
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Nghiên cứu tổng hợp chất phát quang trên cơ sở ytri oxit, ytri photphat kích hoạt bởi europi, ceri và tecbi
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
- Khả năng thứ nhất: electron chuyển xuống trạng thái thái kích thích của
chất hoạt hóa, và phát xạ bằng cách chuyển về trạng thái cơ bản của
chất hoạt hóa.
- Khả năng thứ 2: đầu tiên electron bị giữ lại trong các bẫy nằm trong các
mức năng lượng không cho phép các chuyển hóa liên quan đến phát xạ.
Sau đó, electron được kích thích nhiệt chuyển lên vùng dẫn, và cuối
cùng phát xạ bằng cách chuyển về mức năng lượng của chất hoạt hóa.
1.2.5. Thành phần chất phát quang:
Các chất phát quang gồm hai thành phần chủ yếu như sau:
- Chất tinh thể đóng vai trò chất nền là các hợp chất ôxit, sunfua, silicat
của các kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm, chẳng hạn: Zn 2SiO4, ZnS,
CaWO4, Y2SiO5, ...
- Chất kích hoạt chiếm một lượng nhỏ so với chất tinh thể, các chất này
cũng thường là kim loại chuyển tiếp hoặc nguyên tố đất hiếm như:
Mn2+, Eu3+, Ag+, …
Trong các chất phát quang vô cơ, chất kích hoạt có vai trò tạo ra các
khuyết tật trong cấu trúc tinh thể chất nền. Do vậy, đặc tính phát quang của
chất phát quang nói chung phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu nền và tạp chất.
Một số dạng khuyết tật thông thường trong cấu trúc tinh thể được chỉ ra ở
hình 1.8 như sau :
11
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Hình 1.6: Một số dạng khuyết tật trong tinh thể
1.2.6. Ứng dụng của chất phát quang:
Chất phát quang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
- Chế tạo các loại màn hình điện tử.
- Chế tạo các loại đèn ống, đèn catot
- Dùng trong công nghiệp sản xuất đồ chơi, các vật dụng trang trí, biển quảng
cáo…
- Thiết bị diệt khuẩn bằng tia bức xạ sử dụng trong lĩnh vực y tế, sinh học …
- Dùng trong lĩnh vực bảo mật như: mã số, mã vạch, thẻ từ, thẻ tín dụng, các
loại giấy tờ quan trọng và chống tiền giả….
1.3. Giới thiệu chất phát quang hoạt hóa bởi nguyên tố đất hiếm
1.3.1. Đặc trưng quang phổ của các tâm phát quang loại ion đất hiếm.
Các nguyên tố đất hiếm RE (Rare Earth) là các nguyên tố thuộc họ
Lanthan, được đặc trưng bởi lớp điện tử chưa được lấp đầy 4f. Quỹ đạo 4f của
các ion RE được che chắn bởi các quỹ đạo đã được lấp đầy nằm bên ngoài là
5s2 và 5p6. Do vậy, ảnh hưởng của trường tinh thể mạng chủ lên các dịch
chuyển quang trong cấu hình 4f n là nhỏ (nhưng rất cần thiết).
12
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
• Trong các oxit kim loại đất hiếm RE2O3, thì các dịch chuyển hấp thụ
bị cấm rất mạnh theo quy tắc chọn lọc chẵn-lẻ. Do đó, các oxit kim loại đất
hiếm thường không màu.
• Khi ở trong trường tinh thể, do ảnh hưởng yếu của trường tinh thể mà
đặc biệt là các thành phần lẻ của trường tinh thể, các thành phần này xuất hiện
khi các ion RE chiếm các vị trí không có tính đối xứng đảo. Các thành phần lẻ
này trộn một phần nhỏ các hàm sóng có tính chẵn - lẻ ngược lại (như 5d) với
hàm sóng 4f. Bằng cách này thì quy tắc chọn lọc chẵn lẻ được nới rộng trong
nội cấu hình 4f, dẫn đến có thể thực hiện một vài dịch chuyển quang.
Các nguyên tố họ đất hiếm: Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gb, Tb, Dy, Ho,
Er, Tm, Yb có số nguyên tử từ 58 đến 70 giữ vai trò hết sức quan trọng trong
sự phát quang của phốt pho tinh thể. Cấu hình điện tử của các ion hoá trị 3,
với sự chưa lấp đầy của các điện tử lớp 4f: 1s 22s22p63s23p63d104s24p64d10 (
4f n) 5s25p6 với n = 1 ÷ 13, có thể được biểu diễn ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cấu hình điện tử và trạng thái cơ bản của các ion RE hoá trị 3+
Số
Ion đất
nguyên tử
hiếm
Cấu hình điện tử
Trạng thái cơ bản
theo quy tắc
Hund
57
La3+
1s22s22p6….. (4f 0)
5s25p6
58
Ce3+
1s22s22p6….. (4f1)
5s25p6
59
Pr3+
1s22s22p6….. (4f2)
5s25p6
3
60
Nd3+
1s22s22p6….. (4f3)
5s25p6
4
61
Pm3+
1s22s22p6….. (4f4)
5s25p6
13
O
2
F5/2
H4
I9/2
5
I4
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
62
Sm3+
1s22s22p6….. (4f5)
5s25p6
63
Eu3+
1s22s22p6….. (4f6)
5s25p6
64
Gd3+
1s22s22p6….. (4f7)
5s25p6
65
Tb3+
1s22s22p6….. (4f8)
5s25p6
66
Dy3+
1s22s22p6….. (4f9)
5s25p6
67
Ho3+
1s22s22p6… (4f10)
5s25p6
68
Er3+
1s22s22p6… (4f11)
5s25p6
69
Tm3+
1s22s22p6… (4f12)
5s25p6
3
70
Yb3+
1s22s22p6… (4f13)
5s25p6
2
6
H5/2
7
8
S7/2
7
6
F0
F6
H15/2
5
4
I8
I15/2
H6
F7/2
Theo thuyết cấu tạo hoá học thì cấu trúc các lớp điện tử trong nguyên
tử của các nguyên tố đất hiếm hình thành như sau: sau khi bão hoà lớp điện
tử s của lớp thứ sáu 6s2 bằng hai điện tử thì lớp điện tử 4f được lấp đầy dần
dần bằng 14 điện tử, tức là cấu hình điện tử có lớp chưa lấp đầy là 4f.
Nói chung, tất cả các nguyên tố đất hiếm có tính chất hoá học giống
nhau. Do sự khác nhau về cấu trúc lớp vỏ điện tử của các nguyên tử nên
chúng khác nhau về tính chất vật lý, đặc biệt là sự hấp thụ và bức xạ năng
lượng (photon ánh sáng).
Như vậy, việc pha tạp các nguyên tố RE có thể nâng cao hiệu suất phát
quang của phốt pho tinh thể, đem lại nhiều khả năng ứng dụng cho nhiều
mục đích khác nhau nên việc phát triển nghiên cứu, chế tạo vật liệu phát
quang này đã trở nên thông dụng trong thực tế.
14
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.2. Ứng dụng của chất phát quang dùng nguyên tố đất hiếm.
1.3.2.1. Vật liệu huỳnh quang dùng cho đèn ống
Khoảng những năm 50, người ta bắt đầu dùng halo photphat caxi để chết
tạo đèn ống. Từ năm 1979, đèn ba màu xuất hiện trên thị trường. Vật liệu
huỳnh quan dùng chế tạo đèn ba màu là hỗn hợp chất chứa đất hiếm sau
BaMg2Al16O27 (Eu3+) xanh da trời
Ce0,68MgAl11O19 ( 0,32 Tb3+) màu xanh lá cây
Y2O3 (Eu3+)
màu đỏ
Hỗn hợp của ba loại bột huỳnh quang nói trên phát ra ánh sáng trắng. So
với đèn ống dùng halophotphat canxi thì đèn ba màu phát ra ánh sang trắng
gần ánh sang tự nhiên hơn và cho phép tiết kiệm năng lượng điện (100lm/w)
so với đèn ống dùng halophotphat canxi (70lm/w). (lm là đơn vị đo lượng
quang thông sản sinh)
Tuy nhiên, hai loại bột huỳnh quang phát màu xanh da trời và màu xanh lá
câu trên nền aluminat chỉ có thể điều chế ở nhiệt độ cao (1300oC -1500oC). Vì
vậy, người ta bắt đầu chuyển sang bột huỳnh quang nề borat điều chết ở nhiệt
dộ thấp hơ (1000oC) và có công thức chung LnMgB5O10
(Ce3+, Gd3+) (Mg2+, Mn2+)B5O10 màu đỏ
(Ce3+, Gd3+, Tb3+ ) (Mg2+, Mn2+)B5O10 màu xanh lá cây
(Sr2+, Eu3+) Al14O25
màu xanh da trời
Khoảng 1981, trên thị trường bắt đầu xuất hiện đèn ống compact kích
thước nhỏ ( đường kính 10mm). Nhiệt độ trong đèn lên tới 150 oC. Hỗn hợp ba
loại bột huỳnh quang chứa đất hiếm sau đây dược dùng để chế tạo đèn
compact:
3Sr3(PO4) – CaCl2 (Eu3+) màu xanh da trời
La PO4 (Ce3+, Tb3+ )
màu xanh lá cây
Y2O3 (Eu3+)
màu đỏ
15
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
So với đèn điện tròn sử dụng dây tóc Vonfram, đèn ống compact có hiệu
suất sử dụng năng lượng điện cao hơn 6 lần, thời gian sử dụng dài hơn 20 lần.
Tóm lại, hầu hết các loại bột huỳnh quang dùng cho đèn ống ba màu, đèn
ống compact đều chứa đất hiếm. Nguyên tố Y được sử dụng nhiều nhất để điều
chế bột huỳnh quang phát ánh sáng đỏ, chiếm 60% hỗn hợp bột huỳnh quang
của đèn ống ba màu. Giá thành cao của Y là một trong những nguyên nhân hn
chế khả năng phổ biến rộng rãi loại đèn này. Chi phí Eu và Tb không lớn vì chỉ
dùng một lượng nhỏ làm chất kích hoạt trong bột huỳnh quang.
1.3.2.2. Tấm tăng quang chứa đất hiếm
Trong các máy chụp Rơn- Ghen có một chi tiết quan trọng là tấm tăng
quang đặt trước phim chụp. Nó biến tia Rơn – ghen thành ánh sáng ở vùng
nhìn thấy để có thể tác dụng đến phim ảnh. So với tấm tăng quang chế tạo từ
vật liệu truyền thống là CaWO4, tấm tăng quang chứa đất hiếm có độ nhạy
cao hơn đối với tia rơn – ghen vì vậy cho phép giảm liều lượng chiếu xạ bệnh
nhân. Các loại bột huỳnh quang chứa đất hiếm dùng để chế tạo tấm tăng
quang có công thức sau:
BaFCl (Eu3+) , LaOBr (Tm3+) , LaOBr (Tb3+) , Gd2O2S (Tb3+)
Thành phần chính của hai loại bột huỳnh quang là La, nguyên tố có giá thành
hạ trong số các nguyên tố đất hiếm. Các nguyên tố Eu, Tm, Tb có giá thành
cao đóng vai trò chất kích hoạt và chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (1%-2%) trong
thành phần bột huỳnh quang.
So với công nghệ điều chế bột huỳnh quang dùng cho đèn ống, công
nghệ điều chế bột huỳnh quang chứa đất hiếm dùng cho tấm tăng quang tương
đối đơn giản, không đòi hỏi nhiệt độ cao. Trọng lượng bột huỳnh quang chứa
đất hiếm để chế tạo một tấm tăng quang 18 x 24 cm khoảng 10g.
Từ năm 1988, Viện vật lý đã tiến hành chế tạo thử tấm tăng quang chứa
LaOBr (Tb3+). Kết quả thử nghiệm tại một số cơ sở y tế có thấy tấm tăng
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét