, trong những năm qua các nhà khoa học, các nhà sản xuất đã không
ngừng nghiên cứu để đưa ra những vật liệu mới. Nhiều vật liệu blend trên cơ
sở CSTN cũng như cao su tổng hợp đã được nghiên cứu chế tạo, trong đó có
nhiều loại cao su blend đã trở thành thương phẩm trên thị trường quốc tế như:
Geolast (blend của cao su NBR với cao su EPDM) có khả năng bền nhiệt, bền
dầu; JSR NV (blend của NBR với nhựa PVC) có khả năng bền dầu, hóa chất
và nhiệt độ thấp; Royalene (blend của cao su EPDM với nhựa PP) có khả
năng bền va đập, bền thời tiết và được sử dụng trong kĩ nghệ ô tô,…
Ở Việt Nam việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme blend
nói chung và cao su blend nói riêng, mới chỉ được quan tâm từ đầu những
năm 90 của thế kỉ trước và dần phát triển từ gần trục năm trở lại đây. Mục tiêu
đầu tiên nhắm tới của các tác giả thông qua chế tạo các vật liệu cao su blend
trên cơ sở CSTN nhằm cải thiện tính năng cơ lý, kĩ thuật để mở rộng phạm vi
ứng dụng cho CSTN, nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam. Từ đó nghiên
cứu công nghệ chế tạo ra các sản phẩm cao su kĩ thuật với giá thành hợp lí,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thay thế nhập ngoại và dần tiến tới xuất
Phạm Thị Ngoãn
7
Lớp K35B - Hóa
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
khẩu. Một số loại cao su blend được nghiên cứu chế tạo ở Việt Nam như: cao
su blend của CSTN với cao su clopren (CR) ứng dụng làm các khe co dãn, gối
cầu phục vụ xây dựng các công trình giao thông đường bộ; blend của ENR
với CR để chế tạo một số dụng cụ cứu hộ hỏa hỏa hoạn cao tầng; hệ blend
chống cháy trên cơ sở PVC-ENR và hệ CR-ENR; cao su blend trên cơ sở
CSTN với polyetylen tỉ trọng thấp (CSTN/LDPE) để chế tạo các loại đệm
chống va đập tàu biển cũng như các loại giầy đế nhẹ chất lượng cao phục vụ
xuất khẩu; cao su blend với cao su nitril butadien (NBR) có khả năng bền dầu
mỡ, có tính chất cơ lí cao, giá thành hạ,… Một số hệ blend có tính năng cao:
Hệ blend trên cơ sở cao su NBR với CSTN
Hệ blend trên cơ sở cao su NBR với CSTN epoxy hóa (ENR)
Hệ blend trên cơ sở cao su NBR với PVC
Hệ blend trên cơ sở cao su NBR với cao su CR
Hệ blend trên cơ sở cao su CR với PVC
Hệ blend trên cơ sở cao su NBR với CR và PVC
1.1.5. Các phương pháp xác định tương hợp của polyme blend
Có nhiều phương pháp có thể xác định khả năng tương hợp của polyme
blend nói chung và cao su blend nói riêng. Dưới đây là một số phương pháp
thông dụng và khá đơn giản để đánh giá khả năng tương hợp của vật liệu này.
Hòa tan vật liệu trong dung môi
Tạo màng polyme blend
Quan sát bề mặt vật liệu
Đánh giá qua nhiệt độ thủy tinh hóa của vật liệu
Phương pháp cơ nhiệt động
Phương pháp sử dụng kính hiển vi
Phương pháp tán xạ tia X góc hẹp
Phạm Thị Ngoãn
8
Lớp K35B - Hóa
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.6. Các biện pháp tăng tính tương hợp của polyme blend
Trong thực tế, có rất ít cặp polyme nói chung và cao su hay nhựa nhiệt dẻo
nói riêng tương hợp nhau về mặt nhiệt động, còn đa phần các polyme không
tương hợp với nhau. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, các polyme có bản
chất hóa học giống nhau sẽ dễ phối hợp với nhau, những polyme khác nhau về
cấu tạo hóa học hoặc độ phân cực sẽ khó trộn hợp với nhau. Trong những trường
hợp này ta phải sử dụng các biện pháp làm tăng tính tương hợp như:
Sử dụng các chất tương hợp
Sử dụng các peroxit
Sử dụng các tác nhân gồm peroxit và hợp chất đa chức
Chế tạo các blend trên cơ sở các polyme có khả năng tham gia phản
ứng trao đổi
Sử dụng các chất hoạt động bề mặt
Sử dụng các chất độn hoạt tính
Sử dụng phương pháp cơ nhiệt
Sử dụng phương pháp lưu hóa động
1.1.7. Các phương pháp chế tạo vật liệu polyme blend
Để chế tạo vật liệu polyme blend nói chung, hay cao su blend nói riêng
người ta có thể tiến hành trộn trực tiếp các polyme ngay trong quá trình tổng
hợp hoặc còn đang ở dạng huyền phù hay nhũ tương. Đối với các polyme
thông thường người ta thường phối trộn trong các máy trộn kín (internal
mixer), máy đùn (extruder) một trục hoặc hai trục và có thể dùng máy cán có
gia nhiệt hoặc không gia nhiệt (khi phối trộn các cao su có nhiệt độ chảy mềm
không cao),… [1].
Trong tất cả các trường hợp, thời gian trộn, nhiệt độ và tốc độ trộn có
ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc cũng như tính chất của vật liệu. Vì thế đối
với mỗi hệ cụ thể, căn cứ vào tính chất của các polyme (cao su hay nhựa) ban
Phạm Thị Ngoãn
9
Lớp K35B - Hóa
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
đầu cũng như đặc tính lưu biến của tổ hợp để chọn chế độ chuẩn bị (tạo
blend) và gia công thích hợp. Quá trình chế tạo vật liệu polyme blend có thể
được tiến hành bằng các phương pháp như:
Chế tạo polyme blend từ dung dịch polyme
Chế tạo polyme blend từ hỗn hợp các latex polyme
Chế tạo polyme blend ở trạng thái nóng chảy
1.2. Cao su thiên nhiên [4]
1.2.1. Thành phần và cấu tạo
Thành phần của cao su thiên nhiên gồm nhiều nhóm các chất hóa học
khác nhau; hiđrocacbon (thành phần chủ yếu), độ ẩm, các chất trích ly bằng
axeton, các chất chứa nitơ, chất khoáng. Hàm lượng các chất này có thể dao
động tương đối lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp sản xuất,
tuổi cây cao su, cấu tạo thổ nhưỡng, khí hậu nơi cây sinh trưởng, phát triển và
mùa khai thác mủ cao su. Trong bảng 1.2 trình bày thành phần hóa học của
CSTN sản xuất bằng các phương pháp khác nhau.
Bảng 1.2: Thành phần (phần khối lượng – PKL) của CSTN sản xuất bằng các
phương pháp khác nhau
Loại cao su
STT
1
2
Thành phần chính
Hydrocacbon
Chất trích ly bằng
axeton
Hong khói
Crếp trắng
Bay hơi
(PKL)
(PKL)
(PKL)
93 ÷ 95
93 ÷ 95
85 ÷ 90
1,5 ÷ 3,5
2,2 ÷ 3,24
3,6 ÷ 5,2
3
Chất chứa nitơ
2,2 ÷ 3,5
2,4 ÷ 3,8
4,2 ÷ 4,3
4
Chất tan trong nước
0,3 ÷ 0,85
0,2 ÷ 0,4
5,5 ÷ 5,72
5
Chất khoáng
0,15 ÷ 0,85
0,16 ÷ 0,85
1,5 ÷ 1,8
6
Độ ẩm
0,2 ÷ 0,9
0,2 ÷ 0,9
1,0 ÷ 2,5
Phạm Thị Ngoãn
10
Lớp K35B - Hóa
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CSTN là polyisopren mà mạch đại phân tử của nó được hình thành từ
các mắt xích isopren:
CH2 C CH CH2
CH3
n
Các mắt xích isopren có đồng phân cis liên kết ở vị trí 1,4 chiếm 98%.
ch3
h
c=c
ch2
ch3
ch2
ch2
h
c=c
ch2
ch2
ch2
c=c
h
ch3
Dạng đồng phân trans còn lại chỉ chiếm 2%.
Khối lượng phân tử trung bình của cao su thiên nhiên là 1,3.106.
Mức độ dao động khối lượng phân tử rất nhỏ (từ 105 đến 2.106).
1.2.2. Tính chất vật lí
Cao su ở nhiệt độ thấp (-250C) có cấu trúc tinh thể, nhiệt độ nóng chảy
xảy ra đồng thời với hiện tượng hấp phụ nhiệt. Ở 20-300C, CSTN ở dạng crêp
có đại lượng biến dạng dài là 70%.
Ngoài ra, CSTN được đặc trưng bởi các tính chất vật lí sau:
- Khối lượng riêng
913 kg/m3
- Nhiệt độ hóa thủy tinh
-700C
- Hệ số giãn nở thể tích
656.10-4 dm3/0C
- Nhiệt dẫn riêng
0,14 W/m.0K
1,88 kJ/kg.0K
- Nhiệt dung riêng
- Nửa chu kì kết tinh ở -250C
2 - 4 giờ
- Thẩm thấu điện môi ở tần số dao động 1000 hec/giây
2,4 – 2,7
- Tang của góc tổn thất điện môi
1,6.10-3
- Điện trở riêng:
5.1012 Ω.m
+ Crếp trắng
+ Crếp hong khói
Phạm Thị Ngoãn
11
3.1012 Ω.m
Lớp K35B - Hóa
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CSTN tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng, CCl4,
CS2 nhưng không tan trong rượu và axeton. Khi pha vào dung dịch cao su,
các dung môi hữu cơ như rượu, axeton xuất hiện hiện tượng kết tủa cao su từ
dung dịch.
1.2.3. Tính chất công nghệ
Cao su thiên nhiên có độ nhớt ở 1440C là 95 Muni, có khả năng phối trộn
tốt với các loại chất độn, các phụ gia trên máy luyện kín và máy luyện hở.
Hợp phần trên cơ sở CSTN có độ bền kết dính nội cao, có khả năng cán tráng
và ép phun tốt, mức độ co ngót kích thước sản phẩm nhỏ.
- Cao su thiên là cao su không phân cực do đó nó không có khả năng làm
việc trong môi trường dầu mỡ.
- Cao su thiên nhiên ít độc.
- Cao su thiên nhiên có khả năng trộn tốt với các loại cao su và nhựa
nhiệt dẻo không phân cực khác theo bất cứ tỉ lệ nào.
1.24. Tính chất cơ lý
CSTN có khả năng lưu hóa bằng lưu huỳnh phối hợp với các loại xúc
tiến lưu hóa thông dụng. Tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên được xác định
theo tính chất cơ lý của hợp phần cao su tiêu chuẩn trên bảng 1.3:
Bảng 1.3: Hợp phần cao su tiêu chuẩn
STT
Thành phần
Hàm lượng (PKL)
1
CSTN
100,0
2
Lưu huỳnh
3,0
3
Mercaptobenzothiazon
0,7
4
ZnO
5,0
5
Axit stearic
0,5
Phạm Thị Ngoãn
12
Lớp K35B - Hóa

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét